- Chuẩn bị phương tiện và địa điểm nghiên cứu.
8 Chạm điểm tựa đá vòng cầu +
Qua bảng 3.3. cho thấy:
Các bài tập bổ trợ chuyên môn được các đơn vị sử dụng trong quá trình giảng dạy kỹ thuật đòn chân là rất phong phú và đa dạng cả về nội dung lẫn hình thức tập luyện. Tuy nhiên các BTBT chuyên môn sử dụng trong giảng dạy các kỹ thuật đòn chân cho Sinh viên chuyên sâu Taekwondo (hệ cao đẳng) Trường Đại học TDTT Đà Nẵng (được tít ở cột của trường Đại học TDTT Đà Nẵng) thì rất ít, cụ thể ở nhóm bài tập bổ trợ kỹ thuật: Với đòn đá tống trước chỉ có 4/10 bài, đá ngang 2/9 bài, đá vòng cầu 3/8 bài và đá tống sau 2/6 bài; đối với nhóm bài tập bổ trợ thể lực thì chỉ chiếm 10/37 bài. Và hầu hết các bài tập được sử dụng theo kinh nghiệm của giáo viên nên còn rất đơn điệu, không đa dạng, dễ dẫn đến sự nhàm chán khi tập luyện và không khắc phục được hết các sai lầm đồng thời bổ sung những khiếm khuyết của người tập.
3.4. Thực trạng trình độ thực hiện KT đòn chân của Sinh viên chuyên sâu Taekwondo (hệ Cao đẳng) Trường ĐH - TDTT Đà Nẵng. Taekwondo (hệ Cao đẳng) Trường ĐH - TDTT Đà Nẵng.
Để tìm hiểu rõ hơn hiệu quả của thực trạng sử dụng BTBT chuyên môn trong giảng dạy các kỹ thuật đòn chân cho SV Taekwondo (Hệ cao đẳng) Trường Đại học - TDTT Đà Nẵng. Chúng tôi tiến hành lấy kết quả thực hiện các kỹ thuật đòn chân của 2 khóa Cao đẳng 09 và Cao đẳng 10 trong kỳ thi kết thúc học phần II bằng barem chấm điểm kỹ thuật đòn chân của Bộ môn đang sử dụng.
Kết quả được trình bày ở bảng 3.4.
Bảng 3.4. Thực trạng trình độ thực hiện kỹ thuật đòn chân của Sinh viên chuyên sâu Taekwondo (hệ Cao đẳng) Trường ĐH - TDTT Đà Nẵng (n= 20).
TT Nội dung kiểm tra Tốt Khá Trung
bình Yếu
n % n % n % n %
1 Đá tống trước 3 15 5 25 10 50 2 10
2 Đá tống ngang 2 10 4 20 11 55 3 15
4 Đá tống sau 3 15 6 30 7 35 4 20 Qua phân tích bảng 3.4 cho thấy: Khả năng thực hiện kỹ thuật đòn chân của sinh viên chuyên sâu Taekwondo (hệ cao đẳng) Trường Đại học - TDTT Đà Nẵng chỉ dừng lại ở mức trung bình và khá là chủ yếu, tuy nhiên số lượng đạt loại khá cũng không cao.
Qua kết quả nghiên cứu ở chương 3, đề tài rút ra một số nhận xét sau:
- Nội dung kiểm tra ở các học phần luôn coi trọng kỹ thuật căn bản bằng chân, chiếm 30% điểm thi kết thúc học phần và thậm chí hơn thế nữa là do các nội dung quyền và thi đấu đều có sử dụng kỹ thuật đòn chân. Cách phân bổ thời lượng cho các nội dung học tập rất hợp lý. Đặc biệt coi trọng nội dung kỹ thuật đòn chân chiếm tỷ trọng từ 28% đến 40% tổng thời gian học thực hành điều này rất mâu thuẩn với kết quả học tập của sinh viên. Bởi lẽ, các BTBT chuyên môn áp dụng trong quá trình giảng dạy các kỹ thuật đòn chân cho sinh viên chuyên sâu Taekwondo (hệ cao đẳng) Trường Đại học TDTT Đà Nẵng là rất ít, không đa dạng. Và phần lớn được sử dụng theo kinh nghiệm của giáo viên nên còn rất đơn điệu, dễ dẫn đến sự nhàm chán khi tập luyện và không khắc phục được hết các sai lầm đồng thời bổ sung những khiếm khuyết của người tập.
Chính từ những thực trạng trên cho ta thấy được vấn đề mấu chốt ở đây là khâu sử dụng bài tập bổ trợ chuyên môn còn rất kém cả về số lượng lẫn chất lượng đã dẫn đến kết quả học tập các kỹ thuật đòn chân còn thấp. Vì lẽ đó bước tiếp theo của đề tài là phải lựa chọn hệ thống BTBT chuyên môn trong quá trình giảng dạy các kỹ thuật đòn chân cho sinh viên Taekwondo Trường Đại học TDTT Đà Nẵng và đồng thời chứng minh tính hiệu quả của chúng.
CHƯƠNG 4
LỰA CHỌN VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HỆ THỐNG BÀI TẬP BỔ TRỢ CHUYÊN MÔN TRONG GIẢNG DẠY CÁC KỸ THUẬT ĐÒN CHÂN CHO CHUYÊN MÔN TRONG GIẢNG DẠY CÁC KỸ THUẬT ĐÒN CHÂN CHO
SINH VIÊN CHUYÊN SÂU TAEKWONDO (HỆ CAO ĐẲNG) TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO ĐÀ NẴNG. ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO ĐÀ NẴNG.
Để giải quyết mục tiêu trên, đề tài tiến hành nghiên cứu các vấn đề sau: - Xác định các căn cứ để lựa chọn bài tập.