Nếu như phương thức thanh toán khác đều có bất lợi cho một phía là người mua hoặc người bán và ngân hàng chỉ là trung gian thanh toán thì phương thức thanh toán tín dụng chứng từ có nhiều tính năng ưu việt hơn và ngân hàng đóng vai trò quan trọng đảm bảo an toàn cho cả bên người mua lẫn người bán. Như đã trình bày trong phần cơ sở lý luận, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ đã được ngày càng nhiều doanh nghiệp lựa chọn khi thanh toán hàng hóa trong giao dịch thương mại quốc tế. 1.71 1.09 1.87 1.53 2.43 1.37 2.71 1.49 3.71 2.74 2001 2002 2003 2004 2005
Doanh số L/C trong tổng doanh số TTQT
L/C
Tỷ USD
Khác
Hình 2.14. Doanh số thanh toán L/C
Từ số liệu hoạt động qua các năm, có thể thấy phương thức thanh toán L/C chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng doanh số hoạt động. Các doanh nghiệp thanh toán xuất nhập khẩu qua BIDV đa phần sử dụng phương thức thanh toán L/C. Tăng đồng thời với doanh số thanh toán quốc tế, doanh số thanh toán bằng phương thức L/C cũng không ngừng tăng lên qua các năm và ước đạt khoảng 3,71 tỷđô la Mỹ vào năm 2005.
Hình 2.15. Tỷ trọng thanh toán L/C Năm 2005 Khác 42% L/C 58% Năm 2001 Khác 39% L/C 61%
Tỷ trọng thanh toán bằng L/C trong giai đoạn 2001-2005 luôn chiếm tỷ trọng
đa phần trên 50% trong doanh số thanh toán quốc tế của BIDV. Năm 2001 doanh số
thanh toán bằng L/C chiếm 61% trong tổng doanh số và đến năm 2005 giảm xuống còn 58%. Tỷ trọng phương thức thanh toán L/C giảm tương đối so với trước đây song xét về giá trị tuyệt đối vẫn tăng trưởng mạnh.
Có thể thấy tỷ trọng thanh toán L/C luôn chiếm đa phần trong hoạt động thanh toán quốc tế của BIDV. Điều này cho thấy tầm quan trọng của phương thức thanh toán này đối với ngân hàng. Từ những phân tích trên đây có thể thấy ngoài việc nắm vững kiến thức về nghiệp vụ thanh toán L/C và nguyên tắc liên quan đến phương thức thanh toán này, một điều quan trọng nữa là cần phải xem xét và đánh giá khả năng xảy ra rủi ro cho ngân hàng khi sử dụng phương thức này.