Thứ nhất, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ Ngân hàng ACB còn chưa cao.
Mặc dù trong thời gian qua Ngân hàng ACB nói chung và ACB-Chi nhánh Hà Nội nói riêng đã thường xuyên mở các lớp tập huấn, tạo điều kiện đi khảo sát, trao đồi kinh nghiệm nghiệp vụ với các chi nhánh thực hiện Thanh toán quốc tế trong hệ thống cũng như học tập nghiệp vụ ngân hàng hiện đại tại các ngân hàng đại lý nhằm mục đích nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn, gia tăng tính năng động, ứng phó với các tình huống nghiệp vụ của các cán bộ làm thanh toán quốc tế. Tuy nhiên xét trên mặt bằng chung, các thanh toán viên của các ngân hàng thương mại trong nước nói chung và của ngân hàng ACB riêng vẫn còn thua kém các ngân
khách hàng sát sao, áp dụng triệt để Marketing ngân hàng trong hoạt động kinh doanh nên tác phong của họ phần nào cũng năng động, nhanh nhạy hơn.
Thứ hai, tại ACB-chi nhánh Hà Nội chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban đặc biệt là giữa phòng kinh doanh và thanh toán quốc tế trong công tác tìm hiểu khách hàng.
Điều này có ý nghĩa rất to lớn trong hoạt động của bộ phận Thanh toán quốc tế tại ACB-Chi nhánh Hà Nội, nếu thực hiện được điều này công tác thanh toán L/C nói riêng sẽ tiết kiệm được rất nhiều cả về thời gian, nhân sự cũng như chi phí. Bên cạnh đó, thông qua sự phối hợp này, mọi hợp đồng L/C sẽ có được sự bảo hiểm trước rất nhiều rủi ro, đặc biệt là rủi ro tác nghiệp- loại rủi ro cơ bản của nghiệp vụ thanh toán L/C
Thứ ba, trang bị kĩ thuật và công nghệ của Ngân hàng ACB nói chung và của ACB-Chi nhánh Hà Nội nói riêng còn lạc hậu, hạn chế, chương trình hiện đại hóa ngân hàng còn chưa hoàn thiện và ổn định, các sự cố kĩ thuật chưa đc khắc phục kịp thời.
Cho đến nay một số chức năng của chương trình mới chưa được khai thác hết, một số mẫu điện chưa được sử dụng, chất lượng đường truyền tin giữa Hội sở chính và các chi nhánh , giữa Ngân hàng với khách hàng còn kém, mức độ tự động hóa của chương trình còn chưa cao. Điều này dẫn đến việc truyền tin và nhận tin cũng như hạch toán còn nhiều trục trặc gây nên chậm trễ trong việc giao dịch với khách hàng và giảm uy tín của ngân hàng. Bên cạnh đó, mặt cập nhật thông tin cũng là một điểm yếu của chi nhánh: thông tin cập nhật toàn hệ thống chưa cao, thông tin nắm bắt, cập nhật tình hình chính trị - kinh tế - tài chính thế giới chưa kịp thời, chưa nhanh nhạy; đặc biệt là các tin tức liên quan đến khách hàng cũng thiếu chính xác, không đầy đủ. Điều này gây nên rất nhiều rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ nói riêng.
Thứ tư, công tác Marketing chưa có hiệu quả và hạn chế về giờ làm việc.
Trong thời gian qua, chi nhánh Hà Nội cũng đã xây dựng và tiến hành một số chương trình Marketing hấp dẫn để thu hút khách hàng tuy nhiên các chương trình này chưa được áp dụng triệt để, rộng rãi, do vậy hiệu quả mang lại chưa cao như mong đợi. Hoạt động TTQT chủ yếu dựa vào các khách hàng truyền thống, chưa tăng cường tìm kiếm khách hàng tiềm năng; đặc biệt khách hàng của mảng hoạt
ACB chưa thể cạnh trạnh được với các ngân hàng thương mại nhà nước lớn, có uy tín trong nước như: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB), Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agibank), Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank)
Ngoài ra, giờ làm việc của Ngân hàng ACB cũng không thể cạnh tranh được với các ngân hàng nước ngoài và một số ngân hàng khác trên cùng địa bàn. Trong khi các ngân hàng nước ngoài mở của làm việc đến 17h hoặc 18 h hằng ngày hoặc giao dịch thông tầm trưa như: ngân hàng ANZ Việt Nam, ngân hàng HSBC… thì ngân hàng ACB lại đóng của lúc 16h30. Điều này phần nào cũng làm hạn chế khách hàng đến giao dịch với ngân hàng.