Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các thanh toán viên:

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ACB chi nhánh Hà Nội” ppt (Trang 48 - 52)

Con người là nhân tố quyết định mọi thắng lợi, là yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển của Ngân hàng thương mại. Do đó, tư tưởng chủ đạo trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Ngân hàng ACB nói chung và ACB- chi nhánh Hà Nội nói riêng là “ Con người là vốn quí nhất, đầu tư vào con người có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển của ngân hàng”. Chất lượng hoạt động TTQT phụ thuộc rất nhiều vào trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các thanh toán viên nên ACB-chi nhánh Hà Nội cần chú trọng đến việc nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ TTQT. Để qui trình thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ được nhanh chóng, chính xác, có hiệu quả và tránh được nhiều rủi ro, các thanh toán viên phải có khả năng xử lý nghiệp vụ một cách thuần thục, chính xác, phù hợp với các thông lệ quốc tế. Vì vậy, các thanh toán viên không chỉ có

vực ngoại thương và các thị trường mà mình phụ trách. Trong thời gian tới, để năng cao năng lực của các thanh toán viên, ACB-Chi nhánh Hà Nội nên tập trung vào một số biện pháp như sau:

Đầu tiên, chi nhánh cần tiếp tục hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý, điều hành, qui trình hoạt động TTQT theo hướng hội nhập. Đổi mới bộ máy kinh doanh từ Hội sở đến các chi nhánh theo hướng mô hình tổ chức ngân hàng thương mại hiện đại với bộ máy tinh gọn, hoạt động có hiệu quả. Hoàn thiện mô hình quản lý điều hành, qui trình hoạt động của từng nghiệp vụ trong hoạt động TTQT phù hợp với thông lệ quốc tế, mang tính thống nhất từ Hội sở chính đến các chi nhánh. Cần xem xét lại chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận có liên quan đến hoạt động TTQT để quy định lại hoặc bổ sung thêm cho phù hợp, tránh chồng chéo, tránh bỏ sót sự kiểm tra giám sát và đồng thời tạo sự kết hợp chặt chẽ nghiệp vụ giữa các phòng ban trong ban hành văn bản cũng như tác nghiệp. Bên cạnh đó, từng bước hoạch định,tiêu chuẩn hóa và rà soát, sắp xếp lại cán bộ làm công tác thanh toán quốc tế nhằm đảm bảo cán bộ quản lý đến cán bộ chuyên môn nghiệp vụ phải có đủ các tiêu chuẩn bằng cấp và trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, vận hành và sử dụng thành thạo máy vi tính, được đào tạo, bồi dưỡng các nghiệp vụ về xuất nhập khẩu, TTQT và luật, thông lệ quốc tế.

Tiếp theo, cần thường xuyên kiểm tra, đánh giá trình độ cán bộ để thực hiện đạo tạo và đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ chuyên môn năng lực cho các thanh toán viên. Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nghiệp vụ TTQT bằng phương thức tín dụng chứng từ. Tổ chức các lớp học ngắn hạn đào tạo chuyên sâu về TTQT, mời các chuyên gia nước ngoài về TTQT giảng dạy để cán bộ và nhân viên ngân hàng trong các bộ phận có liên quan đến TTQT có điều kiện trau dồi về nghiệp vụ TTQT. Đồng thời, trang bị cho cán bộ kiến thức về pháp luật, ngoại ngữ, tin học. Thực hiện cơ chế hỗ trợ kinh phí đạo tạo để khuyến khích cán bộ tích cực tham gia các khóa tập huấn và không ngừng tự đào tạo. Có khen thưởng động viên kịp thời những cán bộ đạt thành tích cao trong công việc để họ đạt năng suất cao hơn đồng thời nhắc nhở kịp thời những cán bộ vẫn còn có thái độ chưa đúng hoặc vẫn mắc sai sót trong công việc để kịp thời chấn chỉnh.

Bên cạnh đó, chi nhánh cần thường xuyên cập nhật thông tin trong và ngoài nước giúp cán bộ TTQT am hiểu và chủ động trong hoạt động của mình. Ngoài ra, chi nhánh cũng nên chú trọng đầu tư sách báo, tài liệu, sách báo phục vụ cho việc

Ngoài ra, ACB- Chi nhánh Hà Nội còn có thể áp dụng một sô biện pháp như: quan tâm đến đời sống thường nhật của nhân viên để họ yên tâm công tác và ngày càng gắn bó với ngân hàng; chú trọng đến phong cách giao dịch của thanh toán viên với khách hàng, điều này góp phần thu hút thêm khách hàng mới và củng cố vững chắc mối quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng lâu năm; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lývà điều hành kinh doanh, phát huy tính chủ động sáng tạo của từng cán bộ nhân viên....

3.2.5. Một số giải pháp hỗ trợ khác:

- Tăng cường hơn nữa quan hệ với các ngân hàng đại lý:

Xây dựng hệ thống phân loại và chính sách quan hệ đại lý phù hợp để nâng cao uy tín, tạo điều kiện tốt nhất cho việc thực hiện các giao dịch tại ngân hàng. Đồng thời khai thác hệ thống thanh toán của ngân hàng đại lý để phục vụ cho nhu cầu thanh toán của chi nhánh Hà Nội. Ngoài ra, tăng cường quan hệ với các ngân hàng đại lý còn giúp chi nhánh học hỏi được kinh nghiệm quản lý của ngân hàng nước ngoài. Chính vai trò hết sức quan trọng của hệ thống ngân hàng đại lý nên trong thời gian tới, ACB-Chi nhánh Hà Nội cần thực hiện một số giải pháp như:

 Thứ nhất, chi nhánh cần tiếp tục duy trì và củng cố mối quan hệ với các ngân hàng đại lý đã thiết lập từ trước để giữ vững uy tín của mình trên thị trường ngân hàng-tài chính quốc tế

 Thứ hai, chi nhánh cần mở rộng mối quan hệ đại lý với các ngân hàng mới trên nhiều quốc gia khác nhau để đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng, đặc biệt ở những nước mà Việt Nam có quan hệ thương mại lớn như: Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc, Đông Âu...

 Thứ ba, chi nhánh cần tăng cường gắn kết công tác quan hệ đại lý với quan hệ khách hàng.

 Thứ tư, chi nhánh phải thường xuyên phân tích, xem xét,kiểm tra và đánh giá mối quan hệ giữa Ngân hàng ACB và ngân hàng đại lý trên các mặt giao dịch, thanh toán

- Đẩy mạnh tài trợ hoạt động xuất nhập khẩu.

Hiệu quả của hoạt động thanh toán hàng xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ phụ thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa xuất nhập khẩu. Nếu các doanh nghiệp này được tài trợ nguồn vốn sẽ kinh doanh có hiệu quả, có uy tín, từ đó giúp đẩy mạnh hoạt động

TTQT hàng hóa xuất nhập khẩu. Việc đẩy mạnh tài trợ xuất nhập khẩu có vai trò hết sức quan trọng đối với việc mở rộng hoạt động TTQT bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ACB-Chi nhánh Hà Nội. Vì vậy, để làm tốt công tác này có thể đưa ra một số biện pháp như sau:

- Lựa chọn khách hàng để ưu đãi tín dụng xuất nhập khẩu: chi nhánh cần đặt ra các tiêu chuẩn trong từng thời kì về khả năng tài chính, kim nghạch xuất nhập khẩu, thì trường xuất khẩu để có chính sách ưu đãi hợp lý.

- Cần có những ưu tiên hơn về lãi suất đối với món vay thanh toán hàng xuất nhập khẩu so với các món vay thông thường khác, bởi vì cho vay thanh toán xuất nhập khẩu ngoài phần lãi mà chi nhánh nhận được, chi nhánh còn thu được các loại phí TTQT như: phí mở L/C, phí thông báo, phí sửa đổi...

- Đối với các L/C nhập khẩu, chi nhánh có thể thực hiện tài trợ trong giai đoạn: cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu; tài trợ trong giai đoạn giao hàng để áp dụng chủ yếu cho những khách hàng mới cần có sự đảm bảo của ngân hàng; tài trợ trong giai đoạn giao hàng bằng hình thức chấp nhậ hối phiếu, cho vay thanh toán, bảo lãnh nhận hàng...Đối với những hình thức cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu trong giai đoạn thực hiện kí kết hợp đồng ngoại thương, để tránh những rủi ro cho hoạt động kinh doanh của nhà nhập khẩu và đảm bảo uy tín cho chi nhánh, chi nhánh cần thực hiên cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu theo hạn mức nhất định. Đồng thời cũng cần qui định lại tỷ lệ kí quỹ do thời gian từ lúc mở L/C đến khi thực hiện thanh toán là khá dài, nhà nhập khẩu bị ứ đọng vốn, nếu chi nhánh yêu cầu tỷ lệ kí quỹ cao thì gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của nhà nhập khẩu

- Đối với các L/C xuất khẩu, chi nhánh sẽ tiến hành giúp nhà xuất khẩu thu hồi vốn nhanh chóng và cũng thực hiện ở các giai đoạn: cấp tín dụng cho nhà xuất khẩu căn cứ vào hợp đồng thương mại mà khách hàng đã kí hoặc căn cứ vào L/C đã được thông báo, chi nhánh cáp tín dụng để nhà xuất khẩu thực hiện sản xuất hàng hoá xuất khẩu, chiết khấu bộ chứng từ hoàn hảo và chiết khấu hối phiếu. Căn cứ vào bộ chứng từ hoàn hảo, chi nhánh thực hiện chiết khấu bộ chứng từ, giúp cho nhà xuất khẩu có thể quay vòng vốn nhanh. Chi nhánh cũng có thể thực hiện cấp tín dụng cho khách hàng bằng cách chiết khấu các hối phiếu chưa đến hạn thanh toán; thục hiện ứng trước tiền hàng ( thực chất đây là nghiệp vụ mà ngân hàng cho vay dựa trên tài sản đảm bảo là bộ chứng từ hoàn hảo,nghiệp vụ này gần giống với nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ hoàn hảo).Viêc tài trợ qua nghiệp vụ chiết khấu

hàng không những đem lại lợi nhuận cho ngân hàng mà còn giúp cho nhà xuất khẩu quay vòng vốn nhanh hơn và tạo đông lực cho nhà xuất khẩu thiết lập bộ chứng từ hoàn hảo.

- Tăng cường nguồn ngoại tệ phục vụ hoạt động TTQT:

Bên cạnh đó, cùng với sự khôi phục lại nền kinh tế của các nước Châu Á sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực năm 1997, thị trường Châu Á đang dần chiếm lại niềm tin đối với các đối tác phương Tây, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam cũng sẽ có cơ hội tăng trưởng, nhu cầu về ngoại tệ theo đó mà tăng lên. Muốn mở rộng hoạt động TTQT thì ngân hàng phải đảm bảo một nguồn vốn ngoại tệ dồi dào để đáp ứng nhu cầu thanh toán, muốn như vậy chi nhánh cần đẩy mạnh huy động vốn ngoại tệ, khai thác tốt các nguồn vốn tài trợ, phát triển nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ.

3.3. Một số kiến nghị nhằm mở rộng hoạt động hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Á Châu ACB chi nhánh

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ACB chi nhánh Hà Nội” ppt (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)