Cấu trúc tài chính cần có trong doanh nghiệp ngành thép Việt Nam:

Một phần của tài liệu Đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thép Việt Nam (Trang 85 - 88)

ĐÁNH GIÁN ĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NGÀNH THÉP VIỆT NAM

3.2.3.3 Cấu trúc tài chính cần có trong doanh nghiệp ngành thép Việt Nam:

Hầu hết các doanh nghiệp đều duy trì cho mình một cấu trúc vốn tối ưu bao gồm nợ vay (D) và vốn chủ sở hữu (E). Cấu trúc vốn hỗn hợp này được gọi là cấu trúc vốn mục tiêu. Doanh nghiệp dù gia tăng vốn trọn gói để mở rộng kinh doanh nhưng họ vẫn có khuynh hướng mong muốn đạt được một hỗn hợp các nguồn tài trợ riêng biệt theo đúng cấu trúc vốn mục tiêu để có thể tối đa hóa giá trị doanh nghiệp.

Với đặc thù ngành thép có rủi ro kinh doanh cao, nên cần cân đối với mức rủi ro tài chính thấp hơn để đảm bảo kiểm sóat được độ nghiêng của đòn bẩy tổng hợp trong

doanh nghiệp không quá lớn. Vì vậy, khi lựa chọn các mục tiêu của họach định cấu trúc vốn tối ưu (CTVTƯ) nhằm:

1. Một là tỷ lệ D/E làm tối thiểu chi phí sử dụng vốn bình quân WACC. 2. Hai là tỷ lệ D/E làm tối đa hóa giá trị doanh nghiệp.

3. Ba là tỷ lệ D/E làm tối đa hóa giá trị cổ phần.

Doanh nghiệp thép trong nước với quy mô đầu tư và khả năng cạnh tranh còn hạn chế, với đặc thù ngành là rủi ro kinh doanh cao, cần lựa chọn phương án tối thiểu chi phí sử dụng vốn bình quân WACC. Đánh giá chi phí sử dụng vốn theo WACC, vốn phản ánh mối tương quan giữa các quyết định tài trợ trong dài hạn, thì đối với một dự án có nhiều rủi ro, cần cộng thêm một phần bù rủi ro vào WACC, đối với dự án ít rủi ro hơn, cần trừ đi một “phí an tòan” từ WACC, tùy thuộc kinh nghiệm của nhà quản lý.

¾ Doanh nghiệp thép khi khởi sự cần nguồn vốn CSH, để tính chi phí sử dụng vốn cổ phần thường Re, ta lấy lãi cổ tức trung bình một số năm làm Re, hay chỉ của một năm gần nhất, hay cộng (thậm chí trừ!) một lượng “rủi ro” (phản ánh thực tế nào đó theo suy nghĩ và đề xuất của chuyên gia). Công thức tính Re được giản lược như sau:

D1

Re= Po + g

Re phản ánh mức tỷ suất sinh lợi mà các cổđông hiện tại mong muốn trên khỏan đầu tư của họ để đảm bảo giá trị thị trường các cổ phiếu đang lưu hành của công ty không thay đổi.

¾ Tiếp theo, việc sử dụng lợi nhuận giữ lại cũng làm giảm WACC với điều kiện doanh nghiệp cân nhắc giữa tỷ suất sinh lợi mà CSH mong muốn khi giữ lại nguồn lợi nhuận này để tái đầu tư với kết quả họat động dự kiến.

¾ Với doanh nghiệp đang tăng trưởng, việc sử dụng nguồn tài trợ vay dài hạn sẽ làm giảm WACC vì chi phí lãi vay thực Rd luôn thấp hơn bất kỳ chi phí của bất kỳ nguồn tài trợ dài hạn nào khác vì khả năng hưởng lợi từ tấm chắn thuế của chi phí lãi vay. Đối với doanh nghiệp thép họat động theo quy chế khu công nghiệp, chịu thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 15%, thì việc đi vay sẽ tiết kiệm cho

doanh nghiệp 15% chi phí vốn vay trong điều kiện EBIT đã vượt qua điểm hòa vốn EBIT. Đối với các doanh nghiệp thép họat động thương mại nằm ngòai khu công nghiệp, chịu thuế súât thuế thu nhập doanh nghiệp khỏang 28%, khi đi vay sẽ tiết kiệm được 28% chi phí vốn vay.

Khi EBIT của doanh nghiệp vượt qua điểm hòa vốn EBIT, có nghĩa là một đồng vay nợ sẽ khuếch đại lợi nhuận. Đối với doanh nghiệp thép đạt được EBIT ít hơn định phí của tài sản và nợ thì việc sử dụng đòn bẩy nợ vay có thể thực sự làm giảm lợi nhuận cho các cổ đông. Như vậy, đòn bẩy phóng đại lỗ tiềm năng cũng như lãi tiềm năng của các cổđông.

Đối với doanh nghiệp thép có EBIT vượt qua điểm hòa vốn EBIT, như Công ty CP Tập Đòan Hoa Sen, thì việc xác lập cấu trúc tài chính cho tăng với giá trị TSCĐ an tòan và nhiều thu nhập chịu thuế để được khấu trừ nên tuân theo lý thuyết trật tự phân hạng sau đây:

1. Sử dụng nguồn vốn có sẵn trong doanh nghiệp là lợi nhuận giữ lại.

2. Phát hành nợ mới để hưởng lợi từ tấm chắn thuế có cân nhắc đến yếu tố rủi ro. 3. Phát hành chứng khóan ghép như trái phiếu chuyển đổi được.

4. Phát hành cổ phần mới-là phương án cuối cùng khi doanh nghiệp đã sử dụng hết khả năng vay nợ và đang đối mặt với mối đe dọa của các chi phí kiệt quệ tài chính.

5. Tăng quy mô họat động qua việc tìm đối tác có năng lực cạnh tranh trong ngành để sáp nhập, mở rộng đầu tư. Có thể hợp tác với đối tác trong và ngòai nước. Tuy nhiên, việc đối tác có vốn đầu tư nước ngòai có thể tạo thêm hướng mở về nguyên vật liệu, tăng vị thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Vì vậy, Công ty CP Tập đòan Hoa Sen đang có mức tăng trưởng cao, chi phí sản xuất thấp, nguồn sản phẩm đa dạng, nên phát hành nợ để giảm được chi phí sử dụng vốn và chi phí bao tiêu nói chung. Thực tế là Công ty đang có kế họach mở rộng đầu tư qua việc công bố phát hành trái phiếu chuyển đổi trong tháng 6 năm 2009.

Với doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, có EBIT âm, và nợ nhiều, như Công ty CP Thép Đình Vũ, không có khả năng thanh tóan lãi vay và nợ quá nhiều, việc phát hành nợ là không thể được vì công ty đang đối đầu với chi phí kiệt quệ tài chính. Để duy

trì sản xuất và củng cố nguồn vốn họat động, cần phát hành thêm vốn cổ phần mới, cho dù việc phát hành này phải đưa đến kết quả là chỉ số giá trên thu nhập thấp hơn, chi phí phát hành lớn và chi phí sử dụng vốn thường lớn hơn bất kỳ một nguồn tài trợ dài hạn nào khác. Cụ thể là:

1. Nghiên cứu giảm bớt các định phí họat động như nguyên vật liệu, nhân công, chi phí TSCĐ, qua đó tăng khả năng cạnh tranh, giảm giá thành.

2. Bán bớt những TSCĐ không cần thiết để giảm bớt rủi ro kinh doanh và huy động tiền mặt nhằm tái cân đối cấu trúc vốn

3. Phát hành cổ phần mới-là phương án cuối cùng khi doanh nghiệp đã sử dụng hết khả năng vay nợ và đang đối mặt với mối đe dọa của các chi phí kiệt quệ tài chính. Thực tế Công ty đã hòan tất việc phát hành cổ phần mới trong tháng 12/2008.

4. Tìm đối tác có năng lực cạnh tranh trong ngành để sáp nhập, huy động các nguồn vốn có chi phí sử dụng vốn thấp nếu có thể, kể cả nguồn vốn FDI để giảm chi phí vốn và có được lợi thế về nguyên vật liệu sản xuất từđối tác nước ngòai.

5. Nghiên cứu sử dụng dịch vụ thuê mua tài chính để được hỗ trợ về vốn và công nghệ.

Một phần của tài liệu Đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thép Việt Nam (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)