Thời gian đào tạo và chương trình đào tạo

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN VÀ TÌNH HÌNH ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT-ĐỨC VĨNH PHÚC (Trang 45 - 51)

II/ Thực trạng đội ngũ giáo viên dạy nghề trường cao đẳng nghề Việt-

2. Quá trình xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo và phát

2.3. Thời gian đào tạo và chương trình đào tạo

* Đào tạo ngắn hạn:

- Đào tạo bồi dưỡng nâng chuẩn:

Giáo viên dạy nghề của trường cao đẳng nghề Việt- Đức có nhiều người không được đào tạo chính quy về sư phạm kỹ thuật. Vì thế không có con đường nào khác là phải bồi dưỡng cho họ về nghiệp vụ sư phạm để họ có đủ điều kiện hoàn thành nhiệm vụ.

Thấy được hạn chế đó của giáo viên dạy nghề, nhà trường đã có chủ trương đào tạo nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên dạy nghề đạt chuẩn theo quy định tiêu chuẩn chức danh của giáo viên dạy nghề. Bên cạnh đó, cũng có nhiều giáo viên kiến nghị với nhà trường về việc mở các lớp đào tạo bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm để chuẩn hóa và nâng cao năng lực cho họ. Trước nhu cầu thực tế đòi hỏi của giáo viên, nhà trường đã tổ chức lớp đào

tạo bồi dưỡng sư phạm đến nay đã có 8.3% giáo viên được bồi dưỡng sư phạm bậc I và 30% giáo viên được bồi dưỡng sư phạm bậc II.

- Đào tạo về kỹ năng máy tính:

Là một trường kỹ thuật, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy có ý nghĩa hết sức quan trọng. Trong những năm vừa qua nhà trường đã trang bị đầy đủ máy tính cho các học viên, giáo viên, cán bộ công nhiên viên các phòng khoa. Do đó, các giáo viên phải học để sử dụng được máy tính và làm chủ được công nghệ thông tin giúp giáo viên giảm nhẹ nhiều sức lao động mà hiệu quả giờ giảng được nâng cao.

Nhà trường tạo điều kiện mở lớp đào tạo kỹ năng máy tính tại trường. Tất cả các giáo viên giảng dạy tại trường phải tham gia khóa học về kỹ năng máy tính như chương trình word, excel, kế toán máy… Sau khi kết thúc chương trình học sẽ tổ chức thi để lấy chứng chỉ A, B, C.

- Đào tạo về trình độ ngoại ngữ:

Nhà trường tạo điều kiện mở các lớp đào tạo ngoại ngữ tại trường cho các giáo viên và cán bộ công nhân viên trong trường. Yêu cầu bắt buộc các giáo viên phải tham gia để nâng cao trình độ về ngoại ngữ đáp ứng tiêu chuẩn đầu vào, để có thể tự mình nghiên cứu lấy các tài liệu nước ngoài phục vụ cho công tác giảng dạy. Nhưng trình độ ngoại ngữ của các giáo viên vẫn còn hạn chế do không có cơ hội tiếp xúc giao tiếp, không sử dụng thường xuyên nên vốn kiến thức cũng mai một dần. Hơn nữa cũng chỉ là đáp ứng đầu vào chuẩn mà chất lượng không cao.

- Đào tạo chương trình lý luận chính trị:

Nhà trường thường xuyên cử các giáo viên đi học các lớp chính trị ngắn hạn để nâng cao hiểu biết lý luận chính trị, nâng cao nhận thức về vai trò trách nhiệm của mình đối với Đảng và Nhà nước.

Nhà trường có cử một số giáo viên đi học ở nước ngoài để cập nhật kiến thức về máy móc trang thiết bị hiện đại của nước ngoài. Hàng năm tạo điều kiện cho các giáo viên sang các trường dạy nghề bên nước ngoài để tham quan học hỏi để nâng cao tầm hiểu biết cho các giáo viên như các nước Thái Lan, Singapore, Đức, Malayxia…

- Chương trình hội giảng:

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác hội giảng, hàng năm nhà trường đều tổ chức hội giảng. Năm học 2008-2009, Hội giảng của trường cao đẳng nghề Việt- Đức Vĩnh Phúc tổ chức làm 2 cấp: cấp khoa và cấp trường.

+ Hội giảng cấp khoa:

Hôi giảng cấp khoa được tiến hành từ đầu tháng 02/2009 với 100% giáo viên tham gia. Các khoa đã nhận thức được đây là hoạt động chuyên môn bổ ích, do đó đã nghiêm túc tổ chức hội giảng cấp khoa của mình. Hội giảng cấp khoa được tổ chức theo đúng như trình tự hội giảng cấp trường, tổ chức ban giám khảo chấm điểm bình giảng. Qua đây các giáo viên được trao đổi nghiệp vụ chuyên môn, phương pháp giảng dạy góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.

Kết quả: 85% giáo viên đạt điểm khá và giỏi; 15% đạt yêu cầu. Đồng thời đã cử được 11 giáo viên xuất sắc nhất dự hội giảng cấp trường.

+ Hội giảng cấp trường:

Tổng số có 11 giáo viên đại diện các khoa tham dự, đồng thời cũng thu hút 100% giáo viên trong trường tham gia bình giảng tạo không khí sinh hoạt chuyên môn sôi nổi và bổ ích trong nhà trường. Qua hội giảng cấp trường nhà trường đã tuyển chọn ra được 07 giáo viên có thành tích cao với 05 giải nhì, 02 giải ba, đại diện cho một số chuyên ngành chính của nhà trường tham gia hội giảng giáo viên dạy nghề cấp tỉnh năm 2009.

Ưu điểm:

• Huy động được 100% giáo viên tham gia, tạo không khí sinh hoạt chuyên môn sôi nổi và bổ ích.

• Các giáo viên đã sử dụng thành thạo và hiệu quả các trang thiết bị hỗ trợ giảng dạy như: Powerpoint, máy chiếu…

• Trình độ chuyên môn, kỹ năng sư phạm của các giáo viên đã được nâng lên rất nhiều, nhất là các giáo viên trẻ.

• Đa phần các giáo viên tham gia giảng thực hành, điều đó cho thấy trình độ thực hành, làm chủ các trang thiết bị máy móc đã được nâng cao.

Nhược điểm:

• Một số giáo viên chọn bài giảng chưa được hay, chưa phù hợp.

• Giáo viên cần nắm chắc hơn về văn bản pháp quy về dạy nghề.

* Đào tạo dài hạn:

- Nhà trường hết sức quan tâm đến việc nâng cao trình độ của giáo viên. Nên hàng năm nhà trường tạo điều kiện gửi tới 60% giáo viên của trường đào tạo tại các trường cao đẳng, đại học sư phạm để đạt được trình độ chuẩn theo quy định.

Nội dung bồi dưỡng được phân hóa theo từng đối tượng với các nội dung và thời lượng khác nhau:

+ 12 tháng đối với hệ đã học cao đẳng và đại học kỹ thuật chuyên ngành, học tại trường đại học sư phạm kỹ thuật Hưng Yên.

+ 24 tháng đối với hệ đã học cao đẳng sư phạm kỹ thuật, học tại trường đại học sư phạm kỹ thuật Hưng Yên.

Hình thức tổ chức học tập trung liên tục và không liên tục, có thể chia làm 2 giai đoạn: hoàn thiện đại học, cao đẳng chuyên ngành sư phạm kỹ thuật và hoàn thiện phần chuyên ngành về sư phạm kỹ thuật và công nghệ mới. Cuối mỗi phần có thi cấp chứng chỉ, cuối khóa thi cấp bằng tốt nghiệp. Đối

với những giáo viên đi học trên đại học thì được nhà trường khuyến khích học phí, 100% lương và hỗ trợ thêm 50% lương. Đối với giáo viên đi học đại học thì được nhà trường khuyến khích 100% lương.

2.4 Lựa chọn phương pháp đào tạo.

* Đào tạo trong công việc:

Phương pháp đào tạo này luôn được áp dụng một cách thường xuyên trong nhà trường.

- Đào tạo theo kiểu chỉ dẫn công việc:

Do đặc điểm là một trường dạy nghề nhằm đào tạo nên đội ngũ công nhân kỹ thuật nên kiểu đào tạo này được áp dụng thường xuyên trong quá trình đào tạo.

Đào tạo bằng cách những giáo viên và nghệ nhân có tay nghề cao sẽ hướng dẫn cho người học từng bước tỉ mỉ về công việc của họ, giúp người học làm quen dần và dần đi tới thành thạo

- Đào tạo theo kiểu học nghề:

Nhiều giáo viên được gửi đi thực tế tại các doanh nghiệp sản xuất lớn trong nước và các doanh nghiệp liên doanh nước ngoài nhằm tăng cường hiểu biết về công nghệ, trang thiết bị máy móc thực tế, kỹ năng vận hành, sử dụng các loại phương tiện và nắm được các yêu cầu mà nhà trường cần phải đào tạo cho học sinh để đáp ứng yêu cầu chất lượng dạy nghề của nhà trường.

Trường tổ chức cho nhiều giáo viên đi tham quan khảo sát, trao đổi, học tập kinh nghiệm ở các cơ sở dạy nghề chất lượng cao ở nước ngoài như Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc, Đức…

- Kèm cặp và chỉ bảo:

Trong đào tạo bồi dưỡng kỹ năng nghề và trao đổi kinh nghiệm tại nhà trường về tay nghề kỹ thuật, vận dụng các phương pháp dạy học tiên tiến, giáo viên giỏi kèm cặp giáo viên yếu, giáo viên mới…

* Đào tạo ngoài công việc:

- Tổ chức các lớp cạnh nhà trường:

Nhà trường tổ chức đào tạo bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy thông qua việc liên kết đào tạo với các trường đại học như sư phạm kỹ thuật Hưng Yên, trường Trung cấp kỹ thuật Vĩnh Phúc; Trung tâm GDTX Vĩnh Tường; Trung tâm dạy nghề Phúc Yên; Trung tâm dạy nghề Lập Thạch; Trung tâm dạy nghề Vĩnh Tường; Trường THPT bán công Triệu Thái; Xã An Tường- Vĩnh Tường...

- Cử đi học ở các trường chính quy:

Một số giáo viên của trường còn chưa đạt chuẩn tức là mới tốt nghiệp các trường trung học chuyên nghiệp và trường dạy nghề chiếm 6.8%. Nhà trường đã tạo điều kiện gửi đào tạo tại các trường cao đẳng, đại học sư phạm kỹ thuật để đạt trình độ chuẩn theo quy định.

- Các bài giảng, hội nghị, hội thảo:

Chương trình đào tạo giảng dạy được xây dựng và đang dần hoàn thiện theo chương trình khung của Bộ lao động TB&XH ban hành nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và tiếp cận với chuẩn đào tạo của cả nước.

Để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên nhà trường thường xuyên dự giờ bình giảng, hội giảng.

Bồi dưỡng kiến thức về công nghệ mới qua sinh hoạt chuyên môn ở tổ nhóm, ở khoa qua các kỳ thi dạy giỏi cấp khoa, cấp trường. Thông qua các đợt thi thực tế tìm hiểu, học tập, khai thác các trang thiết bị kỹ thuật mới tại các cơ sở nghề trong và ngoài nước. Chẳng hạn khi tổ chức thi tay nghề cấp thành phố, cấp toàn quốc, thi tay nghề ASEAN, nhà trường cử giáo viên tham gia để học tập, khai thác máy móc, thiết bị công nghệ mới, kịp thời bổ sung vào chương trình giảng dạy những kiến thức cập nhật mới, phù hợp với thực tế của trường.

2.5. Lựa chọn giáo viên.

* Lựa chọn giáo viên cho chương trình đào tạo:

Để lựa chọn giáo viên cho chương trình đào tạo cũng tuân theo đúng quy trình là trước tiên sẽ tìm hiểu và phân tích về nội dung khóa học. Nhà trường mời các giáo viên ở các trường đại học Hưng Yên, đại học sư phạm Thái Nguyên để về tại trường dạy cho các giáo viên chuyển đổi từ cao đẳng lên đại học. Lựa chọn giáo viên dựa theo một số tiêu chí như chuyên môn giảng day, kinh nghiệm, kinh phí… Tóm lại, nhà trường đã làm tốt khâu chuẩn bị giáo viên cho công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN VÀ TÌNH HÌNH ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT-ĐỨC VĨNH PHÚC (Trang 45 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w