Liên kết liên tưởng trong thơ Nguyễn Trãi 1.Thơ chữ Nôm

Một phần của tài liệu 297494 (Trang 31 - 37)

TRUNG ĐẠI TIÊU BIỂU

2.1. Liên kết liên tưởng trong thơ Nguyễn Trãi 1.Thơ chữ Nôm

2.1.1. Thơ chữ Nôm

Trong số các sáng tác bằng chữ Nôm, Nguyễn Trãi đã gộp nhiều bài vào một chùm thơ cùng chung một tựa đề. Chúng ta có thể thấy được những chùm thơ có cùng các tựa đề như sau: Ngôn

chí, Mạn thuật, Trần tình, Thuật hứng, Tự thán, Tự thuật, Tức sự, Bảo kính cảnh giới và Tự giới.

Các bài thơ trong cùng một tựa đề như thế đã được những nhà soạn dịch đánh số thứ tự. Trong khuôn khổ bài viết của mình, chúng tôi sẽ chọn ngẫu nhiên một bài bất kì trong cùng một chùm thơđể

khảo sát.

Trước tiên là bài Ngôn chí II.

Chân mềm ngại bước dặm mây xanh, Quê cũ tìm về, cảnh cũ thanh.

Hương cách gác vân, thu lành lạnh, Thuyền kề bãi tuyết, nguyệt chênh chênh. Ân tư là ấy yêu đường chúa,

Lỗi thác là nơi lụy bởi danh. Bui có một niềm trung hiếu cũ, Chẳng nằm, thức dậy nẻo ba canh.

Thoạt nhìn, ta cứ ngỡ đây là bài thơ tả cảnh, nhưng càng về cuối bài, ta thấy tác giả đã gửi gắm tâm trạng, gửi gắm nỗi lòng mình. Tâm ấy xuất phát từ cảnh, tả cảnh là để ngụ tình. Những chi tiết, những sự vật được miêu tả là cảnh cũ, gói trọn trong không gian quê cũ. Như vậy không gian nghệ thuật của bài thơđã được định vị nơi quê cũ. Trong không gian ấy, hiện lên những hình ảnh, sự vật cũng rất đỗi quen thuộc nhưng cũng rất thi vị. Đó là gác, thuyền, bãi, nguyệt. Nhưng gác ở đây không là gác bình thường mà là gác vân, bãi ở đây cũng là bãi đặc biệt, bãi tuyết. Tuy nhiên,

trong phạm vi bài viết của mình, chúng tôi không đi sâu vào khai thác điều này, chúng tôi chỉ xem xét cơ sở nào mà các câu thơ liên kết được với nhau, và liên kết theo kiểu liên tưởng nào. Theo đó, các hình ảnh, sự vật tồn tại trong không gian đã được định vị ấy là những sự vật có quan hệ ngang hàng nhau, không cái nào là cái chung của những cái riêng nào. Do đó, những câu thơ chứa chúng liên kết với nhau theo kiểu liên kết liên tưởng đồng loại. Thêm nữa, ở câu thơ thứ ba và thứ tư, ta thấy sở dĩ chúng liên kết được với nhau cũng là nhờ hai yếu tố là thu lành lạnh và nguyệt chênh chênh. Ta cũng dễ dàng biết được rằng trăng là hình ảnh, là dấu hiệu đặc trưng của mùa thu, vậy nên, ta cũng có thêm phương thức liên kết liên tưởng đặc trưng. Không gian nghệ thuật của quê cũ

đã khiến cho nhà thơ bày tỏ nỗi lòng của mình ở bốn câu thơ tiếp theo. Từđó, ta cũng có thể xem các câu thơđầu tả cảnh là nguyên nhân của tâm trạng ở những câu thơ tiếp theo. Mối quan hệ bao

trùm là quan hệ nhân quả. Và cách thức chúng liên kết được với nhau là liên kết liên tưởng nhân quả.

Tiếp theo là bài Mạn thuật VIII:

Quê cũ nhà ta thiếu của nào? Rau trong nội, cá trong ao.

Cách song, mai tỉnh hồn Cô Dịch, Kề nước, cầm đưa tiếng cửu cao. Khách đến, vườn còn hoa lác Thơ nên, cửa thấy nguyệt vào.

Cảnh thanh nhường ấy chăng về nghỉ? Lẩn thẩn làm chi áng mận đào?

Ở bài thơ này, không gian nghệ thuật cũng lại là quê cũ. Trong không gian đó tồn tại nhiều sự vật, loài vật; chúng tạo nên phương thức liên kết liên tưởng đồng loại. Những sự vật đó gồm rau,

cá, cầm, khách, hoa, vườn, song, cửa, nguyệt. Giữa chúng có mối quan hệ ngang hàng với nhau, không sự vật nào bao hàm sự vật nào. Trong bài thơ này, chúng có cùng chung một nhiệm vụ là làm

cho bức tranh thiên nhiên thêm sinh động, thêm trữ tình và vì thế lòng người lại thêm thư thái, như

hòa quyện cùng thiên nhiên. Âu đó cũng là thú vui lúc sinh bình của bậc tao nhân vậy. Bây giờ, chúng ta hãy đến với một bài thơ trong chùm thơ Trần tình (bài số IV).

Lồng lộng trời, tư chút đâu? Nào ai chẳng đội ở trên đầu? Song cửa ngọc, vân yên cách Dãi lòng đan, nhật nguyệt thâu. Chim đến cây cao chim nghỉđỗ, Quạt hay thu lạnh, quạt sơ thu

Ngoài năm mươi tuổi, ngoài chưng thế Ắt đã tròn bằng nước ở bầu.

Cũng như trong hai bài thơ vừa phân tích ở trên, trong bài thơ này ta lại thấy có phương thức liên kết liên tưởng đồng loại. Tác giả đã miêu tả bức tranh thật nên thơ với những hình ảnh thật trong sáng, sống động và như có linh hồn. Chúng là song cửa ngọc, mây (vân), khói (yên), nhật, nguyệt. Chúng có quan hệ ngang hàng nhau, không phụ thuộc, bao hàm trong nhau, chúng đã tạo nên phương thức liên kết liên tưởng đồng loại. Tất cả như tạo thành một bức tranh hữu tình nhưng

ẩn đằng sau đó là cả nỗi lòng mà nhà thơ gửi gắm. Khói mây như chia cách với đời, nhưng nhật nguyệt thì lại như thấu suốt nỗi lòng tác giả. Lại thêm nữa, hình ảnh của cánh chim và chiếc quạt

ý nghĩa biểu tượng, tượng trưng cho nhà thơ? Ông đã lui về quê ởẩn, như cánh chim bằng mỏi cánh

đã dừng chân, như chiếc quạt đang thu mình lại. Nguyễn Trãi đã tự xem mình như là người ngoài thế cuộc, và như thếđã là như nước ở bầu rồi. Nói đến những liên tưởng trong bài thơ này thì không chỉ có một, nhưng nói đến liên kết liên tưởng trong bài thơ thì theo chúng tôi, chỉ có liên kết liên tưởng đồng loại.

Trong bài thơ Thuật hứng II, ta cũng có thể thấy liên kết liên tưởng đồng loại như thế:

Một cày một cuốc, thú nhà quê, Áng cúc lan chen vãi đậu kê.

Khách đến chim mừng hoa xảy động, Chè tiên nước kín nguyệt đeo về.

Bá Di người rặng thanh là thú Nhan Tử ta xem ngặt ấy lề

Kệ tiếng dữ lành tai quản lấp Cầu ai khen mấy lệ ai chê?

Đọc bài thơ ta thấy có nhiều chùm sự vật, sự việc hay người có quan hệ ngang hàng nhau tạo nên liên kết liên tưởng đồng loại. Chùm liên tưởng thứ nhất là chim, hoa và nguyệt. Ba yếu tố này như ba nhân vật trữ tình cùng làm bạn với thi nhân đang say sưa vui thú nhà quê. Chùm liên tưởng thứ hai là người và ta, Bá Di và Nhan Tử. Đây là hai nhân vật khá nổi tiếng trong sử sách Trung Hoa. Bá Di được biết đến như một người có lối sống thanh tao và xem đó như là thú ở đời, còn Nhan Tử lại được biết đến như một người nghèo khó nhưng học hành giỏi giang. Hai câu thơ đối nhau, nếu như người bảo rằng sống thanh tao như Bá Di là thú, thì ta lại xem cái nghèo của Nhan Tử như là khuôn phép. Như vậy triết lí sống của Nguyễn Trãi trong bài thơ này là mặc dù sống trong nghèo khó nhưng vẫn giữ được tâm hồn thanh cao trong sáng. Xem ra, triết lí ấy, bài học ấy vẫn còn có giá trị trong xã hội hiện nay.

Phương thức liên kết liên tưởng thứ hai mà chúng tôi nhận thấy được trong bài thơ này là liên tưởng định chức. Đối tượng được định chức ởđây là một cày, một cuốc. Chức năng điển hình cuốc, cày, vun, xới của nó đã tạo ra áng cúc lan chen vãi đậu kê. Nói như thế thì ta cũng có thể cho rằng liên kết giữa câu một và câu hai là liên kết liên tưởng nhân quả. Hình ảnh mà câu hai có được là kết quả hoạt động của những công cụđã xuất hiện ở câu một. Đây là bài thơ có hiện tượng liên kết phức gồm liên kết liên tưởng đồng loại, liên kết liên tưởng định chức và liên kết liên tưởng nhân quả.

Bài thơ Tự thán VII cũng có phương thức liên kết liên tưởng đồng loại.

Lọ chi tiên bụt, nhọc tầm phương? Được thú an nhàn ngày tháng trường. Song có hoa mai, trì có nguyệt,

Án còn phiến sách, triện còn hương. Tôi ngươi một tiết bền bằng đá,

Biên tóc mười phân chịu những sương. Chữ học ngày xưa quên hết dạng, Chẳng quên có một chữ cương thường.

Các chùm liên tưởng đồng loại trong bài thơ này lần lượt là song, trì, án, triện; hoa mai, nguyệt, sách, hương. Giữa chúng có quan hệ ngang hàng nhau, liên kết nhau theo kiểu liên tưởng

đồng loại. Những hình ảnh trên giúp ta có thể liên tưởng đến một nhà nho với phong thái ung dung, tự tại, an nhàn, sống thanh cao. Nhà nho ấy không ai khác hơn chính tác giả Nguyễn Trãi, nhà nho

ấy vừa là tác giả, vừa là nhân vật trữ tình của bài thơ. Như vậy, có thể nói, những sự vật có quan hệ

ngang hàng nhau mà chúng tôi vừa kể ở trên, là những dấu hiệu đặc trưng để “nhận diện” một tao nhân mặc khách. Do đó, bài thơ này có cả liên kết liên tưởng đặc trưng.

Ta lại bắt gặp lối sống thanh cao, không màng thế cuộc nhưng vẫn nặng lòng với dân với nước trong bài thơ Tự thuật IV.

Khó khăn là của thế gian yêm, Huống mỗ già dại dột thêm.

Cúc đợt đến thu hương chỉn muộn, Mai sinh phải tuyết, lạnh chăng hiềm. Gia sơn đường cách muôn dặm,

Ưu ái lòng phiền nửa đêm. Biển hiểm nhân gian ai kẻ biết? Ghê thay thế nước vị qua mềm!

Dường như phương thức liên kết liên tưởng đồng loại là phương thức liên kết phổ biến trong thơ của Nguyễn Trãi. Trong bài thơ trên, chúng tôi nhận thấy cũng có sự hiện diện của phương thức liên kết này. Hai sự vật được xem là có quan hệ ngang hàng nhau tạo nên liên kết liên tưởng đồng loại là cúc và mai. Hoa cúc tượng trưng cho mùa thu, nhưng hoa cúc trong bài thơ này dường như

nở sớm, nên phải đợi đến thu thì muộn màng mất rồi, còn đâu hương sắc. Hoa mai tượng trưng cho mùa xuân, nhưng mai ởđây cũng dường như nở sớm khi đông chưa tàn, mai gặp hoàn cảnh khắc nghiệt, bị dập vùi trong gió tuyết. Hai loài hoa đẹp, tượng trưng cho những mùa đẹp trong năm, nhưng khốn thay lại nở không đúng thời điểm. Có phải chăng, Nguyễn Trãi mượn hai hình ảnh ấy để

tự nhận mình là kẻ sinh bất phùng thời?

Ở câu năm và sáu, ta thấy có hai từđặc biệt là gia sơn và ưu ái. Gia sơn là ở quê nhà, hay nói khác hơn, nhà thơ dùng từ này để nói lên nỗi lòng nhớ nhà, nhớ quê. Còn ưu ái ởđây có thể hiểu là tấm lòng ưu dân ái quốc của tác giả. Hai nỗi lòng, hai tâm trạng nhưng thật ra chỉ là một. Đấy chính

là dấu hiệu đặc trưng để nhận biết thi nhân Nguyễn Trãi, mặc dù rời chốn quan trường, về Côn Sơn

ẩn dật nhưng vẫn nặng lòng với dân với nước. Vậy nên, bài thơ này còn có cả liên kết liên tưởng đặc trưng.

Chúng ta cũng lại bắt gặp một Nguyễn Trãi với một triết lí sống, một phong thái thanh nhàn hài hòa với thiên nhiên trong bài thơ Tức sự II.

Giậu thưa thưa hai khóm trúc, Giường thấp thấp một nồi hương.

Vượn chim kết bạn non nước quạnh, Cầm sách cùng nhau ngày tháng trường. Hài cỏđẹp chân đi đủng đỉnh,

Áo bồ quen cật vận xênh xang. Bốn dân nghiệp có cao cùng thấp, Đều hết làm tôi thánh thượng hoàng.

Liên kết liên tưởng đồng loại và liên tưởng bao hàm được thể hiện ở hai câu thơ đầu. Giậu thưa thưa và giường thấp thấp là hai bộ phận thường thấy của nhà tranh vách đất ở làng quê, chúng có quan hệ ngang hàng nhau, nên liên kết liên tưởng ởđây vừa là liên tưởng đồng loại, vừa là liên kết liên tưởng bao hàm.

Nhân vật trữ tình trong bài thơ này không ai khác ngoài Nguyễn Trãi. Hình ảnh của nhân vật

ấy thấp thoáng ẩn hiện trong câu năm và câu sáu của bài thơ thông qua hai sự vật là hài c và áo b. Hai sự vật ấy có quan hệ ngang hàng nhau nên giữa chúng có sự liên kết theo kiểu liên tưởng đồng loại. Đồng thời hai sự vật này cũng có thể xem là bộ phận của con người, của nhân vật trữ tình. Chúng vừa là bộ phận, vừa là dấu hiệu đặc trưng cho một con người sống thanh nhàn và hài hòa với thiên nhiên, cây cỏ. Cho nên kiểu liên tưởng ở đây cũng có thể là liên tưởng bao hàm, đồng thời cũng có thể là liên tưởng đặc trưng.

Điểm đặc biệt của bài thơ này nằm ở hai câu thơ cuối. Ở câu bảy, tác giả có nói đến bốn dân.

Ta có thể hiểu bốn dân ởđây là sĩ, nông, công, thương. Dù cho thuộc tầng lớp cao hay thấp đi chăng nữa, trong hoàn cảnh này đều có thể được xem là thánh thượng hoàng. Mối quan hệ giữa bốn dân

đều là mối quan hệ của liên tưởng định lượng. Cụ thể là liên tưởng định lượng hợp – phân. Từ

đều để chỉ từng số lượng bộ phận, danh từđi kèm theo nó đã được lược bỏ, nhưng ta có thể hiểu là từng tầng lớp khác nhau trong xã hội. Vậy, ở hai câu thơ này, có phương thức liên kết liên tưởng

định lượng.

Trong mảng thơ triết lí, đạo đức còn có chùm Bảo kính cảnh giới. Chúng tôi chỉ chọn bài số

VI để làm ngữ liệu cho luận văn của mình.

Song viết bao nhiêu mặc bấy nhiêu. Giậu cúc thu vàng nẩy lác

Sân mai tuyết bạc che đều. Có con mới biết ơn cha nặng, Dành lộc thì hay nghĩa chúa nhiều.

Gẫm trong nhàn, nào thửa được? Đầy song hoa nở, tiếng chim kêu.

Liên kết liên tưởng đầu tiên mà chúng tôi nhận thấy là liên kết lên tưởng định chức. Đối tượng được định chức là yên, là sách, chức năng điển hình của nó là dùng để viết. Mối quan hệđịnh chức ởđây là mối quan hệ giữa công cụ – hành động. Ngoài ra ở hai câu thơ này còn có cả liên kết liên tưởng định vị. Không gian được định vị ởđây là con lều, hành động được định vị trong không gian đó là hành động viết. Trong hai câu thơ tiếp theo, ta thấy có phương thức liên kết liên tưởng

đồng loại. Những sự vật có quan hệ ngang hàng nhau là giậu và sân, cúc và mai. Những sự vật ấy, mặc dù xét về ngữ nghĩa, chúng không phụ thuộc vào nhau, không cái nào bao hàm cái nào, nhưng giữa chúng lại có sự kết hợp hài hòa với nhau tạo nên một hình ảnh đẹp cho bức tranh thiên nhiên nơi thôn dã.

Cũng như bài thơ vừa phân tích phía trên, bài thơ này cũng có điểm đặc biệt ở hai câu cuối. Theo chúng tôi, hai câu cuối này đặc biệt là vì giữa chúng có liên kết liên tưởng nhân quả. Tuy nhiên, trật tự sắp xếp ởđây không phải là trật tự thông thường nhân trước – quả sau, mà nó được sắp xếp theo một trật tự ngược lại, quả trước – nhân sau. Câu bảy có hình thức là một câu hỏi nhưng đó là câu hỏi tu từ, được dùng để khẳng định. Tác giả khẳng định không nơi nào nhàn được nhưởđây. Chúng tôi xem đây như là kết quả, và nguyên nhân khiến nhà thơ có thể khẳng định được điều đó là

đầy song hoa nở, tiếng chim kêu.

Như vậy, bài thơ này cũng là bài thơ có hiện tượng liên kết phức. Nó có liên tưởng định chức, liên tưởng định vị, liên tưởng đồng loại và liên tưởng nhân quả.

Cuối cùng ở mảng đề tài này, chúng tôi sẽ tìm hiểu một trong số các bài thơ Tự giới. Đó là bài Tự giới XI:

Giàu người hợp, khó người tan, Hai ấy hằng lề sự thế gian. Những kẻ ân cần khi phú quí,

Họa ai bao bọc thủa gian nan. Lều không, con cái hằng tình phụ, Bếp lạnh, anh tam biếng hỏi han. Lòng thế bạc đen dầu nó biến

Ta thìn nhân nghĩa, chớ loàn đơn.

Một phần của tài liệu 297494 (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)