- Giai đoạn củng cố và tự động hóa động tác.
e. Nguyên tắc củng cố.
Trong dạy học TDTT nói chung và dạy các kỹ thuật đòn chân Taekwondo nói riêng cần phải vận dụng các nguyên tắc này để giúp người học năm chắc củng cố các tri thức và kỹ năng đã học. Trong thực tế dạy học TDTT củng cố và nâng cao phải hết sức quan tâm tập luyện các bài tập hoàn thiện kỹ thuật và phát triển thể lực.Bởi lẽ, mỗi động tác kỹ thuật muốn đạt được trình độ cao hơn thì phải tiến dần đến sự hoàn thiện về kỹ thuật và có được trình độ thể lực tương ứng để có thể đap ứng được yêu cầu thuận lợi cho việc thực hiện kỹ thuật.
1.6.2. Năng lực tổ chức điều hành thực hiện các BTBT của người thầy.
Một bài tập muốn phát huy được hiệu quả tốt đòi hỏi người hướng dẫn thực hiện trước hết phải nắm được mục đích, yêu cầu của bài tập. Sau đó là phải nắm bắt được qui trình thực hiện bài tập để chuẩn bị tốt các phương tiện, dụng cụ thực hiện bài tập.
Trong quá trình thực hiện cần phải vận dụng các biện pháp tâm lý để điều khiển họ tập trung chú ý và tập luyện trong trạng thái tâm lý thích hợp vơi yêu cầu của bài tập. Một yêu cầu nữa là đòi hỏi người dạy phả nắm vững lượng vận động như: Khối lượng, cường độ và quãng nghỉ… để tạo ra những kích thích vừa đủ cho người học có thể nắm bắt và củng cố kỹ thuật.
Ngoài ra trong quá trình tổ chức điều hành tập luyện người thầy cần quan sát, phát hiện kịp thời những sai sót kỹ thuật, nhanh chóng tìm ra nguyên nhân để sửa chữa động tác, tránh sai sót đó trở thành thói quen (có tật).
Tóm lại năng lực tổ chức điều hành là một trong những năng lực sư phạm quan trọng và chủ yếu nhất của người giáo viên TDTT. Năng lực này sẽ giúp nâng cao hiệu quả các bài tập nói riêng và chất lượng dạy học nói chung.
Trong quá trình dạy kỹ thuật đòn chân môn Taekwondo năng lực tổ chức điều hành tốt quá trình thực hiện bài tập sẽ tránh được những chấn thương đáng tiếc có thể xảy ra. Taekwondo là môn thi đấu đối kháng trực tiếp do đó các BTBT chuyên môn thường gắn với yếu tố thi đấu nên người hướng dẫn cần chú ý quan sát, nhắc nhở, ngăn ngừa trước các sự cố có thể sảy ra như va chạm lẫn nhau hay sử dụng các phương tiện dụng cụ sử dụng trong BTBT không đúng cách xảy ra chấn thương cho người học. Một khi để xảy ra các sự cố sẽ ảnh hưởng đến chất lượng dạy học nói chung và chất lượng thực hiện các BTBT nói riêng.
1.6.3. Sự sắp xếp trình tự các bài tập hợp lý.
Các nhà khoa học TDTT trong và ngoài nước như Nôvicốp, Mátvêép(Nga), Nhíp Lâm Hổ, Ngô Trí Triệu (Trung Quốc), Nguyễn Toán (Việt Nam) đều cho rằng: “Mỗi bài tập đề có mục đích dể giải quyết một nhiệm vụ giảng dạy hoặc huấn luyện náo đó. Bởi vậy phải dựa vào nhiệm vụ giảng dạy và huấn luyện để sắp xếp và sử dụng bài tập hợp lý, sao cho bài tập trước có thể tạo tiền đề và hỗ trợ cho bài tập sau, bài tập sau bổ trợ củng cố và phát huy hiệu quả của bài tập trước để chúng có thể tạo ra hiệu ứng tổng thể là giúp người học nắm vững và nâng cao kỹ thuật, nâng cao thành tích thể thao” [16], [24], [48],[51].
Trong quá trình sắp xếp các bài tập cần phải tuân thủ các nguyên tắc dạy học, đặc biệt cần coi trọng nguyên tắc hệ thống, nguyên tắc nâng dần, nguyên tắc đối xử cá biệt …để tạo ra mối liên kết và sự nhất trí cao giữa các bài tập trong một buổi tập.
Việc sắp xếp các bài tập trong học tập mỗi kỹ thuật thậm chí trong mỗi giáo án phải giống như việc kê đơn thuốc của bác sĩ. Nghĩa là phải căn cứ vào thực tế đặc điểm của đối tượng, nhiệm vụ học tập, thời gian, điều kiện sân bãi…để lựa
chọn bài tập có tính năng động có thể giải quyết được nhiệm vụ giảng dạy. Đồng thời đưa ra các khối lượng và hình thức tập luyệnhợp lý có thể tạo ra được hiệu quả tốt cho từng loại bài tập. Từ đó nâng cao được hiệu ứng tổng thể các bài tập, giúp người dạy hoàn thành được nhiệm vụ giảng dạy và giúp học sinh nâng cao kỹ thuật cúng như thành tích học tập.
1.6.4. Phương tiện, dụng cụ sử dụng trong BTBT dạy kỹ thuật đòn chân môn Taekwondo. Taekwondo.
Ở các nước có phong trào tập luyện và thi đấu Taekwondo phát triển mạnh trong những năm gần đây đã rất coi trọng sử dụng các phương tiện dụng cụ chuyên dụng sử dụng trong huấn luyện các kỹ thuật đòn chân như kính áp tường, ghế tập dẻo và sức mạnh hông, thang gióng bổ trợ dẻo khớp gối, khớp háng, lampơ, bao đá, dây thun, ghế tạ bổ trợ sức bật, áo giáp dụng cụ bảo hộ tay chân… Từ đó đã làm phong ohus các loại hình BTBT và nâng cao hiệu quả của bài tập cũng như giảm bớt tâm lý, sự chấn thương của người tập. Vậy thì, vì sao các phương tiện lại được coi trọng như vậy? Như chúng ta đã biết, muốn nắm chắc và thực hiện chuẩn xác các kỹ thuật thì ở giai đoạn nắm sơ bộ động tác cần có các phương tiện trực quan như gươi áp tường, băng hình, hay muốn thực hiện hết biên độ của động tác thì cần phải có độ dẻo tương ứng ở khớp gối, háng và hông vì vậy phải sử dụng dụng cụ bổ trợ là thang gióng hay các dụng cụ bổ trợ để hoàn thiện và nâng cao kỹ thuật như lampơ, bao đá giúp người học xác định được cự ly, thời điểm ra đòn giúp phát triển khả năng phản ứng, phát triển sức mạnh bột phát cúng như việc thích ứng với các điều kiện ra đòn khác nhau (đá đích di động, phản ứng với tiếng còi đá đích, kết hợp với các bước di chuyển đá đích, đá với dụng cụ bổ trợ và dây thun, tạ chân …) các dụng cụ bảo hộ cẳng tay, ống đồng, hạ bộ, áo giáp …giúp khắc phục tâm lý sợ chấn thương khi tập luyện với người cùng tập đồng thời ngăn ngừa được chấn thương. Các phương tiện sử dụng trong BTBT phong phú góp phần làm cho BTBT thêm đa dạng do vậy người giảng dạy cần lựa chọn, sử dụng các phương tiện, dụng
cụ bổ trợ khác nhau phù hợp với đối tượng, nhiệm vụ huấn luyện để từ đó phát huy dược hiệu quả của các BTBT.
Từ những vấn đề được trình bày ở phần trên cho phép chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:
- Kỹ thuật đòn chân vừa là phương tiện chuyên môn cơ bản vừa là đặc trưng tiêu biểu của môn võ Taekwondo. Chính vì thế quá trình học tập để nắm vững một cách sâu xắc và thực hiện chuẩn xác, đẹp các kỹ thuật đòn chân là vấn đề mang tính nền tảng.