Vốn và những tồn tại trong cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành thép Việt Nam:

Một phần của tài liệu Đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thép Việt Nam (Trang 72 - 73)

ĐÁNH GIÁN ĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NGÀNH THÉP VIỆT NAM

2.3.1 Vốn và những tồn tại trong cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành thép Việt Nam:

Nam không được phát hành cổ phiếu.

2.3 Hạn chế về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ngành thép Việt Nam:

2.3.1 Vn và nhng tn ti trong cu trúc vn ca các doanh nghip ngành thép Vit Nam: Nam:

Doanh nghiệp thép Việt Nam chủ yếu với quy mô vừa và nhỏ (xét về tổng thể thì 90% các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ). Với khả năng tiếp cận nguồn vốn từ thị trường tài chính hạn chế, các doanh nghiệp có tình trạng phổ biến là chiếm dụng vốn lẫn nhau, làm lây nhiễm rủi ro giữa các doanh nghiệp. Số doanh nghiệp sản xuất thép quá nhiều, qui mô nhỏ, dễ bị bóp chẹt bởi các doanh nghiệp vốn nước ngòai (Trung Quốc, Nga, Úc, Đài loan), khả năng cạnh tranh kém.

- Quy mô vốn doanh nghiệp thép: hiện nay Công ty CP Tập Đòan Hoa Sen và Công ty TNHH Bluescope Steel Việt Nam là một trong những doanh nghiệp tiêu biểu đứng đầu ngành thép trong nước, sản xuất thép tấm và cần đầu tư lớn cho dây chuyền sản xuất, nhưng số vốn cũng rất giới hạn (khỏang hơn 100 triệu USD). Quy mô vốn bình quân ngành khỏang 9.5 triệu USD là rất thấp, không đủ sức cạnh tranh với thế giới về trình độ công nghệ và quy mô đầu tư.

- Về các chỉ số về khả năng thanh khỏan của doanh nghiệp ngành thép: tỷ số thanh tóan nhanh ở mức cao nhất là 1.53 của Công ty TNHH Bluescope Steel Việt Nam, mức thấp nhất là 0.19 của Công ty CP Thép Đình Vũ, bình quân ngành là 0.62 cho thấy khả năng thanh tóan thực sự của các doanh nghiệp thép là chưa cao, trong trường hợp hành tồn kho bịứđọng, không đáng giá thì các doanh nghiệp có thể bị lâm vào khó khăn tài chính gọi là “không có khả năng chi trả”.

- Về nhóm chỉ tiêu hiệu quả họat động: chỉ số vòng quay hàng tồn kho cao nhất là 4.2 và thấp nhất là 0.98, cho thấy một số doanh nghiệp họat động kinh doanh tốt dù có đầu tư cho HTK nhiều nhưng vẫn đạt doanh số cao, nhưng bên cạnh đó vẫn có các doanh nghiệp dự trữ quá nhiều HTK so với mức tăng doanh số bán. Hiệu quả sử dụng tòan bộ tài sản bình quân ngành là 0.98, mức cao nhất là 1.52, mức thấp nhất là 0.37, cho thấy việc sử dụng tài sản chưa có hiệu quả, làm giá thành tăng, hạn chế khả năng cạnh tranh, đối với Công ty CP Tập đòan Hoa Sen, hiệu quả sử dụng tòan bộ tài sản là 1.52 cho thấy

công ty đã họat động gần hết công suất và rất khó để mở rộng họat động nếu không đầu tư thêm vốn.

- Về nhóm chỉ tiêu đòn bẩy tài chính: tỷ suất tài trợ cao nhất là 39.54% thấp nhất là âm 12,44% cho thấy cơ cấu vốn cổ phần trong doanh nghiệp không bền vững, có doanh nghiệp nợ rất nhiều so với vốn cổ phần (như Bluescope Steel Việt Nam) sử dụng khỏan vay từ công ty mẹ và trả lãi vay cốđịnh. Về tỷ số nợ dài hạn trên vốn cổ phần cao nhất là 12.57 (Đình Vũ), thấp nhất là 0.36 (Hoa Sen), cho thấy một số doanh nghiệp vay nợ rất cao, bên cạnh các doanh nghiệp sử dụng nợ rất thấp (Hoa Sen). Về khả năng chi trả lãi vay, mức cao nhất là 4.09 (Hoa Sen) và 3.03 (Bluescope Steel Việt Nam), mức thấp là không có khả năng chi trả do EBIT âm (Đình Vũ mặc dù sử dụng rất nhiều nợ).

- Về các chỉ tiêu thể hiện khả năng sinh lời: lợi nhuận thuần/doanh thu bình quân ngành là 0.37% cho thấy khả năng tạo lợi nhuận của doanh nghiệp thép trong nước còn rất thấp. Lợi nhuận thuần trên tổng tài sản là 1% cho thấy khả năng sinh lợi từ tài sản là thấp, có thể là do công nghệ còn hạn chế, giá thành còn tăng. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu là 26% (Hoa Sen) thể hiện tính hiệu quả của việc sử dụng vốn chủ sở hữu, nhưng bên cạnh đó, cũng có những doanh nghiệp họat động không hiệu quả dẫn đến một tỷ số âm do EBIT âm (Đình Vũ, Bluescope Building Việt Nam).

Một phần của tài liệu Đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thép Việt Nam (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)