Tập thơ Điêu tàn

Một phần của tài liệu 297494 (Trang 81 - 88)

HIỆN ĐẠI TIÊU BIỂU

3.2.1. Tập thơ Điêu tàn

Điêu tàn là tập thơ đầu tay của Chế Lan Viên, được ra đời ngay khi nhà thơ chỉ mới mười bảy tuổi. Có thể nói, với Điêu tàn, Chế Lan Viên đã phát hiện và khám phá ra những hình ảnh thơ, những tứ thơ rất độc đáo, rất lạ và cũng có phần ma quái. Chúng ta hãy cùng đến với bài thơ Tiếng trống trong tập thơ này.

Trống cầm canh đâu đây gieo nặng trĩu Trong tha ma dày đặc khí u buồn Và vô tình, lay động những linh hồn.

Bỗng, vội vàng trong bao mồ lạnh lẽo Liên miên giăng dưới ánh mờ trăng yếu Những bóng người vùn vụt đuổi bay ra!

Những cô hồn! Không khí lặng như tờ, Sao thôi rụng. Lá vàng trăng biếng giãi Dòng Linh Giang nước mờ không dám chảy

Các cô hồn lặng ngắm cõi Hư Vô Rồi đua nhau trở lại trong trăm mồ Để kinh khủng Trần Gian niềm sợ hãi.

Không gian mở ra trong bài thơ này là một không gian khá lạ đối với bạn đọc, đó là bãi tha

ma trong một đêm trăng kì ảo. Phương thức liên kết liên tưởng đầu tiên là liên kết liên tưởng định vị. Định vị cả trong không gian và thời gian. Những sự vật, hiện tượng được định vị trong không gian thời gian ấy là khí u buồn, những linh hồn, mồ lạnh lẽo, ánh trăng mờ yếu, những bóng người, những cô hồn, sao, lá vàng. Trong số những sự vật, hiện tượng đó, có những sự vật, hiện tượng có thật mà mọi người đều có thể nhìn thấy hoặc nhận biết; nhưng cũng có những sự vật, hiện tượng

được miêu tả bằng trí tưởng tượng quá độc đáo của nhà thơ. Đa số những chi tiết trong tác phẩm

đều gợi lên cho người đọc một cảm giác ghê sợ nhất định. Cái tài của Chế Lan Viên là ởđấy, ông đã truyền tải được cảm giác của mình và đã nhận được sự đồng cảm từ phía người đọc. Phải chăng những hình ảnh mà tác giả “nhìn thấy” trong bãi tha ma vào đêm trăng ấy chính là hiện thân của xã hội ngột ngạt lúc bấy giờ? Xã hội ấy, cuộc sống ấy đã khiến cho chàng thanh niên mới mười bảy tuổi đã phải nhìn đời một cách sợ hãi, hoài nghi và bi quan. Có lẽ thế, nên bài thơ mới kết thúc bằng câu thơĐể kinh khủng Trần Gian niềm sợ hãi.

Theo chúng tôi, cảm giác sợ hãi đó là do nhà thơđã nhìn và cảm nhận thấy những hình ảnh, những hiện tượng quái dị vừa kể trên. Vậy nên, chúng tôi cho rằng ngoài phương thức liên kết liên tưởng định vị, bài thơ này còn có cả phương thức liên kết liên tưởng nhân quả. Các câu thơ đầu trong bài là nguyên nhân của kết quảở câu thơ cuối cùng này.

Nếu như trong thơ của Nguyễn Trãi hay của Nguyễn Khuyến, việc đọc sách là một trong những thú vui tao nhã, thì với Chế Lan Viên, đọc sách có khi lại là một nỗi ám ảnh. Ta hãy cùng cảm nhận bài thơĐọc sách của ông.

Ta nằm đọc sách trong vườn chuối Chim khách trên nhành hót líu lo, Gió bay nhộn nhịp không ra lối Hoa tàn luống cuống chẳng nên thơ.

Hồn tôi muốn hiểu chẳng cùng cho! Có cánh chim gì bay chới với Chết rồi! Nó lạc giữa Hư Vô!

Kìa kìa nắng nở hoa muôn sắc Trên những tàu tiêu rợn ý trinh Kìa kìa nắng bọc muôn hình xác Những nét thơ tràn cổ sách xinh.

Bài thơ này cũng vận dụng phương thức liên kết liên tưởng định vị. Không gian được định vị

trong vườn chuối và trời xanh. Không gian trong vườn chuối được mở ra ở khổ thơ thứ nhất. Không gian trời xanh được mở ra ở những khổ thơ còn lại. Những sự vật, hiện tượng, nhân vật được

định vị trong không gian vườn chuối là tác giả nằm đọc sách, chim hót líu lo trên nhành, gió bay nhộn nhịp, hoa tàn luống cuống. Hai hình ảnh xuất hiện trước đã vẽ nên một bức tranh khá xinh

đẹp, tươi vui và đầy sức sống. Nhưng đến hai câu tiếp theo, hình ảnh thơ đã có sự thay đổi theo chiều hướng tiêu cực: gió bay nhộn nhịp, hoa tàn luống cuống. Dường như cả gió, cả hoa đều đang mang tâm trạng hoảng hốt vội vã đến cuống quýt. Có phải chăng đó chính là hiện thân của một Chế

Lan Viên đang hoảng sợ, bi quan trước thời cuộc? Nếu như hình ảnh thơ vẫn tươi vui, xinh đẹp và

đầy sức sống nhưở hai câu đầu thì đấy không phải là Điêu tàn của Chế Lan Viên. Không gian thứ

hai được định vị trong bài thơ này là bầu trời. Trong vòm trời xanh cao rộng có sự tồn tại của cánh

chim và nắng. Nhưng cả hai đối tượng này đều được miêu tả với sắc thái đặc biệt. Cánh chim thì

bay chới với, lạc giữa Hư Vô, còn ánh nắng thì nở hoa muôn sắc, bọc muôn hình xác. Ngoài liên kết liên tưởng định vị, bài thơ này còn vận dụng cả liên kết liên tưởng đặc trưng. Đối tượng của phương thức liên kết liên tưởng này là bầu trời với dấu hiệu đặc trưng của nó là trời xanh, xanh khôn nói.

Cái màu xanh khôn nói ấy, đối với Chế Lan Viên thì hồn tôi muốn hiểu chẳng cùng cho. Trong Điêu tàn, nhiều lần nhà thơđã để cho hồn xuất hiện, nhưng mỗi lần xuất hiện lại đem đến cho người đọc những ấn tượng khác nhau. Chúng ta hãy cùng đến với một linh hồn khác của ông trong bài thơ Hồn trôi.

Cô em ơi! Đằng xa cây tỏa bóng, Sao cô không ngồi đợi giấc mơ nồng? Đến chi đây, cho thân cô rung động Lớp hồn tôi êm rải khắp trời trong?

Đừng hát nữa! Tiếng cô trong trẻo quá Khiến hồn tôi tê liệt khó bay cao,

Này, im đi, nhìn xem trong kẽ lá Một mặt trời giả dạng một vì sao.

Ngoài xa xa, không, ngoài xa xa nữa, Thấy không cô, ánh nắng kéo hồn tôi?

Đến những chốn êm đềm như hơi thở, Nồng tươi như suối máu lúc ban mai.

Cô bảo: Hồn có hay không trở lại Một khi trôi vào giữa giấc mơ cuồng? -Có, cô ơi, hồn tôi rồi trở lại

Với lòng điên, ý chết, với tình thương.

Phương thức liên kết liên tưởng bao trùm cả bài thơ này là liên tưởng nhân quả. Ở khổ một, nguyên nhân là cô em không đến đằng xa cây bóng tỏa để đợi giấc mơ nồng mà lại đến đây nên dẫn

đến kết quả là thân cô rung động, là lớp hồn tôi êm rải khắp trời trong. Tương tự như thế, ở khổ hai, nguyên nhân là tiếng cô trong trẻo quá nên khiến hồn tôi tê liệt khó bay cao. Quan hệ nhân quả

cũng được thể hiện ra ở hai khổ thơ còn lại. Trong khổ ba, nguyên nhân là ánh nắng kéo, kết quả là

hồn tôi đến những chốn êm đềm như hơi thở, nồng tươi như suối máu lúc ban mai. Còn ở khổ bốn, nguyên nhân là vì hồn tôi trôi vào giữa giấc mơ cuồng nên dẫn đến kết quả là hồn trở lại với lòng

điên, ý chết, với tình thương. Ngoài liên kết liên tưởng nhân quả, trong bài thơ này còn có cả liên kết liên tưởng định vị. Không gian được định vị trong bài thơ, cụ thể hơn là ở khổ thơ thứ hai là trong

kẽ lá. Đó là một không gian rất nhỏ bé, phải có sự quan sát tinh tế và sự tưởng tượng độc đáo thì mới có thể cảm nhận được những gì đang diễn ra, đang tồn tại trong không gian đặc biệt ấy. Chế

Lan Viên đã phát hiện, tưởng tượng và miêu tả lại một hiện tượng rất kì lạ, đó là một mặt trời giả dạng một vì sao. Theo chúng tôi, trong bài thơ này có hai phương thức liên kết liên tưởng là liên tưởng định vị và liên tưởng nhân quả. Trong đó liên kết liên tưởng nhân quả chiếm ưu thế hơn.

Tạm gác lại đề tài về linh hồn với nhiều hoang tưởng và ghê rợn, chúng ta hãy đến với một

đề tài khác có vẻ như tươi mới hơn đó là Xuân.

Tôi có chờđâu, có đợi đâu? Đem chi xuân lại gợi thêm sầu? Với tôi tất cả như vô nghĩa

Tất cả không ngoài nghĩa khổđau!

Nhặt lấy cho tôi những lá vàng? Với cả hoa tươi, muôn cánh rã, Vềđây, đem chắn nẻo xuân sang!

Ai biết hồn tôi say mộng ảo Ý thu góp lại cảm tình xuân? Có một người nghèo không biết Tết

Mang lì chiếc áo độ thu tàn!

Có đứa trẻ thơ không biết khóc, Vô tình bỗng nổi tiếng cười ran! Chao ôi! Mong nhớ! Ôi mong nhớ Một cánh chim thu lạc cuối ngàn.

Khổ một của bài thơ là một chuỗi các quan hệ nhân quả liên tiếp nhau. Đầu tiên, nguyên nhân là với tôi tất cả như vô nghĩa, tất cả không ngoài nghĩa khổ đau! Vì thế cho nên mới có kết quả của nó là tôi có chờ, có đợi mùa xuân đâu. Tâm trạng của con người là thế, nhưng theo quy luật muôn đời của tự nhiên, bốn mùa xuân – hạ – thu – đông vẫn cứ tiếp diễn không ngừng. Và rồi một mùa xuân nữa lại đến. Vì không chờ không đợi mà mùa xuân vẫn đến nên nó đã mang đến cho con người tâm trạng chỉ thêm sầu. Quan hệ nhân quả còn xuất hiện trong khổ thơ cuối cùng. Nguyên nhân là Có đứa trẻ thơ không biết khóc, vô tình bỗng nổi tiếng cười ran!. Nguyên nhân đó đã dẫn

đến kết quả là tác giả mong nhớ một cánh chim thu lạc cuối ngàn. Xét về mặt ngôn từ thì như thế, nhưng có lẽ, tiếng cười của đứa trẻ thơấy chỉ có, chỉ xuất hiện trong tâm tưởng của nhà thơ mà thôi. Phương thức liên kết liên tưởng ở khổ hai là liên tưởng đặc trưng. Đối tượng của phương thức liên kết liên tưởng này là mùa thu với những dấu hiệu đặc trưng của nó như những lá vàng, với cả hoa tươi, muôn cánh rã. Phương thức liên kết liên tưởng này còn được thể hiện ở khổ thơ thứ ba. Đối tượng của phương thức liên kết liên tưởng này là một người nghèo với dấu hiệu đặc trưng của người nghèo này là mang lì chiếc áo độ thu tàn.

Tóm lại, trong số bốn bài thơđược trích từ tập thơ Điêu tàn, chúng tôi nhận thấy, phương thức liên kết liên tưởng chiếm ưu thế là liên tưởng nhân quả bên cạnh các phương thức liên kết liên tưởng khác như liên tưởng định vị hay liên tưởng đặc trưng.

3.2.2. Thơ tình

Thơ tình là một trong những mảng đề tài thường không thể thiếu đối với thi nhân, và Chế

vài bài thơ tình của tác giả. Bài thơđầu tiên chúng tôi tìm hiểu là bài Rét đầu mùa nhớ người đi phía bể.

Cái rét đầu mùa anh rét xa em Đêm dài lạnh, chăn chia làm hai nửa Một đắp cho em ở vùng sóng bể Một đắp cho mình ở phía không em.

Phương thức liên kết liên tưởng dễ nhận thấy nhất trong bài thơ này là liên tưởng định lượng. Liên tưởng định lượng ởđây là định lượng hợp – phân. Chăn chia hai nửa là yếu tốđịnh lượng hợp – chỉ số lượng chung, một đắp cho em ở vùng sóng bể và một đắp cho mình ở phía không em là hai

yếu tố liên kết chỉ số lượng bộ phận. Phương thức liên kết liên tưởng thứ hai là liên tưởng nhân quả. Nguyên nhân là rét đầu mùa hay cũng có thể là anh rét xa em, vì vậy nên mới kéo theo kết quả là

đêm dài lạnh.

Bài thơ thứ hai mà chúng tôi tìm hiểu ở lĩnh vực thơ tình là một bài thơđược viết theo thể

thơ lục bát, bài thơ Hoa tháng ba.

Tháng ba nở trắng hoa xoan Sáng ra, mặt đất lan tràn mùi hương. Không em, anh chẳng ra vườn

Sợ mùi hương… sợ mùi hương nhắc mình!

Phương thức liên kết liên tưởng thứ nhất là liên kết liên tưởng định vị, định vị trong thời gian

tháng ba. Hiện tượng được định vị là hoa xoan nở. Tuy nhiên, ta cũng có thể xem đây là liên kết liên tưởng đặc trưng, vì dấu hiệu đặc trưng của thời gian này trong năm cũng là hoa xoan n. Đây là hiện tượng liên kết phức. Phương thức liên kết liên tưởng tiếp theo là liên tưởng nhân quả. Kết quả

là anh chẳng ra vườn, còn nguyên nhân có thể là vì sợ mùi hương nhắc mình hay rất có thể là vì

không em.

Bài thơ tiếp theo là bài Chùm nhỏ thơ yêu.

Anh cách em nhưđất liền xa cách bể Nửa đêm sâu nằm lắng sóng phương em Em thân thuộc sao thành xa lạ thế Gặp em rồi sóng lại đẩy xa thêm. Anh không ngủ phải vì em đang nhớ

Một trời sao rực cháy giữa đôi ta. Em nhắm mắt cho lòng anh lặng gió

Phương thức liên kết liên tưởng đầu tiên chúng tôi nhận thấy là liên tưởng định vị, định vị

trong thời gian nửa đêm, đêm hoa, đêm anh cách xa em. Những yếu tốđược định vị trong thời gian này là nằm, không ngủ, trời sao rực cháy, sao trời yên rụng, nhắm mắt. Phương thức liên kết liên tưởng thứ hai là liên tưởng nhân quả. Vì anh cách xa em nên anh không ngủ và em đang nhớ. Vậy nguyên nhân là anh cách xa em, còn kết quả là anh không ngủ và em đang nhớ. Phương thức liên kết liên tưởng thứ ba là liên tưởng bao hàm. Hai đối tượng của phương thức liên kết liên tưởng này là b và sóng.

Bài thơ kế tiếp là bài thơ Trưa.

Trưa nay em đến ngủ phòng anh Thăm thẳm trời cao thăm thẳm xanh

Anh trút tình thương trong sắc biếc Ru cho em giấc ngủ trưa lành.

Chúng tôi nhận thấy có phương thức liên kết liên tưởng định vị trong bài thơ này, định vị cả

trong không gian và thời gian. Không gian là phòng anh, thời gian là trưa nay. Hành động được

định vị cả trong không gian và thời gian ấy là em đến ngủ. Trong thời gian trưa nay đã được định vị đó có trời thăm thẳm cao và thăm thẳm xanh. Trong không gian đã được định vị là phòng anh, có

tình thương của anh và giấc ngủ trưa lành của em cùng tồn tại. Bài thơ tuy ngắn gọn nhưng chứa

đựng tình cảm chân thành, sâu lắng, thiết tha của nhà thơ dành cho người yêu. Cả không gian và thời gian nghệ thuật của bài thơđều toát lên vẻđẹp tươi mới, mát lành và êm dịu. Chế Lan Viên đã mang đến cho người đọc một chút yên bình, nồng ấm của tình yêu. Chúng ta đã thấy một Chế Lan Viên hoàn toàn khác hẳn trong Điêu tàn.

Cũng ở đề tài thơ tình yêu, chúng ta sẽ cùng đến với bài thơ Gió đầu mùa để trải lòng cùng với nhà thơ qua những trăn trở, những âu lo của tình yêu trong chiến tranh.

Trận gió đầu mùa nửa đêm đập cửa Lá bàng già rào rạt rụng ngoài sân Anh nghe xong không đành nằm lại nữa Gió về từ nơi sơ tán của em chăng?

Trong bài thơ này, đặc biệt là ở hai câu đầu, chúng tôi nhận thấy có sự xuất hiện của phương thức liên kết liên tưởng nhân quả. Trong quan hệ nhân quả này, trận gió đầu mùa là nguyên nhân,

kết quả của nguyên nhân này là lá bàng già rào rạt rụng ngoài sân, là nỗi lo âu của anh anh nghe

xong không đành nằm lại nữa. Ngoài ra, trong bài thơ còn có cả phương thức liên kết liên tưởng

định vị, định vị trong thời gian nửa đêm đầu mùa. Những đối tượng, hành động tồn tại trong thời gian đó là gió, là lá bàng già rụng, là anh thao thức. Cả bài thơ có bốn câu, các phương thức liên kết liên tưởng có trong bài thơ này là liên tưởng nhân quả và liên tưởng định vị.

Bài thơ cuối cùng ở lĩnh vực thơ tình mà chúng tôi tìm hiểu là bài Dâu tằm.

Một phần của tài liệu 297494 (Trang 81 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)