4 Lớp thực nghiệm

Một phần của tài liệu BIÊN SOẠN VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG CÂU TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN MÔN LỊCH SỬ NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG (Trang 86)

* Lớp 10 B2-Trường THPT Merie Curie

Sĩ số: 50 học sinh. Trong đó có 19 HS nam, 31 HS nữ. Lớp học sử bình thƣờng.

Theo điểm tổng kết học kì 1 (năm học 2008 - 2009), học lực môn sử của lớp là: - Giỏi: 40% - Khá : 24% - Trung bình: 28% - Yếu: 8% - Kém: 0% * Lớp 10 C3-Trường THPT Nguyễn Du

Sĩ số: 53 học sinh. Trong đó có 20 HS nam, 33 HS nữ. Lớp học sử bình thƣờng.

Theo điểm tổng kết học kì 1 (năm học 2008 - 2009), học lực môn sử của lớp là: - Giỏi: 37,73% - Khá : 28,3% - Trung bình: 24,52% - Yếu: 9,43% - Kém: 0% V. KẾT LUẬN V. 1. Kết quả thực nghiệm * Các lớp đối chứng.

Trƣờng Lớp Số bài thi Không đạt Đạt Tỉ lệ đạt (%) THPT Merie Curie 10D2 47 12 35 74,46

THPT Nguyễn Du 10C7 51 11 40 78,43

* Các lớp thực nghiệm

Trƣờng Lớp Số bài thi Không đạt Đạt Tỉ lệ đạt (%) THPT Merie Curie 10B5 49 2 47 95,91

THPT Nguyễn Du 10C3 47 0 47 100,00

Ghi chú: (điểm đạt yêu cầu tính từ 4,5 trở lên) Tìm hiểu cụ thể điểm của từng học sinh ta thấy:

* Trƣờng THPT Merie Curie Lớp đối chứng: 10D2 Lớp thực nghiệm: 10B5 Điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tần số 10D2 0 5 3 0 11 17 9 2 0 0 10B5 0 0 0 2 4 13 23 7 0 0 * Trƣờng THPT Nguyễn Du Lớp đối chứng: 10C7 Lớp thực nghiệm: 10C3

Điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tần số 10C7 0 2 3 6 2 11 14 11 2 0

10C3 0 0 0 0 0 5 23 13 6 0

Kết quả thực cho thấy tỉ lệ học sinh đạt yêu cầu ở lớp đối chứng không cao từ 74,46% đến 78,43%. Tỉ lệ đạt của hai lớp là 76,53%. Trong khi lớp thực nghiệm tỉ lệ đạt cao hơn từ 95,91% đến 100%. Tỉ lệ đạt của 2 lớp là 97,91%.

Nhƣ vậy, ta có thể kết luận sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra, đánh giá sẽ nâng cao đƣợc hiệu quả kiểm tra, đánh giá trong dạy học lịch sử.

V. 2. Phân tích câu trắc nghiệm, bài trắc nghiệm V. 2. 1. Phân tích độ khó của bài trắc nghiệm V. 2. 1. Phân tích độ khó của bài trắc nghiệm

Sau khi chấm xong bài làm của học sinh ta có:

Bảng điểm của học sinh lớp 10B5- Trường THPT Merie Curie nhƣ sau: Điểm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tần số 0 0 0 0 2 4 13 23 7 0 0 Nhìn vào bảng điểm ta có thể tính đƣợc X X = 49 323 =6,59 XLT = 2 2 1 1 2 4 19 19    = 11,87 + 0,75 =12,62

Ở phép tính trên, “19” là số câu trắc trắc nghiệm 4 lựa chọn, “1” là số câu trắc nghiệm 2 lựa chọn

Vì bài trắc nghiệm có 2 dạng câu trắc nghiệm (câu trắc nghiệm 4 lựa chọn và câu trắc nghiệm 2 lựa chọn hay câu trắc nghiệm Đúng – Sai. Nên “n” tùy thuộc vào số lựa chọn của câu trắc nghiệm.

Nhƣ vậy nhìn vào kết quả sau khi tính ta thấy X < XLT nên ta có thể kết luận bài trắc nghiệm khó đối với lớp.

Bảng điểm của học sinh lớp 10C3 - Trường THPT Nguyễn Du nhƣ sau: Điểm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tần số 0 0 0 0 0 0 5 23 13 6 0 Ta có: X = 47 349 = 7,42 XLT = 2 2 1 1 2 4 19 19    = 11,87 + 0,75 =12,62

Ở phép tính trên, “19” là số câu trắc trắc nghiệm 4 lựa chọn, “1” là số câu trắc nghiệm 2 lựa chọn

Vì bài trắc nghiệm có 2 dạng câu trắc nghiệm (câu trắc nghiệm 4 lựa chọn và câu trắc nghiệm 2 lựa chọn hay câu trắc nghiệm Đúng – Sai. Nên “n” tùy thuộc vào số lựa chọn của câu trắc nghiệm.

Nhƣ vậy nhìn vào kết quả sau khi tính ta thấy X < XLT nên ta có thể kết luận bài trắc nghiệm khó đối với lớp.

V. 2. 2. Tính độ khó của câu trắc nghiệm

* Lớp 10B5- Trường THPT Merie Curie

+ Câu trắc nghiệm số 8 (Đề 1 và Đề 2) Ta có: P = 49 20 = 0,40 = 40% P/ = 2 4 % 100 % 100  = 0.625 = 62,5%

Nhƣ vậy P < P / nên ta kết luận câu trắc nghiệm này khó đối với lớp đó, cần điều chỉnh lại cho hợp lý. Có thể điều chỉnh lại nhƣ sau:

Câu 8: Quốc hiệu Đại Việt chính thức có từ năm 1054.

a. Đúng b. Sai * Lớp 10C3- Trường THPT Nguyễn Du + Câu trắc nghiệm số 8 (Đề 1 và Đề 2) Ta có: P = 47 25 = 0,53 = 53% P/ = 2 4 % 100 % 100  = 0.625 = 62,5%

Nhƣ vậy P < P / nên ta kết luận câu trắc nghiệm này khó đối với lớp đó, cần điều chỉnh lại cho hợp lý. Có thể điều chỉnh lại nhƣ sau:

Câu 8: Quốc hiệu Đại Việt chính thức có từ năm 1054.

a. Đúng b. Sai

V. 2. 3. Phân tích đô phân cách của câu trắc nghiệm Câu 15 (Đề số 1)của 2 lớp thực nghiệm.

Tổng cộng 48 bài  Nhóm cao: 13 bài, nhóm thấp: 13 bài. A B* C D TC Nhóm cao 0 13 0 0 13 Nhóm thấp 4 9 0 0 13 Ghi chú: B* là đáp án Ta có: N1 = 13 D = 13 9 13 = 0.30

Nhƣ vậy: 30D39 ta kết luận: Câu trắc nghiệm có độ phân cách tốt, có thể điều chỉnh để tốt hơn.

V. 2. 4. Phân tích đáp án của câu trắc nghiệm

+ Câu trắc nghiệm số 18 (Đề số 1) của 2 lớp thực nghiệm.

Tổng cộng 48 bài  Nhóm cao: 13 bài, nhóm thấp: 13 bài.

A B C D* TC Nhóm cao 0 4 0 9 13 Nhóm thấp 1 5 3 4 13

Ta có:

Rc = 9

Rt = 4

Ta thấy Rc > Rt  kết luận đáp án này hợp lý.

V. 2. .5. Phân tích mồi nhử của một câu trắc nghiệm

+ Câu trắc nghiệm số 18 (Đề số 1) của 2 lớp thực nghiệm.

Tổng cộng 48 bài  Nhóm cao: 13 bài, nhóm thấp: 13 bài. A B C D* TC Nhóm cao 0 4 0 9 7 Nhóm thấp 1 5 3 4 13

Ghi chú: D* là đáp án

Ta có các mồi nhử là: A, B, C

+ Mồi nhử A: ta thấy Rc < Rt nên ta kết luận đây là mồi nhử hợp lý, nhƣng có thể điều chỉnh lại.

+ Mồi nhử B : ta thấy Rc < Rt nên ta kết luận đây là mồi nhử hợp lý, nhƣng có thể điều chỉnh lại.

KẾT LUẬN

Chúng ta biết rằng, lịch sử loài ngƣời không thể trực tiếp quan sát đƣợc, vì vậy học sinh không thể trực tiếp tri giác những gì diễn ra trong quá khứ, cũng không thể suy luận, phán đoán lịch sử mà chỉ có thể tiếp xúc với những chứng cứ vật chất, những dấu tích của quá khứ thông qua việc giảng dạy của thầy, từ đó tạo ra cho học sinh những hình ảnh chính xác, sinh động và hình thành biểu tƣợng lịch sử. Mục tiêu giảng dạy môn lịch sử trong nhà trƣờng phổ thông là sự cụ thể hoá mục tiêu giáo dục chung, nhằm giúp cho học sinh có đƣợc những kiến thức cơ bản, cần thiết về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới, góp phần hình thành thế giới quan và nhân sinh quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hƣơng, đất nƣớc, lòng tự hào về truyền thống dân tộc, truyền thống cách mạng, bồi dƣỡng các chức năng tƣ duy, hành động, thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội. Chính vì vậy, việc học tập lịch sử trong các trƣờng phổ thông cần đạt đƣợc hiệu quả cao ở cả 3 mặt: kiến thức, kỹ năng, thái độ và tình cảm.

Trong công cuộc đổi mới toàn diện giáo dục phổ thông hiện nay, đổi mới phƣơng pháp dạy học là quan trọng nhất tạo nên sự chuyển biến về chất lƣợng giáo dục. Đổi mới phƣơng pháp dạy học chỉ có thể đạt đƣợc hiệu quả cao khi có sự kết hợp nhiều yếu tố, đặc biệt là sự kết hợp chặt chẽ với đổi mới kiểm tra, đánh giá (KTĐG) kết quả học tập của học sinh. Đổi mới KTĐG kết quả học tập của học sinh là hoạt động nhằm xác định kết quả mà học sinh thu nhận đƣợc trong quá trình giảng dạy của thầy, đối chiếu với mục tiêu đề ra, qua đó điều chỉnh hoạt động dạy học của thầy và trò. Đổi mới KTĐG kết quả học tập của học sinh là khâu then chốt. Nhận thức đúng đắn về đổi mới KTĐG kết quả học tập của học sinh sẽ tạo động lực góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học trong các nhà trƣờng nói chung và trong cấp THPT nói riêng.

Là giáo viên lịch sử tƣơng lai, đồng thời cũng là ngƣời nghiên cứu đề tài: “Biên soạn và sử dụng hệ thống câu trắc nghiệm khách quan môn lịch sử nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kiểm tra đánh giá trong dạy học lịch sử ở trƣờng phổ thông.”, tôi thấy thực trạng hoạt động KTĐG trong dạy học lịch sử ở trƣờng phổ thông hiện nay còn nhiều hạn chế dẫn đến chất lƣợng dạy học lịch sử chƣa cao. Theo tôi để nâng cao chất lƣợng dạy học lịch sử thì cần phải:

- Nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của môn lịch sử trong việc giáo dục học sinh ở trƣờng phổ thông. Các cấp, các ban ngành, Ban giám hiệu nhà trƣờng, phụ huynh học sinh cũng nhƣ toàn thể xã hội cần quan tâm hơn nữa đến môn lịch sử, cần đổi mới toàn diện từ mục tiêu, nội dung đến phƣơng pháp giảng dạy, hoạt động KTĐG để học sinh thêm yêu môn lịch sử.

- Kiểm tra đánh giá kết quả học tập lịch sử của học sinh phải mang tính toàn diện, đảm bảo cả 3 mặt: kiến thức, kỹ năng và thái độ, tình cảm. Phải tạo nên sự hứng thú học tập cho học sinh, cần phối hợp nhuần nhuyễn các hình thức, phƣơng pháp KTĐG, có thể kết hợp phƣơng pháp KTĐG truyền thống (tự luận) với phƣơng pháp kiểm tra đánh giá bằng câu hỏi trắc nhiệm khách quan nhƣng phải đảm bảo tỷ lệ hợp lý.

- Kiểm tra, đánh giá phải đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, liên tục, sáng tạo, linh hoạt từ việc kiểm tra miệng đến kiểm tra viết 15 phút, 45 phút và kiểm tra học kỳ.

- Cần coi trọng khâu thiết kế đề kiểm tra theo tinh thần đổi mới. Trong quá trình KTĐG học sinh có thể sử dụng các bài tập và câu hỏi nhƣ: câu hỏi hệ thống hoá, khái quát hoá kiến thức lịch sử của từng giai đoạn, từng thời kỳ nhất định; câu hỏi miêu tả, tƣờng thuật; câu hỏi giải thích sự kiện lịch sử; câu hỏi chứng minh; câu hỏi trắc

nghiệm khách quan. Trong KTĐG phải đƣợc tiến hành đồng bộ từ khâu ra đề đến tiến hành kiểm tra, xử lý kết quả kiểm tra nhằm giúp giáo viên điều khiển quá trình dạy học, giúp học sinh bộc lộ khả năng nhận thức, rèn luyện các kỹ năng cần thiết và góp phần hình thành nhân cách cho các em.

- Phải kết hợp giữa KTĐG của thầy và tự KTĐG của trò, phát huy vai trò chủ động, tích cực của học sinh, động viên, khích lệ các em tham gia vào quá trình tự KTĐG mức độ nhận thức của mình và bạn.

- Khâu coi và chấm thi, kiểm tra cũng cần thực hiện nghiêm túc, có nhƣ vậy việc KTĐG mới có kết quả chính xác, khoa học.

Ở nƣớc ta, phƣơng pháp kiểm tra trắc nghiệm khách quan là hình thức khá mới mẻ đã và đang đƣợc áp dụng ở trƣờng phổ thông, trong các kì thi (kể cả thi tuyển sinh đại học). Qua quá trình tìm hiểu phƣơng pháp kiểm tra trắc nghiệm khách, bản thân tôi thấy trong một đề thi không thể chỉ dùng một phƣơng pháp kiểm tra duy nhất trắc nghiệm khách quan hay luận đề. Bởi mỗi phƣơng pháp có ƣu và nhƣợc điểm riêng. Vì vậy trong đề thi tốt hơn là sử dụng cả hai phƣơng pháp này. Nhƣng phải biết cân đối về câu hỏi và thang điểm. Có nhƣ vây mới phát huy đƣợc khả năng sáng tạo của học sinh đồng thời khắc phục những hạn chế của hai phƣơng pháp kiểm tra này.

Việc tìm hiểu phƣơng pháp kiểm tra trắc nghiệm khách quan đã cho ta thấy phƣơng pháp này có nhiều ƣu điểm mà một lần nữa chúng ta, cũng nhƣ những nhà nghiên cứu giáo dục cần quan tâm. Đó là:

- Tổ chức thi nhanh gọn, chống gian lận, chấm bài dễ dàng, nhanh chóng, điểm số chính xác, bảo đảm khách quan, công bằng, đánh giá đúng năng lực của học sinh.

- Tiết kiệm hơn và tốn ít thời gian làm bài của thí sinh cũng nhƣ thời gian chấm điểm của hội đồng. Thời gian làm bài của thí sinh có thể rút ngắn chỉ bằng 1/3 hay 1/2 thời gian thi tự luận.

- Tiết kiệm và giảm kinh phí cho việc chấm thi, không phải huy động hàng trăm nghìn ngƣời chấm thi vì đã có phần mềm của máy tính chấm.

Trắc nghiệm là phƣơng pháp hiệu quả nhất, chống gian lận trong thi cử vì đề thi gồm rất nhiều câu hỏi, nên có thể tránh đƣợc sự “rò rỉ” thông tin lúc làm đề và coi thi. Khi chấm thi các bài đƣợc quét bằng máy chấm với tốc độ 5000 - 10000 bài/giờ. Không ai có thể thực hiện đƣợc hành vi gian lận dƣới sự giám sát trực tiếp của hội đồng thi.

Điều quan trọng hơn cả là bằng phƣơng pháp trắc nghiệm, năng lực của thí sinh đƣợc đánh giá chính xác, khách quan và công bằng hơn do đề thi có nhiều câu hỏi, có thể rải khắp nội dung môn học, cho phép kiểm tra một cách có hệ thống và toàn diện kiến thức và kĩ năng ở nhiều cấp độ và đặc biệt là tránh đƣợc việc “dạy tủ”, “học tủ”. Khi tiến hành trắc nghiệm, giáo viên sẽ kiểm tra học sinh đƣợc nhiều vấn đề, bên cạnh đó lại giảm áp lực cho công việc chấm bài thi, chỉ cần một đến hai ngày là thí sinh đã biết kết quả thi, giảm bớt gánh nặng tâm lí, căng thẳng vì phải chờ đợi điểm thi nhƣ hiện nay.

Sự đồng tình đó đƣợc ghi nhận từ một số ý kiến của một số học sinh THPT: “Với một số môn học, thi trắc nghiệm là một hình thức rất hay để có thể đánh giá khách quan khả năng và kiến thức của học sinh. Bạn bè em, nhiều ngƣời quan niệm rằng nay là một kì thi thử nên không quan trọng lắm, với em sáng 14/1 em cũng đến lớp nhƣ để tham gia một kì thi bình thƣờng dƣới một hình thức thi mới. Trong quá trình học, thi trắc nghiệm ngoại ngữ, có thể đã một số lần chúng em đƣợc làm quen,

nhƣng trắc nghiệm bằng phiếu và chấm bằng máy nhƣ đợt này khiến ai cũng háo hức. Chắc chắn hội đồng thi trƣờng em sẽ tổ chức kì thi này một cách nghiêm túc, hiệu quả.” 13

“Em không chuẩn bị gì cho buổi thi hôm sắp tới bởi ngoại ngữ là môn học mà chúng em có ý thức phải đầu tƣ học một cách nghiêm tức ngay từ khi bƣớc chân vào trƣờng. Em nghĩ rằng không chỉ riêng môn ngoại ngữ mà nhiều môn học khác cũng có thể áp dụng thi trắc nghiệm khách quan, khi ấy kết quả sẽ phản ánh rất trung thực trình độ của từng ngƣời và hạn chế hiện tƣợng tiêu cực về điểm. Thi trắc nghiệm thách thức chúng em không thể học tủ để đi thi mà bắt buộc phải học theo hệ thống, học đồng đều các mảng kiến thức, thầy cô chấm cũng đỡ vất vả hơn … cá nhân em rất ủng hộ hình thức thi này và mong muốn thử nghiệm sẽ đƣơc áp dụng vào thƣc tiễn …” 14

Thế nhƣng lại có một số nhà khoa học còn đang băn khoăn về hình thức thi này. Điều này đƣợc nêu rõ trong kỷ yếu hội thảo khoa học, năm 2006 - Kiểm tra đánh giá để phát huy tính tích cực của học sinh.

“... tuy có những mặt tích cực, nhƣng không đáp ứng đƣợc yêu cầu rèn luyện tƣ duy, khả năng phân tích, tổng hợp, khả năng sáng tạo cho thế hệ trẻ để phát triển đất nƣớc. Các máy móc do con ngƣời sáng chế ra có thể giúp cho con ngƣời tăng độ nhanh, độ mạnh, độ chính xác lên hàng tỷ lần, nhƣng về mặt tinh tế thì ”nhân tạo” vẫn

Một phần của tài liệu BIÊN SOẠN VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG CÂU TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN MÔN LỊCH SỬ NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)