Thứ nhất, môi trường pháp lý chưa hoàn thiện, còn nhiều bất cập.
Cho đến nay các chính sách của Nhà nước và các văn bản pháp lý của ngành ngân hàng và các ban ngành liên quan cho hoạt động ngân hàng, hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán quốc tế bằng L/C nói riêng còn thiếu, chưa đồng bộ mặt khác còn chưa đáp ứng được kịp thời và đầy đủ với xu thế ngày một phát triển hiện nay. Điều này dẫn đến tình trạng “vừa thừa vừa thiếu” làm cho hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán quốc tế bằng L/C nói riêng thiếu tính linh hoạt để thích nghi nhanh chóng với tính đa dạng, phong phú của các giao dịch trong thực tiễn.
Bên cạnh đó, qui chế quản lý ngoại hối của nước ta còn nhiều điểm chưa rõ ràng làm cho nghiệp vụ thanh toán quốc tế còn gặp nhiều khó khăn chẳng hạn như: Qui chế quản lý ngọai hối qui định phải kiểm tra chứng từ có liên quan khi chuyển tiền ra nước ngoài của khách hàng thế nhưng trong nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu lại không có hướng dẫn cụ thể việc kiểm tra tờ khai đăng kí xuất nhập khẩu khi phát hành thư tín dụng dẫn đến có Ngân hàng thì kiểm tra nghiêm túc, có Ngân hàng thì lại lập luận theo UCP rằng ngân hàng không liên quan đến vấn đề đó, điều này gây nên sự không thống nhất giữa các ngân hàng thương mại.
Thứ hai, chính sách thương mại của Nhà nước và Chính phủ còn chưa ổn định đồng thời cơ chế chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực thương mại còn nhiều bất cập.
Hiện nay, Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập với nền kinh tế thế giới, các cơ chế, chính sách thương mại hiện không ngừng thay đổi, bổ sung để phù hợp
thông lệ, tập quán ngoại thương quốc tế. Chính phủ và các bộ ngành liên quan thường xuyên có những thay đổi về danh mục các mặt hàng được phép xuất khẩu, biểu thuế áp dụng đối với từng mặt hàng, thời gian từ khi ra quyết định đến khi quyết định có hiệu lực thi hành thường là ngắn, không đủ thời gian để cho các doanh nghiệp dự tính sắp xếp kế hoạch cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động TTQT của ngân hàng. Bên cạnh đó, Chính phủ hiện chưa có chiến lược, giải pháp tổng thể để hỗ trợ kịp thời đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Trong hoạt động xuất nhập khẩu, các thủ tục hành chính còn rườm rà, cồng kềnh, chưa có sự liên kết phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành có liên quan, các thủ tục, qui định còn chồng chéo nhau gây nên phiền toái cho những người tham gia, tốn kém thời gian, nhân lực và chi phí. Đồng thời, trách nhiệm và quyền lợi của các ngân hàng khi tham gia hoạt động xuất nhập khẩu còn mập mờ, chưa được xác định rõ.
Thứ ba, tình hình kinh tế, tài chính thế giới trong thời gian qua có nhiều biến động đã ảnh hưởng nhiều đến hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại nói chung và của ngân hàng ACB nói riêng.
Ở Việt Nam, bên cạnh những vấn đề nội tại, kinh tế cũng chịu nhiều tác động xấu từ những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại, đạt mức thấp nhất kể từ năm 2000, tuy còn giữ được ở mức khá cao so với các nước khác; xuất khẩu gặp khó khăn, nhập siêu tăng đột biến; hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng trong nước thu hẹp đáng kể; thị trường bất động sản bị đóng băng; thị trường chứng khoán tụt dốc...
Năm 2008 cũng là một năm đáng nhớ trong hoạt động của các ngân hàng với việc nhiều biến số kinh tế có những thay đổi trái chiều nhau trong cùng một năm.. Chính sách tiền tệ từ định hướng thắt chặt và linh hoạt nửa đầu năm 2008 cũng chuyển dần sang nới lỏng một cách thận trọng những tháng cuối năm. Đi cùng với quá trình này là tần suất cao của sự điều chỉnh các công cụ điều hành chính sách tiền tệ, tập trung ở các lãi suất chủ chốt, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, biên độ tỷ giá, phát hành tín phiếu bắt buộc và đặc biệt là cơ chế lãi suất trần trong hoạt động cho vay.
Với sự can thiệp mạnh tay của chính phủ hầu hết các quốc gia, năm 2009 kinh tế thế giới dần hồi phục sau cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế toàn cầu 2008. Nằm
trong xu thế chung đó, nền kinh tế Việt Nam cũng đã cải thiện hơn. Cùng với chủ trương kích cầu và ngăn chặn suy giảm kinh tế, sự chuyển hướng chính sách tiền tệ từ thắt chặt sang nới lỏng là yếu tố tạo điều kiện để ngành ngân hàng phục hồi đà tăng trưởng trong năm 2009. Mặc dù vậy, thị trường ngân hàng năm 2009 vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận cũng như tăng trưởng qui mô của các ngân hàng.
Thứ tư, các ngân hàng thương mại hiện nay nói chung và ngân hàng ACB nói riêng đang gặp sự cạnh tranh gay gắt từ các ngân hàng khác.
Hòa chung với không khí toàn cầu hóa trên toàn thế giới, Việt Nam cũng đang trong thời kì hội nhập và phát triển, đặc biệt việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO năm 2007 là một cột mốc quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Việc mở cửa nền kinh tế của Việt Nam dẫn tới sự bùng nổ về số lượng các ngân hàng hoạt động tại Việt Nam làm cho môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. Trong các ngân hàng hoạt động ở Việt Nam nói chung và địa bàn Hà Nội nói riêng hiện nay có rất nhiều ngân hàng nước ngoài (như: Citibank, ANZ, Hongkong Bank…) có lợi thế về công nghệ thông tin, thủ tục tín dụng hiện đại, có kinh nghiệm trong chính sách phục vụ khách hàng…cùng với sự ra đời của nhiều ngân hàng nội địa trên cùng địa bàn khiến cho việc thu hút khách hàng của chi nhánh gặp nhiều khó khăn. Với số lượng đông đảo nhiều ngân hàng trên cùng một địa bàn chật hẹp, việc chia sẻ khách hàng, phát tán nghiệp vụ là điều tất yếu không thể tránh khỏi, khiến cho hoạt động chung của ngân hàng cũng như hoạt động thanh toán quốc tế bằng thư tín dụng nói riêng cũng gặp nhiều khó khăn, bất lợi.
Thứ năm, trình độ nghiệp vụ ngoại thương của các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu còn hạn chế
Mặc dù hiện nay số lượng doanh nghiệp được phép trực tiếp kinh doanh xuất nhập khẩu ngày càng gia tăng nhưng đa số các doanh nghiệp này vẫn còn thiếu kinh nghiệm trong công tác thanh toán xuất nhập khẩu đồng thời trình độ am hiểu về công tác thanh toán quốc tế còn nhiều hạn chế gây ra không ít khó khăn cho chi nhánh. Theo số liệu của Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), hiện nay có tới 70% Giám đốc doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa được đào tạo về nghiệp vụ ngoại thương và thanh toán quốc tế trong khi 80-85% số doanh nghiệp đó lại tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu hoặc ủy thác xuất nhập khẩu. Hầu hết các doanh ệp ất nhập khẩu ở Việt Nam c ất yếu về các nghiệp vụ ngoại thương, đồng
thời các doanh nghiệp vẫn chưa nắm rõ luật kinh tế, các thủ tục tố tụng nên trong trường hợp có tranh chấp thì không khiếu nại được kịp thời, đúng chỗ mà chỉ biết khiếu nại ngân hàng. Từ chỗ không nắm vững được luật pháp sẽ dẫn đến những sơ hở về mặt pháp lý trong việc kí kết các hợp đồng thương mại. Trái lại, các đối tác nước ngoài là những nhà chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu dày dặn kinh nghiệm, được trang bị tốt kiến thức về nghiệp vụ ngoại thương và thanh toán quốc tế, nắm vững pháp luật, họ có thể gây ra những bất lợi đối với các doanh nghiệp trong nước như: đưa ra những điều kiện rất khó đáp ứng, với nhiều loại chi phí do người hưởng chịu….
Trong quan hệ thanh toán hàng nhập khẩu nói chung và thanh toán hàng nhập khẩu bằng thư tín dụng nói riêng qua ACB-Chi nhánh Hà Nội hiện nay, bên cạnh những khách hàng có kiến thức, kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương, am hiểu luật pháp, biết giữ chữ tín với bạn hàng, có tinh thần hợp tác, tôn trọng cam kết với ngân hàng phục vụ mình thì còn một số ít khách hàng còn thiếu am hiểu về buôn bán ngoại thương, thiếu am hiểu về pháp luật, thiếu kiến thức về thanh toán quốc tế, kinh doanh theo thời vụ, bỏ qua các thông lệ quốc tế, sẵn sàng biến ngân hàng thành nơi gánh chịu các tranh chấp kể cả về hàng hóa.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU CHI NHÁNH HÀ NỘI