Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ RỦI RO TỪ CÁC NGÂN HÀNG KHI THANH TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU (Trang 81 - 83)

Thứ nhất, Ngân hàng nhà nước nên chủ động phối hợp với phòng thương mại và các ngân hàng nước ngoài thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo chuyên ngành về

thanh toán quốc tế hay tín dụng chứng từ để các ngân hàng Việt Nam học tập kinh nghiệm. Các hội thảo nên mời các chuyên gia về thanh toán quốc tế, vận tải, bảo hiểm, pháp lý trong và ngoài nước tham gia. Ngoài những kiến thức chuyên sâu thì các chuyên gia cũng sẽ trình bày những tình huống rủi ro, tranh chấp đã từng xảy ra để

tranh luận, phân tích nguyên nhân và đề ra giải pháp thích hợp để hạn chế rủi ro. Thứ hai, Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường hỗ trợ thông tin cho các ngân hàng thương mại. Trung tâm phòng ngừa rủi ro (CIC) cần nâng cao hiệu quả hoạt động

Thứ ba, Ngân hàng nhà nước cần tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát và

đánh giá an toàn đối với hệ thống ngân hàng thương mại. Phối hợp với các Bộ, ngành hoàn thiện các quy trình, quy định cho hoạt động thanh toán quốc tế. Xây dựng các phương pháp kiểm tra, giám sát hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại theo luật pháp nước ta và các chuẩn mực quốc tế.

Thứ tư, Ngân hàng nhà nước cần nhanh chóng phát triển dịch vụ ngân hàng

điện tử cung cấp chủ yếu qua mạng, bằng công nghệ ngân hàng tiên tiến thông qua các cuộc tham quan học tập kinh nhiệm từ các nước có nền công nghệ ngân hàng hiện đại,

để chuyển giao và phát triển cho các ngân hàng Việt Nam.

Thứ năm, NHNN phải xây dựng những hệ thống cảnh báo, dự báo những biến

động bất thường và tỷ giá, lãi suất để hỗ trợ hiệu quả cho các ngân hàng tham gia hoạt

động thanh toán quốc tế tránh được những rủi ro về tỷ giá và lãi suất.

Thứ sáu, hoàn thiện thị trường tài chính để áp dụng phổ biến các công cụ của chính sách tiền tệ và tài chính, pháp luật về tài chính ngân hàng.

Trên đây là một số các biện pháp để phòng ngừa rủi ro của ngân hàng trong thực hiện phương thức tín dụng chứng từ. Phải thực hiện các biện pháp một cách đồng bộ và quan hệ tương quan với nhau, BIDV sẽ tránh được tổn thất cho ngân hàng và cho khách hàng của mình, nâng cao uy tín trên thương trường, thu hút được thêm nhiều khách hàng và có được mối quan hệ tốt với nhiều ngân hàng, lợi nhuận từ thực hiện nghiệp vụ tín dụng chứng từ sẽ gia tăng, trở thành ngân hàng chủ lực trong thực hiện phương thức tín dụng chứng từ, góp phần nâng cao uy tín chung cho ngành ngân hàng trong thời kỳ hội nhập.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Qua nghiên cứu những cơ sở lý luận ở chương 1 và đánh giá khả năng rủi ro ở

Nói tóm lại, rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng nói chung và trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ nói riêng là điều không thể tránh khỏi đối với các ngân hàng. Do vậy, việc phòng ngừa các rủi ro có thể xảy ra là hết sức cần thiết đối với các ngân hàng. Hầu hết các ngân hàng thương mại hiện nay đều có thểđưa ra các giải pháp phòng ngừa rủi ro cho mình sao cho hiệu quả nhất.

Tuy nhiên, thực tế vận dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro như thế nào để

hiệu quả là tùy thuộc vào các ngân hàng. Việc vận dụng hiệu quả các giải pháp phòng ngừa rủi ro có thể là ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa ngân hàng đối với khách hàng. Vận dụng các giải pháp này sao cho hợp lý là một nghệ thuật trong kinh doanh mà các ngân hàng cũng cần xem xét đến chứ không nên tuân theo một cách chặt chẽ và máy móc. BIDV cũng vậy, dù đã có những giải pháp thích hợp đã nêu trên, nhưng các chi nhánh BIDV cũng cần vận dụng các giải pháp này thật sự linh hoạt và hợp lý. Mục

đích chính vẫn là làm thế nào đảm bảo được an toàn về vốn mà vẫn thu hút được khách hàng cho các chi nhánh BIDV.

Một phần của tài liệu BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ RỦI RO TỪ CÁC NGÂN HÀNG KHI THANH TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)