Liên kết liên tưởng trong thơ Nguyễn Khuyến 1.Thơ chữ Nôm

Một phần của tài liệu 297494 (Trang 55 - 59)

TRUNG ĐẠI TIÊU BIỂU

2.3. Liên kết liên tưởng trong thơ Nguyễn Khuyến 1.Thơ chữ Nôm

2.3.1. Thơ chữ Nôm

Nhắc đến thơ Nôm của Nguyễn Khuyến, chắc hẳn ta không thể không nhắc đến chùm thơ thu của ông. Chúng tôi sẽ lần lượt phân tích các liên kết liên tưởng trong ba bài thơ này và một số bài thơ Nôm khác.

Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao, Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.

Nước biếc trông như tầng khói phủ, Song thưa để mặc bóng trăng vào.

Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái, Một tiếng trên không ngỗng nước nào? Nhân hứng cũng vừa toan cất bút, Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.

(Thu vịnh)

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo, Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo. Sóng biếc theo làn hơi gợn tí, Lá vàng trước gió khẽđưa vèo. Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt, Ngõ trúc quanh co khách vắng teo. Tựa gối ôm cần lâu chẳng được, Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

(Thu điếu)

Năm gian nhà cỏ thấp le te, Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe.

Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt, Làn ao lóng lánh bóng trăng loe. Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt,

Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe. Rượu tiếng rằng hay, hay chả mấy. Độ năm ba chén đã say nhè.

Trong bài thơ Thu vịnh, ta thấy có phương thức liên kết liên tưởng đồng loại. Các đối tượng

được xem là có sự liên tưởng đồng loại ởđây là trời thu, cần trúc, nước biếc, song thưa, hoa, tiếng ngỗng. Những đối tượng trên là những đối tượng có quan hệ ngang hàng nhau, chúng đều là những cái riêng của cùng một cái chung, đó là mùa thu. Chính nhờ mối quan hệđồng loại đó mà chúng tạo nên sự liên kết chặt chẽ giữa các phát ngôn. Tương tự như vậy, trong hai bài thơ còn lại là Thu điếu

và Thu ẩm, ta cũng nhận thấy có phép liên tưởng đồng loại. Các chùm liên tưởng đồng loại lần lượt trong hai bài thơ đó là ao thu, tầng mây, ngõ trúc và gian nhà, ngõ tối, lưng giậu, làn ao. Đó đều là những cái riêng của cùng một cái chung là mùa thu.

Ngoài ra, ở bài thơ Thu điếu, chúng tôi còn nhận thấy có phép liên tưởng định vị. Đó là định vị trong không gian ao thu. Các đối tượng được định vị trong không gian đó là chiếc thuyền câu, sóng biếc, (người) tựa gối, cá, bèo. Trong bài Thu ẩm thì lại có liên tưởng đặc trưng của đêm thu.

Đối tượng đặc trưng cho đêm thu ởđây không thể nào khác hơn ánh trăng được. Tiếp theo là các liên kết liên tưởng trong bài thơ Về hay ở.

Văng vẳng tai nghe tiếng chích chòe Lặng đi kẻo động khách lòng quê. Nước non có tớ càng vui vẻ, Hoa nguyệt nào ai đã đắm mê? Quyên đã gọi hè quang quác quác, Gà rừng gáy sáng tẻ tè te.

Lại còn giục giã về hay ở?

Đôi gót phong trần vẫn khỏe khoe.

Ở đây, ta thấy rõ nhất là phép liên tưởng đồng loại. Các đối tượng có mối quan hệ ngang hàng nhau là chích chòe, quyên, gà rừng. Kiểu liên tưởng thứ hai là liên tưởng bao hàm. Hai đối tượng có quan hệ bao hàm là khách lòng quê và tai, đôi gót phong trần.

Ở bài thơ Than mùa hè dưới đây, kiểu liên tưởng dễ dàng xác định là liên tưởng định vị, định vị trong thời gian tháng tưđầu mùa hạ.

Tháng tưđầu mùa hạ, Tiết trời thực oi ả,

Tiếng dế kêu thiết tha, Đàn mũi bay tơi tả. Nỗi ấy ngõ cùng ai, Cảnh này buồn cả dạ. Biếng nhắp năm canh chầy, Gà đã sớm giục giã.

Đồng thời, ta cũng có thể thấy liên tưởng đặc trưng. Đặc trưng của tháng tư đầu màu hạ là tiết trời oi ả. Kiểu liên tưởng thứ ba là liên tưởng đồng loại. Các đối tượng có quan hệ ngang hàng nhau là dế, muỗi, gà. Các đối tượng này vừa có quan hệ ngang hàng với nhau, vừa lại cùng có quan hệ cùng định vị trong thời gian tháng tưđầu mùa hạ.

Trong bài thơ Vịnh sư, ta lại thấy hiện tượng liên tưởng phức. Nó bao gồm liên tưởng định vị, liên tưởng đặc trưng và liên tưởng bao hàm.

Đầu trọc lốc bình vôi, Nhảy tót lên chùa ngồi. I a kinh một bộ, Lóc cóc mõ ba hồi. Cơm chẳng cần cá thịt, Ăn rặt oản chuối xôi. Không biết câu tình dục, Đành chịu tiếng bồ côi.

Không gian được định vịởđây là trong chùa. Những đối tượng kinh, mõ, oản, chuối, xôi vừa có quan hệ ngang hàng nhau, vừa là đặc trưng, lại vừa được định vị trong không gian nhà chùa. Bên cạnh đó, còn có liên tưởng đặc trưng gồm những dấu hiệu đầu trọc lốc bình vôi, cơm chẳng cần cá thịt, không biết câu tình dục. Đây là những dấu hiệu đặc trưng cho các vị sư trong chùa. Mặc dù tác giả không sử dụng từ ngữ cụ thể nào để gọi đích danh nhân vật nào trong tác phẩm, nhưng thông qua các dấu hiệu đó, ta có thể xác định được nhân vật mà Nguyễn Khuyến đang châm biếm, đả kích

ởđây chính là vị sư trong chùa.

Bên cạnh những bài thơ cười cợt người khác, Nguyễn Khuyến cũng đã sáng tác một số bài cười cợt mình, cười cợt tuổi già của mình. Trong số những bài thơđó có bài Lên lão.

Ông chẳng hay ông tuổi đã già, Năm lăm ông cũng lão đây mà. Anh em làng xóm xin mời cả, Xôi bánh, trâu heo cũng gọi là. Chú Đáo bên làng lên với tớ, Ông Từ xóm chợ lại cùng ta. Bây giờđến bậc ăn dưng nhỉ, Có rượu thời ông chống gậy ra.

Trong bài thơ này, ta lại cũng bắt gặp phép liên tưởng đồng loại. Những đối tượng có quan hệ ngang hàng nhau lần lượt là anh em làng xóm, chú Đáo, ông Từ và xôi bánh, trâu heo, rượu.

Kiểu liên tưởng thứ hai là liên tưởng đặc trưng. Kiểu liên tưởng này được thể hiện ở dòng đầu, dòng hai và dòng cuối. Ở dòng đầu và dòng hai, có hai cụm từ gần nghĩa nhau là tuổi đã già và lão đây mà, hai cụm từđó để chỉ chính tác giả, tác giả tự nhận mình là đã già. Và dấu hiệu đặc trưng cho cái

đã già đó chính là chống gậy ra.

Hay như bài Tự trào cũng có liên tưởng đặc trưng và liên tưởng bao hàm.

Cũng chẳng giàu mà cũng chẳng sang, Chẳng gầy, chẳng béo chỉ làng nhàng,

Cờđương dở cuộc không còn nước, Bạc chửa thâu canh đã chạy làng. Mở miệng nói ra gàn bát sách, Mềm môi chén mãi tít cung thang. Nghĩ mình lại gớm cho mình nhỉ, Thế cũng bia xanh, cũng bảng vàng.

Nhà thơđang tự trào chính mình. Ông đã đưa ra những dấu hiệu đặc trưng để người đọc nhận diện mình. Đó là những dấu hiệu chẳng giàu, chẳng sang, chẳng gầy, chẳng béo, cũng bia xanh, cũng bảng vàng. Tuy nhiên, ta cũng có thể thấy được dấu hiệu đặc trưng của xã hội Việt Nam ta thời buổi nhiễu nhương giao thời đó. Xã hội mà tác giả đã xem như cờ đang dở cuộc không còn nước, bạc chửa thâu canh đã chạy làng. Ở đây, chúng tôi tạm thời xem mình (tác giả) trong mối quan hệ bao hàm với môi, miệng cho nên chúng tôi cũng xem như là trong bài thơ này có cả liên tưởng bao hàm.

Một khúc đêm khuya tiếng đã chầy, Nửa chen mặt nước, nửa tầng mây. Nghĩ mình vườn cũ vừa lui bước, Ngán kẻ phương trời chẳng đứt dây.

Bẻ liễu thành Đài thôi cũng xếp, Trồng lan ngõ tối ngát nào hay?

Từ xưa mặt ngọc ai là chẳng, Chén rượu bên đèn luống tỉnh say.

Trên đây là bài thơ Nghe hát đêm khuya. Ta có thể thấy kiểu liên tưởng ởđây là liên tưởng

đồng loại. Các đối tượng lần lượt có quan hệ ngang hàng nhau là một khúc, chén rượu; mình vườn cũ, kẻ phương trời; liễu thành Đài, lan ngõ tối. Với hai cặp liên tưởng mình vườn cũ, kẻ phương trời; liễu thành Đài, lan ngõ tối, ta có thể dễ dàng thấy quan hệ ngang hàng giữa chúng, còn cặp một khúc, chén rượu thì không dễ dàng nhận thấy như thế. Sở dĩ chúng tôi cho rằng chúng có quan hệ

ngang hàng nhau vì chúng đều cùng nhằm thỏa mãn thú vui tao nhã của thi nhân Nguyễn Khuyến trong bối cảnh này.

Trong bài thơ Trở về vườn cũ

Vườn Bùi chốn cũ,

Bốn mươi năm lụ khụ lại vềđây. Trông ngoài sân đua nở mấy chồi cây, Thú khâu hác lâm tuyền âu cũng thế. Bành Trạch cầm xoang ngâm trước ghế,

Ôn Công rượu nhạt chuốc chiều xuân. Ngọn gió đông ngoảnh lại lệđầm khăn Tính thương hải tang điền qua mấy lớp? Ngươi chớ giận Lỗ Hầu chẳng gặp. Như lơ phơ tóc trắng lại làm chi Muốn về sao chẳng vềđi?

Ta cũng có thể xác định được một số kiểu liên kết liên tưởng như sau. Trước tiên là liên tưởng định vị, định vịởđây là định vị trong không gian vườn Bùi chốn cũ và định vị trong thời gian là chiều xuân. Vườn Bùi ở thôn Vị Hạ, xã Yên Đổ, nay là xã Trung Lương, huyện Bình Lục (Nam Hà) quê hương của Nguyễn Khuyến. Những đối tượng được định vị trong không gian vườn Bùi chốn cũ là mấy chồi cây, trước ghế, ngọn gió đông, (người) tóc trắng. Ngoài ra giữa ngọn gió đông

và chiều xuân còn có quan hệ đặc trưng, dấu hiệu điển hình đặc trưng cho mùa xuân là ngọn gió đông, vì vậy nó có kiểu liên tưởng đặc trưng.

Một phần của tài liệu 297494 (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)