Các tồn tại trong hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ACB chi nhánh Hà Nội” ppt (Trang 35 - 37)

2.2.2. Các tồn tại trong hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chừng từ và nguyên nhân: dụng chừng từ và nguyên nhân:

2.2.2.1. Các tồn tại trong hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chừng từ chừng từ

Những kết quả đạt được trong hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ của ACB-chi nhánh Hà Nội trong những năm qua là đáng khích lệ, góp phần quan trọng vào công cuộc đổi mới ngành ngân hàng nói riêng và sự phát triển nền kinh tế của đất nước nói chung. Tuy vậy, việc áp dụng phương thức này tại chi nhánh vẫn không thể tránh khỏi những hạn chế, tồn tại nhất định, đòi hỏi phải ngày càng hoàn thiện hơn nữa.

Thứ nhất, từ số liệu thực tế cho thấy, trong hoạt động thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ có sự mất cân đối giữa số lượng và doanh số L/C xuất khẩu và L/C nhập khẩu.

Bảng 2.7: Số lượng L/C xuất khẩu và nhập khẩu qua các năm Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

L/C nhập khẩu 134 187 241 296

L/C xuất khẩu 13 40 52 67

(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động TTQT của ACB-Chi nhánh Hà Nội hằng năm)

Bảng 2.8: Doanh số L/C xuất khẩu và nhập khẩu qua các năm

Đơn vị: USD

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

L/C nhập khẩu 51.332.066 35.116.000 61.887.465 87.461.752 L/C xuất khẩu 264.918 1.050.000 8.065.432 13.378.982

(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động TTQT của ACB-Chi nhánh Hà Nội hằng năm)

Qua hai bảng số liệu trên ta có thể thấy sự chênh lệch rõ rệt giữa doanh số và số lượng L/C nhập khẩu và xuất khẩu qua các năm. Điều này nằm trong tình hình biến động chung của nền kinh tế nước ta, sau khi gia nhập WTO Việt Nam phải cắt giảm thuế quan, xóa bỏ các hàng rào phi thuế quan, xóa bỏ trợ cấp, mở cửa thị trường, bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, sở hữu trí tuệ, bản quyền phát minh, sáng chế…Các doanh nghiệp Việt Nam với năng lực cạnh tranh còn hạn chế, trong khi các đối tác nước ngoài đã đi rất xa về kinh nghiệm quản lý, trình độ công nghệ,… do đó các hoạt động thương mại quốc tế chủ yếu là nhập khẩu, hoạt động xuất khẩu chiếm tỷ trọng ít hơn. Mặt khác, các doanh nghiệp là khách hàng của chi nhánh là những doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm không phải là mặt hàng xuất khẩu chủ lực nên doanh số L/C xuát khẩu chưa cao, chỉ là những con số nhỏ.

Thứ hai, thu nhập từ thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ còn chưa cao

Ở các ngân hàng hiện đại thì doanh thu từ các hoạt động trung gian thanh toán chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng đầu tư. Tại chi nhánh Hà Nội, dù doanh thu từ hoạt động TTQT nói chung và TTQT bằng phương thức tín dụng chứng từ nói riêng liên tục tăng trong các năm qua nhưng vẫn con số này vẫn chưa xứng tầm với hoạt động của chi nhánh, đặc biệt là doanh thu từ TTQT bằng phương thức tín dụng chứng từ trong tổng doanh thu TTQT là khá thấp.

Thứ ba, các loại hình L/C vẫn chưa đa dạng và chưa đạt được hiệu quả cao. Tại ACB-chi nhánh Hà Nội các khách hàng chủ yếu sử dụng các loại L/C truyền thống như: L/C không thể hủy ngang, L/C trả ngay còn các loại L/C đặc biệt

dạng hóa việc cung cấp các loại hình L/C đem tới cho khách hàng nhiều sự lựa chọn hơn, mở rộng thị trường khách hàng.

Thứ tư, ACB-Chi nhánh Hà Nội hiện nay còn chưa có chính sách chăm sóc khách hàng chuyên biệt, chính sách tìm kiếm khách hàng thống nhất.

Các chính sách chăm sóc khách hàng, chính sách tìm kiếm khách hàng trong toàn chi nhánh mà chỉ mới ở mức độ chính sách đơn lẻ của từng phòng nghiệp vụ, chưa có sự liên kết giữa các phòng, ban, bộ phận. Không có bộ phận đầu mối chỉ đạo và kiểm soát tiến độ của các chính sách khách hàng, các chương trình quảng bá sản phẩm mới.

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ACB chi nhánh Hà Nội” ppt (Trang 35 - 37)