Liên kết liên tưởng trong thơ Hồ Xuân Hương

Một phần của tài liệu 297494 (Trang 44 - 55)

TRUNG ĐẠI TIÊU BIỂU

2.2. Liên kết liên tưởng trong thơ Hồ Xuân Hương

Nhắc đến thơ Hồ Xuân Hương là nhắc đến thơ mang hơi thở ấm nóng của cuộc đời. Phong cách riêng của Hồ Xuân Hương là hình ảnh thơ của bà có rất nhiều tầng ý nghĩa. Đọc từng bài thơ ta thấy ở tác giả những tâm sự, những nỗi niềm của người phụ nữ sống trong xã hội phong kiến chịu nhiều bất hạnh. Tuy nhiên, khi tìm hiểu thơ Hồ Xuân Hương, chúng tôi không đi vào phương diện

đó mà chú ý nhiều đến các phương thức liên kết liên tưởng trong thơ. Trước tiên, chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ Mời trầu.

Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi, Này của Xuân Hương mới quệt rồi. Có phải duyên nhau thì thắm,

Đừng xanh như lá bạc như vôi.

Trong phong tục tập quán của người Việt Nam ta, miếng trầu là đầu câu chuyện, miếng trầu còn là hình tượng gắn kết đôi lứa trong tình yêu, hôn nhân. Hồ Xuân Hương đã mời trầu, có phải chăng, bà cũng đã ngầm gợi ý về tình duyên? Ta thử đi vào từng câu chữ, từng hình ảnh trong bài thơ này. Từng hình ảnh trong bài thơ, gợi cho chúng ta những ý niệm về tình duyên cau nhỏ, trầu hôi, có phải duyên nhau. Trầu cau là dấu hiệu đặc trưng cho tình duyên. Vậy hai câu thơđầu liên kết được với câu ba là nhờ mối quan hệ ấy, là nhờ phương thức liên kết liên tưởng đặc trưng. Liên tưởng đặc trưng còn được thể hiện ở mối quan hệ khác. Đó là trầu cau có những dấu hiệu đặc trưng riêng của nó như màu đỏ thắm hòa quyện giữa trầu cau, màu xanh của lá, màu bạc của vôi. Những tính từ đó vừa là dấu hiệu đặc trưng của trầu cau, vừa là dấu hiệu, là biểu hiện của những sắc thái khác nhau trong tình yêu. Bà băn khoăn, lo lắng cho tình duyên của mình.

Thật vậy, cả cuộc đời bà chưa một lần có hạnh phúc trọn vẹn trong tình duyên, bao lần lấy chồng đều là làm lẽ. Vì thế cho nên cái cách khóc chồng của bà cũng đặc biệt hơn so với người khác. Bài thơ Khóc tổng Cóc là một ví dụ như thế

Chàng Cóc ôi! Chàng Cóc ôi! Thiếp bén duyên chàng có thế thôi. Nòng nọc đứt đuôi từđây nhé!

Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi!

Khóc chồng nhưng lời lẽ chẳng có vẻ gì là đau khổ, thống thiết mà trái lại, nghe âm điệu là

đã thấy nhẹ nhõm, chẳng chua xót gì, có lẽ bà cho cái việc chết chồng là như xong nợ. Ta hãy xem Hồ Xuân Hương khóc chồng bằng những chi tiết như thế nào. Những hình ảnh đó là cóc, bén, nòng

nọc, chuộc. Chúng tên gọi của những loài vật cùng họếch nhái. Mối quan hệ giữa chúng là ngang hàng nhau, những câu thơ chứa chúng có liên kết liên tưởng đồng loại. Tuy nhiên, những tên gọi đó,

khi đi vào thơ của Hồ Xuân Hương, đã được sử dụng với nghĩa khác với nghĩa sự vật. Cái tài của bà

chúa thơ Nôm là ở chỗđó.

Hồ Xuân Hương không chỉ khóc chồng lạ đời như thế, mà bà còn bỡn cợt người khác chết chồng, cụ thể là bà lang trong bài thơ Bỡn bà lang khóc chồng

Văng vẳng tai nghe tiếng khóc gì, Thương chồng nên nỗi khóc tì ti. Ngọt bùi thiếp nhớ mùi cam thảo, Cay đắng chàng ơi vị quế chi! Thạch nhũ trần bì sao để lại,

Quy thân liêm nhục tẩm mang đi. Dao cầu thiếp biết trao ai nhỉ?

Sinh kí, chàng ơi, tử tắc quy!

Trong bài thơ này cũng có phương thức liên kết liên tưởng đồng loại như bài thơ trước. Những sự vật có quan hệ ngang hàng nhau là cam thảo, quế chi, trần bì, thạch nhũ, quy thân, liên nhục. Đó đều là tên các vị thuốc. Phương thức liên kết liên tưởng thứ hai trong bài thơ này là liên tưởng định chức. Sao, tẩm là các kỹ thuật chế thuốc, công việc thường nhật của thầy lang lúc sinh thời. Dao cầu là công cụ dùng để thái, chế biến thuốc. Nhắc lại những chi tiết ấy, Hồ Xuân Hương không nhằm gợi thương nhớ mà chỉ với dụng ý là bỡn cợt.

Với Hồ Xuân Hương, khóc chồng thì lại như cười cợt, còn có chồng thì lại thống thiết, đau sầu. Bà đã thổ lộ tâm tình mình trong bài thơ Lấy chồng chung.

Kẻđắp chăn bông kẻ lạnh lùng, Chém cha cái kiếp lấy chồng chung. Năm thì mười họa chăng hay chớ, Một tháng đôi lần có cũng không! Cốđấm ăn xôi xôi lại hẩm,

Cầm bằng làm mướn mướn không công. Thân này ví biết dường này nhỉ,

Thà trước thôi đành ở vậy xong.

Theo chúng tôi, mối quan hệ bao trùm trong bài thơ này là quan hệ nhân quả. Ở hai câu đầu quan hệ nhân quảđược thể hiện qua nguyên nhân là lấy chồng chung và kết quả (hay nói khác hơn là hậu quả) của nó là k đắp chăn bông kẻ lạnh lùng. Cũng cùng chung nguyên nhân đó, còn có các kết quả khác như năm thì mười họa chăng hay chớ, một tháng đôi lần có cũng không. Mối quan hệ

hẩm cho nên mới dẫn đến kết quả cầm bằng làm mướn mướn không công. Hai câu kết của bài thơ nghe mới chua xót làm sao, nghe mới cám cảnh làm sao cho kiếp chồng chung!

Tiếp theo là bài thơ Ngủ quên. Có thể nói đây là bài thơ khá độc đáo của bà, hình ảnh thơ vừa là thực nhưng cũng lại vừa không thực, mà là tiên cảnh.

Mùa hè hây hẩy gió nồm đông, Thiếu nữ nằm chơi quá giấc nồng.

Lược trúc biếng cài trên mái tóc, Yếm đào trễ xuống dưới nương long. Đôi gò Bồng Đảo sương còn ngậm, Một lạch Đào Nguyên suối chửa thông. Quân tử dùng dằng đi chẳng dứt,

Đi thì cũng dở, ở không xong.

Hai câu đầu của bài thơ này cũng có quan hệ nhân quả. Thiếu nữ chỉ có ý định nằm chơi mà thôi, nhưng do trưa hè gió nồm phe phẩy, mơn man làn da nên thiếu nữ ngủ quên mà không hay biết, mà lại còn ngủ một giấc ngủ nồng say. Tiếp theo, đến lượt việc ngủ một giấc quá say nồng như

thế lại là nguyên nhân khiến cho bao vẻđẹp trời cho của người thiếu nữ đã được phơi bày. Những câu thơ tiếp theo miêu tả vẻ đẹp của người thiếu nữ qua từng chi tiết như mái tóc, nương long, đôi gò bồng đảo, một lạch đào nguyên. Chúng là những yếu tố của phương thức liên kết liên tưởng

đồng loại. Những chi tiết đó, có thể được vẽ ra trực tiếp, cũng có thể gián tiếp mà người đọc phải hiểu ở tầng nghĩa hàm ẩn, đều đã tập trung để thể hiện vẻđẹp của cơ thể trẻ trung, tròn đầy, thơm mát sức sống của người thiếu nữ, tất cả hãy còn e ấp, tinh khôi, trinh nguyên, chưa chút gì vẩn bợn.

Đó vẫn là cái đẹp quý giá đáng được trân trọng và ngắm thưởng. Vì thế, trong bài thơ này, đó còn là nguyên nhân khiến cho các ngài hiền nhân quân tử dùng dằng đi chẳng dứt, đi thì cũng dở, ở không xong. Thế mới biết, cái đẹp bao giờ cũng có sức hấp dẫn riêng của nó.

Cũng nhằm ca ngợi vẻ đẹp của người thiếu nữ, Hồ Xuân Hương còn có bài thơ Tranh T Nữ.

Hỏi bao nhiêu tuổi hỡi cô mình? Chị cũng xinh mà em cũng xinh.

Đôi lứa như in tờ giấy trắng, Nghìn năm còn mãi cái xuân xanh. Xiếu mai chi dám tình trăng gió,

Bồ liễu thôi đành phận mỏng manh. Còn thú vui kia sao chẳng vẽ? Trách người thợ vẽ khéo vô tình.

Phương thức liên kết liên tưởng thứ nhất trong bài thơ này là liên tưởng định lượng ở câu hai và câu ba. Ch và em là hai yếu tố chỉ số lượng riêng, đôi lứa là yếu tố chỉ số lượng chung. Phương thức liên kết liên tưởng thứ hai trong bài thơ này là liên tưởng đặc trưng. Dấu hiệu đặc trưng là hai hình ảnh ẩn dụ tờ giấy trắng, cái xuân xanh, xiếu mai, bồ liễu để chỉ vẻ đẹp yếu ớt, yểu điệu, xinh tươi, trong ngần, trinh trắng của người thiếu nữ.

Cũng để ca ngợi vẻđẹp, phẩm chất của người phụ nữ, Hồ Xuân Hương đã có bài thơ rất nổi tiếng. Đó là bài thơ Bánh trôi nước

Thân em vừa trắng lại vừa tròn, Bảy nổi ba chìm với nước non. Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn, Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Phương thức liên kết liên tưởng thứ nhất trong bài thơ này là liên tưởng đặc trưng. Tác giảđã nêu lên những đặc điểm của bánh trôi nước, hay đó còn là hình ảnh ẩn dụ cho vẻđẹp của người phụ

nữ, thân em vừa trắng lại vừa tròn, và số phận của họ trong xã hội phong kiến đương thời bảy nổi ba chìm với nước non, rắn nát mặc dù tay kẻ nặn. Số phận của họ thật bất hạnh, họ không có quyền

định đoạt cho cuộc đời của mình. Mặc dù vậy, Hồ Xuân Hương cũng đã lên tiếng bênh vực và ca ngợi vẻ đẹp phẩm chất của họ, không hề thay đổi dù trải qua bao biến cố của cuộc đời. Tấm lòng son trong bài thơ vừa là hình ảnh tả thực nhân bánh vừa có ý nghĩa biểu tượng như thế.

Nếu như các bài thơ Ngủ quên, Tranh Tố Nữ và Bánh trôi nước gợi lên vẻ đẹp của người thiếu nữ, thì bài thơĐánh đu lại gợi lên sức hấp dẫn của một trò chơi ngày Tết ở miền Bắc nước ta.

Bốn cột khen ai khéo khéo trồng, Người thì lên đánh kẻ ngồi trông. Trai đu gối hạc khom khom cật, Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng.

Bốn mảnh quần hồng bay phấp phới, Hai hàng chân ngọc duỗi song song. Chơi xuân có biết xuân chăng tá?

Cọc nhổđi rồi, lỗ bỏ không!

Trong bài thơ trên có các phương thức liên kết liên tưởng như liên tưởng đồng loại, liên tưởng định chức, liên tưởng đặc trưng và liên tưởng nhân quả. Liên kết liên tưởng đồng loại được thể hiện qua hai yếu tố, đó cũng là hai nhân vật chính của trò chơi đánh đu (trai – gái). Liên tưởng

định chức và liên tưởng đặc trưng cũng xuất phát từ hai nhân vật này, trai đu gối hạc khom khom cật, gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng. Hai nhân vật cũng đã thể hiện vẻ đẹp đặc trưng của từng người trong quá trình tham gia trò chơi. Gối hạc của chàng trai thể hiện vẻ đẹp của hoạt động khỏe

khoắn, hết mình. Lưng ong là vẻ đẹp đặc trưng cho người con gái. Khi chơi đu, đôi trai gái rời mặt

đất, tung bay lên không, khi chàng trai nhấn đu, cô gái tay nắm chặt, chân duỗi thẳng chờ đón độ

cao bay bổng, và khi độ cao đã giảm xuống thì lại đến lượt cô gái nhún, chàng trai chờ đón và cứ

như thế… Tất cảđều nhịp nhàng, khỏe mà mềm mại, bay cao mà ung dung, bình tĩnh. Các động tác của đôi nam nữ luân phiên thay đổi cho nhau như thế đã tạo ra một hình ảnh thật đẹp trên không trung. Hay nói khác hơn, đó là nguyên nhân dẫn đến kết quả là những hình ảnh bốn mảnh quần hồng bay phấp phới, hai hàng chân ngọc duỗi song song. Kết thúc bài thơ tưởng chỉ là một lời nói nghịch ngợm nhưng thực chất là niềm luyến tiếc, bâng khuâng về ngày xuân đã qua, chuyện vui đã hết. Hồ Xuân Hương đã gợi cho người đọc cảm thấy yêu đời, thấy tiếc nuối cái đẹp, tiếc nuối niềm vui không còn nữa.

Có thể nói, Hồ Xuân Hương là một nhà thơ yêu đời, có khát vọng sống mãnh liệt, chán ghét những nghịch lí, bất công và có lẽ vì thế mà bà căm ghét đến tận cùng bọn đạo đức giả trong xã hội phong kiến đương thời, đặc biệt là các ông sư, bà vãi. Tiêu biểu là bài thơ Chùa Quán Sứ.

Quán Sứ sao mà cảnh vắng teo? Hỏi thăm sư cụđáo nơi neo?

Chày kình, tiểu để suông không đấm, Tràng hạt, vãi lần đếm lại đeo.

Sáng banh không kẻ khua tang mít, Trưa trật nào ai móc kẽ rêu. Cha kiếp đường tu sao lắt léo,

Cảnh buồn thêm chán nợ tình đeo.

Toàn bộ những hình ảnh trong bài thơđều được gói trọn trong không gian là chùa Quán S. Những sự vật, con người tồn tại trong không gian đó là chày kình, tràng hạt, tang mít; sư cụ, chú tiểu, bà vãi. Tất cả đều là yếu tố của phương thức liên kết liên tưởng định vị. Đồng thời, đó còn là những sự vật, những con người mang nét đặc trưng của nhà chùa, cho nên đó còn là yếu tố của phương thức liên kết liên tưởng đặc trưng. Bên cạnh đó, giữa chúng còn có mối quan hệ ngang hàng nhau, đều là cái riêng của cùng một cái chung, nên đó còn là yếu tố của phương thức liên kết liên tưởng đồng loại. Tuy nhiên, những con người ởđây đã không thực hiện đúng nhiệm vụ của mình. Vì thế, Hồ Xuân Hương mới làm thơđể châm biếm, đả kích họ. Và Sư hổ mang cũng như thế.

Chẳng phải Ngô, chẳng phải ta, Đầu thì trọc lóc, áo không tà. Oản dâng trước mặt, năm ba phẩm. Vãi nấp sau lưng, sáu bảy bà. Khi cảnh, khi tiu, khi chũm chọe,

Giọng hì, giọng hỉ, giọng hi ha. Tu lâu có lẽ lên sư cụ,

Ngất nghểu tòa sen nọđó mà.

Phương thức liên kết liên tưởng thứ nhất trong bài thơ này là liên tưởng đặc trưng. Tác giảđã vẽ lên dấu hiệu đặc trưng của sư hổ mang là đầu thì trọc lóc, áo không tà. Phương thức liên kết liên tưởng thứ hai là liên tưởng định chức. Tác giảđã liệt kê những công cụ – cảnh, tiu, chũm chọe – và

cách thức – giọng hì, giọng hỉ, giọng hi ha – hành nghề của sư hổ mang. Những công cụ hành nghề

của sư hổ mang cũng là các yếu tố của phương thức liên kết liên tưởng đồng loại, vì chúng đều là những cái riêng của cùng một cái chung. Cả bài thơ, từ cái dáng, cái đầu của nhà sư, cảnh cúng bái, chung đụng, đến âm thanh lộn xộn đều toát lên vẻ trần tục. Cái trái tự nhiên, đặc biệt là cái dối trá của sư hổ mang đã bị Xuân Hương phơi trần, đả kích mãnh liệt theo phong cách của mình.

Có thể nói, Hồ Xuân Hương là một phụ nữ đầy bản lĩnh. Nhưng có bản lĩnh đến đâu cũng không khỏi có lúc buồn rầu, chua xót cho cảnh ngộ có nhiều điều đáng buồn vì tình duyên không trọn vẹn, nhất là khi nhan sắc đã về chiều. Bằng chứng đau khổ nhất chính là những bài thơ Tự tình. Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom,

Oán hận trông ra khắp mọi chòm, Mõ thảm không khua mà cũng cốc, Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om? Trước nghe những tiếng thêm rầu rĩ, Sau giận vì duyên để mõm mòm. Tài tử văn nhân ai đó tá? Thân này đâu đã chịu già tom.

(Tự tình I )

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn, Trơ cái hồng nhan với nước non. Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn. Xiên ngang mặt đất rêu từng đám, Đâm toạc chân mây đá mấy hòn. Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,

Mảnh tình san sẻ tí con con.

(Tự tình II)

Con người Hồ Xuân Hương hiện lên với một tính cách mãnh liệt, tha thiết với những ngày nồng ấm yêu thương. Nhưng bà đã mất đi những tháng ngày sôi động nhất của tuổi đáng được

hưởng hạnh phúc. Có lẽ nhà thơ làm hai bài thơ này khi tuổi đã xế chiều. Một quãng đời qua đi trong chua xót. Nỗi đau ấy hiện lên trong đêm, lúc tàn canh, giật mình…thương cho thân phận của mình. Cả hai bài thơđều được định vị trong thời gian như thế.

Ở bài Tự tình I, những sự việc tồn tại trong không gian đã được định vị đó là mõ thảm và chuông sầu. Không phải ngẫu nhiên mà mõ và chuông lại như thế. Lòng người đang thảm, đang

sầu, nghe tiếng mõ thành tiếng thảm, lắng giọng chuông thành chuông sầu. Dù mình chỉ thảm, chỉ

Một phần của tài liệu 297494 (Trang 44 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)