LÝ DO CHỌN PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ X ĐẾN NỬA

Một phần của tài liệu BIÊN SOẠN VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG CÂU TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN MÔN LỊCH SỬ NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG (Trang 48)

I. LÝ DO CHỌN PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ X ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XIX

Sau hơn 1000 năm Bắc thuộc, với chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, Đại Việt chính thức bƣớc vào thời kỳ độc lập tự chủ. Nhà nƣớc phong kiến Việt Nam hình thành, phát triển và suy vong trong gần 10 thế kỷ (từ thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XIX). Trong gần 10 thế kỷ, lịch sử Việt Nam diễn ra với nhiều biến động. Các triều đại phong kiến: Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Hậu Lê, Tây Sơn, nhà Mạc, Nguyễn thay nhau trị vì đất nƣớc. Cũng trong thời gian này văn hoá Đại Việt phát triển phong phú, đa dạng với nhiều màu sắc. Đây là một quá trình hoàn thiện cả về chính trị, kinh tế và văn hoá.

Phần lịch sử Việt nam từ thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XIX nằm trong phần hai: lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XIX, trong chƣơng trình sách giáo khoa lịch sử lớp 10 - ban cơ bản.

Lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XIX gồm 10 bài học, đó là các bài:

Bài 17: Quá trình hình thành và phát triển của nhà nƣớc phong kiến (từ thế kỷ X đến thế kỷ XV).

Bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỷ X-XV. Bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỷ X-XV. Bài 20: Xây dựng và phát triển văn hoá dân tộc trong các thế kỷ X-XV.

Bài 21: Những biến đổi của nhà nƣớc phong kiến trong các thế kỷ XVI-XVIII. Bài 22: Tình hình kinh tế ở các thế kỷ XVI-XVIII.

Bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nƣớc, bảo vệ tổ quốc cuối thế kỷ XVIII.

Bài 24: Tình hình văn hoá ở các thế kỷ XVI-XVIII.

Bài 25: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá dƣới triều Nguyễn (nửa đầu thế kỷ XIX).

Bài 26: Tình hình xã hội nửa đầu thế kỷ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân.

Bài 27: Quá trình dựng nƣớc và giữ nƣớc.

Bài 28: Truyền thống yêu nƣớc của dân tộc Việt Nam thời phong kiến. Sau khi học xong phần này học sinh sẽ nắm đƣợc:

Quá trình hình thành và phát triển của nhà nƣớc phong kiến trong các thế kỷ X- XV, công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các lĩnh vực: nông nghiệp, thủ công và thƣơng nghiệp, xây dựng và phát triểm văn hoá dân tộc về tín ngƣỡng, tôn giáo, giáo dục, văn học, nghệ thuật và khoa học kỹ thuật. Cuộc kháng chiến chống ngoại xâm (quân Tống, Mông Nguyên, Minh) của dân tộc ta.

Bƣớc sang thế kỷ XVII, nhà nƣớc phong kiến Việt Nam có những biến đổi về kinh tế và chính trị, văn hoá. Các cuộc chiến tranh phong kiến giữa các thế lực phong kiến diễn ra liên miên. Phong trào Tây Sơn bùng nổ đã giải quyết đƣợc nhiệm vụ lịch sử Việt Nam đặt ra, đó là: xoá bỏ các tập đoàn phong kiến cát cứ, bƣớc đầu thống nhất đất nƣớc, bảo vệ đƣợc nền độc lập của dân tộc.

Đầu thế kỷ XIX, nhà Nguyễn thành lập trên cơ sở kế thừa những thành quả của nhà Tây Sơn. Trong 50 năm đầu cai trị của nhà Nguyễn, kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam có nhiều biến chuyển.

Nội dung phần lịch sử Việt nam từ thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XIX, rất quan trọng trong tiến trình lịch sử Việt Nam. Vì vậy ở phần này giáo viên cần cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản nhất về lịch sử phong kiến Việt Nam, đó là những khái niệm, những sự kiện, những cuộc kháng chiến tiêu biểu.... Ngoài việc cung cấp những kiến thức cơ bản cho học sinh giáo viên cần giáo dục cho các em tinh thần yêu nƣớc, yêu những giá trị văn hoá của dân tộc, ý chí căm thù giặc..., rèn luyện cho các em kỹ năng sử dụng bản đồ lịch sử, kỹ năng phân tích các sự kiện lịch sử, kỹ năng tổng hợp....

Vì vậy, khi kiểm tra phần này giáo viên cần đƣa ra những câu hỏi có khả năng kiểm tra kiến thức, thái độ - tình cản, kỹ năng ở học sinh. Những câu hỏi không chỉ dừng lại ở mức độ “biết” mà cần phải có những câu hỏi “hiểu”, vận dụng.

II. VẬN DỤNG QUY HOẠCH HỆ THỐNG CÂU TRẮC NGHIỆM VÀO BÀI HỌC CỤ THỂ

BÀI 23: PHONG TRÀO TÂY SƠN VÀ SỰ NGHIỆP THỐNG NHẤT ĐẤT NƢỚC, BẢO VỆ TỔ QUỐC CUỐI THẾ KỶ XVIII

II. 1. Xác định mục tiêu bài học a. Kiến thức a. Kiến thức

Sau khi học xong bài học sinh cần nắm đƣợc:

- Tình hình xã hội Việt Nam từ thế kỷ XVI đến XVIII khủng hoảng sâu sắc. Đó là đất nƣớc ta bị chia cắt thành 2 miền: Đàng Trong và Đàng Ngoài, có chính quyền riêng biệt nhƣng cả 2 chính quyền hầu nhƣ không có khả năng thống nhất lại đất nƣớc.

- Trƣớc tình trạng khủng hoảng của chế độ phong kiến trên cả 2 miền, nguy cơ chia cắt đất nƣớc ngày càng tăng. Phong trào Tây Sơn đã giải quyết đƣợc nhiệm vụ mà lịch sử đặt ra lúc đó là: xóa bỏ tình trạng cát cứ, bƣớc đầu thống nhất đất nƣớc.

- Trong quá trình đấu tranh, phong trào nông dân Tây Sơn đã hoàn thành thắng lợi 2 cuộc kháng chiến chống quân Xiêm và quân Thanh, bảo vệ độc lập dân tộc. Góp thêm những chiến công huy hoàng vào sự nghiệp dựng nƣớc của dân tộc.

b. Tƣ tƣởng

- Giáo dục cho học sinh lòng yêu nƣớc, tinh thần đấu tranh kiên cƣờng, bất khuất của dân tộc chống giặc ngoại xâm, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.

- Giáo dục cho các em tinh thần tự hào dân tộc và hiểu rõ truyền thống đấu tranh kiên cƣờng, anh dũng của nông dân Việt Nam.

c. Kĩ năng

Bồi dƣỡng học sinh kĩ năng sử dụng bản đồ, kĩ năng nhận định, phân tích đánh giá các sự kiện lịch sử.

II. 2. Phân tích nội dung bài học (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

II. 2.1. Ghi lại những nội dung chính cần kiểm tra NỘI DUNG CHÍNH CẦN KIỂM TRA NỘI DUNG CHÍNH CẦN KIỂM TRA

MỤC I. PHONG TRÀO TÂY SƠN VÀ SỰ NGHIỆP THỐNG NHẤT ĐẤT NƢỚC CUỐI THẾ KỶ XVIII

- Giữa thế kỷ XVIII chế độ phong kiến Đàng Trong, Đàng Ngoài khủng hoảng sâu sắc:

+ Đàng Trong: Chúa Nguyễn xƣng vƣơng, thành lập triều đình riêng

Đất nƣớc bị chia cắt làm 2 miền, chính quyền mới suy thoái, nhân dân cực khổ. - 1771 khởi nghĩa nông dân bùng nổ ở ấp Tây Sơn (Bình Định), do 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo

- Sau nhiều năm chiến đấu kiên cƣờng, cuộc khởi nghĩa phát triển, tiến lên đánh đổ chính quyền chúa Nguyễn làm chủ vùng đất từ Quảng Nam trở vào.

- Nhiệm vụ mới đặt ra: Tiến quân ra Bắc đánh đổ chính quyền Lê - Trịnh, Tây Sơn đảm nhân sứ mệnh thống nhất đất nƣớc.

- 1786 - 1788 phong trào Tây Sơn lần lƣợt đánh đổ 2 tập đoàn Trịnh - Lê và làm chủ đất nƣớc. Sự nghiệp thống nhất đất nƣớc bƣớc đầu đƣợc hoàn thành.

MỤC II. CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN Ở CUỐI THẾ KỶ XVIII 1. Kháng chiến chống Xiêm (1785)

- Sau khi chúa Nguyễn bị lật đổ, Nguyễn Anh chạy sang Xiêm (Thái Lan) cầu cứu.

- Vua Xiêm sai tƣớng đem 5 vạn quân thủy, bộ theo sự dẫn đƣờng của Nguyễn Anh vào nƣớc ta.

- Sau khi chiếm đƣợc nửa đất Gia Định, chúng gia sức cƣớp phá và chuẩn bị tấn công Tây Sơn ở những vùng còn lại.

- Đƣợc tin đó Nguyễn Nhạc đã sai Nguyễn Huệ đem binh thuyền vào Nam chống giặc.

- 1785 Nguyễn Huệ đã tổ chức trận Rạch Gầm – Xoài Mút đánh tan quân Xiêm. - Nguyễn Anh theo tàn quân Xiêm chạy thoát. Miền Nam trở lại bình yên.

2. Kháng chiến chống Thanh

- Sau khi bị quân Tây Sơn đánh bại, vua Lê Chiêu Thống cùng một số đại thần chạy sang cầu cứu nhà Thanh.

- Vua Thanh sai tƣớng đem 29 vạn quân và dân công theo sự chỉ dẫn của vua tôi Lê Chiêu Thống tràn vào nƣớc ta. Với danh nghĩa giúp vua Lê đánh Tây Sơn.

- Đƣợc tin đó Nguyễn Huệ quyết định làm lễ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, chỉ huy tiến công ra Bắc.

- Đúng 30 tết (tức 25/01/1789) quân ta đƣợc lệnh tiến công. Sau 5 ngày làm nên chiến thắng Ngọc Hồi Đống Đa. Bảo vệ đôc lập dân tộc.

MỤC III. VƢƠNG TRIỀU TÂY SƠN

- 1778 Nguyễn Nhạc xƣng Hoàng đế

- Cuối 1788 trƣớc khi lên đƣờng ra Bắc chống quân Thanh, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, hiệu là Quang Trung.

Sau chiến thắng xây dựng vƣơng triều mới, ban chiếu kêu gọi nhân dân khôi phục sản xuất, tổ chức giáo dục, thi cử. Đất nƣớc dần ổn định.

- Quang Trung đặt quan hệ hòa hảo với nhà Thanh, quan hệ với Lào và Chân Lạp.

- 1792 Quang Trung đột ngột qua đời, triều đình rơi vào tình trạng lục đục, suy yếu.

- 1802 trƣớc sự tấn công của quân Nguyễn Anh, các vƣơng triều Tây Sơn lần lƣợt sụp đổ.

II. 2.2. Chuyển hóa những nội dung cần kiểm tra thành những câu trắc nghiệm nghiệm

MỤC I. PHONG TRÀO TÂY SƠN VÀ SỰ NGHIỆP THỐNG NHẤT ĐẤT NƢỚC CUỐI THẾ KỶ XVIII

1. Biết

Câu 1 : Đầu thế kỷ XVIII tình hình xã hội phong kiến Đàng Ngoài và Đàng Trong nhƣ thế nào? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu 2: Phong trào nông dân Tây Sơn bùng nổ vào năm nào? Câu 3: Lãnh đạo phong trào Tây Sơn là ai?

Câu 4: Phong trào Tây Sơn bùng nổ ở đâu?

Câu 5: Nghĩa quân Tây Sơn vƣợt đèo An Khê tiến xuống giải phóng Tây Sơn Hạ đạo vào năm nào?

2. Hiểu

Câu 1: Nguyên nhân cơ bản nhất làm bùng nổ khởi nghĩa nông dân Tây Sơn? Câu 2: Yêu cầu đặt ra đối với xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XVIII?

Câu 3: Nguyên nhân dẫn đến sự chuyển biến về quy mô của phong trào Tây Sơn?

Câu 4: Phong trào Tây Sơn có sự chuyển biến về tính chất không?

Câu 5: Sự kiện nào đƣợc coi là mốc lịch sử đánh dấu sự nghiệp thống nhất đất nƣớc của nghĩa quân Tây Sơn?

3. Vận dụng

Câu 1: Tình hình xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XVIII có tác động nhƣ thế nào đến phong trào Tây Sơn?

Câu 2: Vai trò lãnh đạo của 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguễn Huệ, Nguyễn Lữ đối với phong trào Tây Sơn?

Câu 3: Vai trò của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp thống nhất đất nƣớc của nghĩa quân Tây Sơn?

Câu 4: Tại sao phong trào Tây Sơn lại bùng nổ ở ấp Tây Sơn?

Câu 5: Ý nghĩa của việc đánh đổ chính quyền Lê - Trịnh đối với sự nghiệp thống nhất đất nƣớc cuối thế kỷ XVIII?

MỤC II. CUỘC KHÁNG CHIẾN CUỐI THẾ KỶ XVIII 1. Biết

Câu 1: Khi quân Tây Sơn giải phóng hết Đàng Trong và tiêu diệt lực lƣợng cát cứ của chúa Nguyễn, ai là ngƣời còn sống sót đã chạy sang cầu cứu Xiêm?

Câu 2: Số quân Xiêm tràn vào nƣớc ta lúc đó là bao nhiêu? Câu 3: Quân Xiêm tràn vào nƣớc ta theo những đƣờng nào?

Câu 4: Vua Xiêm tổ chức các đạo quân đánh chiếm vùng đất nào của nƣớc ta? Câu 5: Tháng 1 năm 1785 Nguyễn Huệ từ Quy Nhơn vƣợt biển vào Gia Định và đóng đại bản doanh tại đâu?

Câu 6: Quân Tây Sơn đánh thắng quân Xiêm vào thời gian nào? Câu 7: Chiến thắng quân Xiêm đƣợc đánh dấu bằng chiến thắng nào?

Câu 8: Ai là ngƣời cầu cứu nhà Thanh khi nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Bắc Hà? Câu 9: Quân Thanh tràn vào nƣớc ta do tƣớng nào chỉ huy?

Câu 10: Khi Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc, ông đã nêu khẩu hiệu gì?

Câu 11: Mờ sáng ngày mùng 5 tết Kỉ Dậu, quân Tây Sơn đồng loạt mở cuộc tổng công kích vào đâu?

Câu 12: Chiến thắng nào đã ghi dấu ấn sâu sắc nhất về sự đánh bại quân Thanh xâm lƣợc?

2. Hiểu

Câu 1: Nhân tố nào quyết định thắng lợi của 2 cuộc kháng chiến chống Xiêm, Thanh?

Câu 2: Đánh giá vai trò của Nguyễn Huệ trong 2 cuộc kháng chiến chống Xiêm, Thanh?

Câu 3: Nêu nhận xét ý nghĩa của đoạn trích sau? “Đánh cho để dài tóc

Đánh cho để đen răng

Đánh cho nó chích luân bất phản Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn

Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu 4: Nghệ thuật quân sự của cuộc kháng chiến chống Thanh trong phong trào Tây Sơn?

3. Vận dụng

Câu 1: Lòng yêu nƣớc thể hiện qua phong trào Tây Sơn nhƣ thế nào?

Câu 2: Các giá trị truyền thống dân tộc biểu hiện trong phong trào Tây Sơn?

MỤC III. VƢƠNG TRIỀU TÂY SƠN 1. Biết

Câu 1: Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế lấy hiệu là Quang Trung vào năm nào? Câu 2: Chính sách đối ngoại của vƣơng triều Tây Sơn?

Câu 3: Vua Quang Trung - Nguyễn Huệ qua đời vào năm nào? Câu 4: Tình hình nƣớc ta sau khi vua Quang Trung qua đời? Câu 5: Sự kiện nào đánh dấu sự sụp đổ của nhà Tây Sơn?

2. Hiểu

Câu 1: Quá trình phong kiến hóa thể hiện qua phong trào Tây Sơn?

Câu 2: Những chính sách cải cách của vua Quang Trung sau khi lên ngôi đã có tác dụng gì đối với xã hội Việt Nam đƣơng thời?

Câu 3: Nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của nhà Tây Sơn trƣớc sự tấn công của Nguyễn Anh?

3. Vận dụng

Câu 1: Những giá trị truyền thống dân tộc thể hiện qua phong trào Tây Sơn? Câu 2: Những cống hiến của nhà Tây Sơn với lịch sử dân tộc?

Câu 3: Bản chất của phong trào nông dân Tây Sơn?

* Hoàn thiện bài trắc nghiệm

Sau khi chuyển hóa thành 44 câu trắc nghiệm, từ 44 câu trắc nghiệm đã có tôi cho học sinh trả lời câu hỏi mở. Những câu hỏi mở đó sẽ đƣợc khảo sát ở học sinh trong phiếu khảo sát số 3. Thực tế tôi đã khảo sát ở các em học sinh lớp 10A1 và 10A3 (tất cả là 66 học sinh), Trƣờng trung học thực hành ĐHSP.

Sau khi học sinh trả lời những câu hỏi mở đó, tôi thu lại phiếu khảo sát, ghi lại những câu trả lời của học sinh, loại bỏ những câu trả lời đúng chỉ giữ lại những câu trả lời sai. Thống kê, phân loại các câu trả lời sai và ghi ra tần số xuất hiện của từng loại câu sai. Ƣu tiên những câu sai có tần số cao làm mồi nhử.

Sau khi đã tìm đƣợc những mồi nhử hấp dẫn, tôi hoàn chỉnh lại bài trắc nghiệm, gồm 38 câu (mục III. Biên soạn hệ thống câu trắc nghiệm cho các bài học phần lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XIX - bài 23).

Bài trắc nghiệm là kết quả của việc vận dụng các dạng câu trắc nghiệm: câu trắc nghiệm đúng - sai, câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn, câu trắc nghiệm trả lời ngắn, câu trắc nghiệm điền khuyết.

II. 3. Lập dàn bài trắc nghiệm cho bài học

Nội dung Mục tiêu Mục I Mục II Mục III Tổng kết Biết 5 12 5 22 Hiểu 5 4 3 12 Vận dụng 5 2 3 10 Tổng hợp 15 18 11 44

III. BIÊN SOẠN HỆ THỐNG CÂU TRẮC NGHIỆM CHO CÁC BÀI HỌC PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ X ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX

BÀI 17: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƢỚC PHONG KIẾN (X-XV)

Số lƣợng câu: 27 câu.

Câu 1: Sau khi đánh bại quân Nam Hán, Ngô Quyền xƣng vƣơng vào năm nào ? Đóng đô ở đâu ?

A. Năm 938. Đóng đô ở Hoa Lƣ. B. Năm 939. Đóng đô ở Thăng Long. C. Năm 939. Đóng đô ở Cổ Loa. D. Năm 938. Đóng đô ở Cổ Loa.

Câu 2: Năm 944, Ngô Quyền mất, ai là ngƣời thống nhất lại đất nƣớc ?

A. Đinh Bộ Lĩnh. B. Dƣơng Tam Kha. C. Ngô Xƣơng Ngập . D. Ngô Xƣơng Văn.

Câu 3: Triều Ngô trong lịch sử nƣớc ta đƣợc thành lập và tồn tại trong khoảng thời gian 938 - 944.

A. Đúng B. Sai (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu BIÊN SOẠN VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG CÂU TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN MÔN LỊCH SỬ NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG (Trang 48)