Giải pháp đa dạng các nguồn tài trợ cho ngành thép Việt Nam:

Một phần của tài liệu Đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thép Việt Nam (Trang 82 - 84)

ĐÁNH GIÁN ĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NGÀNH THÉP VIỆT NAM

3.2.2.2 Giải pháp đa dạng các nguồn tài trợ cho ngành thép Việt Nam:

Theo phân tích thực trạng doanh nghiệp thép Việt Nam nêu trên, hầu hết các doanh nghiệp thép Việt Nam có vốn nhỏ và đầu tư dàn trải, manh mún. Một số doanh nghiệp nổi trội như là Tôn Hoa Sen, Thép Đình Vũ, thép Bluescope Steel Việt Nam vẫn có hạn chế về quy mô đầu tư, công nghệ chưa cao, so với doanh nghiệp các nước trong khu vực và quốc tế. Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp thép Việt Nam cần vốn lớn để cạnh tranh, cần xu hướng sáp nhập có hỗ trợ bởi chính sách chính phủ, vừa phải tuân thủ lộ trình cam kết WTO. Các nguồn tài trợđề nghịđể phát triển doanh nghiệp thép như sau:

@ Để tồn tại, Việt Nam cần phải có những tập đoàn thép đủ lớn. Muốn vậy các doanh nghiệp phải biết liên kết, sáp nhập với nhau, phân công lại sản xuất, hiện đại hóa thiết bị và cắt giảm các chi phí, mà điều này chỉ có thể thực hiện được khi các doanh nghiệp chịu từ bỏ thói làm ăn nhỏ lẻ và chỉ vì lợi ích trước mắt. Cần có sự sáp nhập doanh nghiệp thép thành các tập đòan có tiềm lực vốn lớn và công nghệ cải tiến nhằm tăng thế cạnh tranh, theo đó có công ty quản lý quỹ chung cho tập đòan, công ty này sẽ là trung tâm tập trung và phân bổ nguồn tài chính giữa các công ty con trong tập đòan, hạn chế tối đa chi phí vốn vay bên ngòai và nâng cao hiệu quả tái đầu tư các nguồn tiền nhàn rỗi của các công ty con.

@ Vốn tiết kiệm nội địa- cổ phần hóa: hiện nay tiết kiệm nội địa là khá thấp, việc vay nợ trong nước là hạn chế:

- Thị trường trái phiếu: xu hướng suy giảm kinh tế tòan cầu làm nhà đầu tư co lại và cảnh giác trước mọi kêu gọi đầu tư.

- Thị trường cổ phiếu: chứng khóan trong nước đã và đang giảm mạnh kể từđầu năm 2008 đến nay, việc phát hành cổ phiếu mới cho doanh nghiệp sẽ dẫn đến một chi phí phát hành cao và giảm đi chỉ số giá thu nhập làm giảm giá trị doanh nghiệp.

Vì vậy, các doanh nghiệp thép có EBIT vượt điểm hòa vốn EBIT thì nên vay nợ, các doanh nghiệp thép chưa đạt EBIT dương nên tái cấu trúc, tiết kiệm định phí, và nghĩđến việc phát hành thêm cổ phần.

@ Vốn huy động từ các tổ chức tài chính, ngân hàng trong nước:

- Doanh nghiệp nên ký hợp đồng thấu chi giữa tập đòan với ngân hàng, tận dụng nguồn vốn thừa từ công ty này để bổ sung nguồn vốn thiếu cho công ty khác trong tập đòan để giảm thiểu chi phí sử dụng vốn. Tuy nhiên, việc sử dụng vốn vay phải hết sức chú ý đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp, kế họach sử dụng vốn phải đảm bảo hợp lý, đúng mục đích; quản lý tốt quỹ tiền mặt, kỳ trả nợ và kỳ thu tiền, kế họach sản xuất kinh doanh phải được lập bám sát thực tế…nếu không vốn vay sẽ trở thành một gánh nặng đối với doanh nghiệp.

@ Vốn FDI:

- Cần khuyến khích đầu tư nước ngòai qua chính sách hỗ trợđầu tư, giảm bớt hiện trạng dòng vốn đảo chiều. Tuy nhiên, các doanh nghiệp thép cần chọn những đối tác có năng lực tài chính và kinh nghiệm đầu tư, tránh trường hợp chạy dự án để bán, hoặc để môi giới đầu tư, nhằm huy động vốn đầu tư hiệu quả qua việc bảo đảm đúng tiến độ đầu tư. Các dự án FDI này sẽ là trung gian cung cấp nguồn nguyên vật liệu ổn định với giá cả hợp lý hơn- khắc phục khỏi hiện trạng phụ thuộc thép nước ngòai về nguyên vật liệu cũng như chuyển giao công nghệ hiện đại, đầu tư quy mô, qua đó hạ giá thành sản phẩm, nâng cao tính cạnh tranh của ngành thép trong nước và lợi ích của người tiêu dùng.

- Theo Quy định 15/2007/QĐ-UBND, tiêu chuẩn đánh giá về ý tưởng đầu tư dự án, năng lực tài chính cùng kinh nghiệm của nhà đầu tư sẽ theo thang điểm 100. Trong đó, ý tưởng có thang điểm tối đa là 40, năng lực tài chính tối đa là 40 và 20

điểm còn lại dành cho kinh nghiệm đầu tư, kinh doanh các dự án tương tự của nhà đầu tư. Kinh nghiệm phải được đánh giá qua các dự án tương tự mà nhà đầu tưđã thực hiện trước đó (nếu là các dự án thuộc dạng khác, không tương tự như dự án đang đấu thầu lựa chọn chủđầu tư thì không đưa ra chấm điểm).

@ Ngòai ra, doanh nghiệp cần có khả năng điều động hay tài trợ linh họat, tức là khả năng điều chỉnh nguồn vốn tăng hay giảm đáp ứng được các thay đổi quan trọng trong nhu cầu vốn. Khi đã chuẩn bị sẵn phương án càng có khả năng điều động hay tài trợ linh họat thì doanh nghiệp sẽ có nhiều hướng mở khi cần mở rộng hay thu hẹp tổng vốn sử dụng. Điều này vừa cho phép doanh nghiệp sử dụng vốn có sẵn vào bất kỳ một thời điểm nào đó, mà còn tăng năng lực mặc cả của doanh nghiệp khi giao dịch với nhà cung cấp vốn tương lai. Bên cạnh đó, để có được khả năng điều động mong muốn khi thu hẹp họat động, doanh nghiệp nên cố gắng đưa vào thỏa thuận với các nhà cung cấp vốn qua chứng khóan nợ một điều khỏan là doanh nghiệp có thể thu hồi trái phiếu hay cổ phần ưu đãi trước thời hạn mặc dù có thể doanh nghiệp phải chấp nhận một mức lệ phí phạt trả trước hạn ngòai phần đầu tư ban đầu của họ.

Một phần của tài liệu Đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thép Việt Nam (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)