Thành phần dạng sống tại các điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự thay đổi môi trường đất dưới các quần xã rừng trồng và rừng tự nhiên ở hai phường Duyên Hải và Bắc Cường, thành phố Lào Cai tỉnh Lào Cai (Trang 58 - 62)

4. Đóng góp mới của luận văn

4.1.2.Thành phần dạng sống tại các điểm nghiên cứu

Sự đa dạng của thực vật trong quần xã không chỉ thể hiện ở thành phần loài mà còn thể hiện ở thành phần dạng sống của nó. Vì vậy nghiên cứu thành phần dạng sống là một trong những nội dung quan trọng, cho ta thấy đƣợc mối quan hệ của các loài với điều kiện tự nhiên. Có nhiều cách phân chia dạng sống nhƣng tại các điểm nghiên cứu chúng tối tiến hành phân tích thành phần dạng sống của thực vật theo Raunkiaer (1934) và Hoàng Chung (1980) [12].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/48 Kết quả về dạng sống ở từng điểm nghiên cứu đƣợc trình bày ở bảng 4.2.

Bảng 4.2. Thành phần dạng sống thực vật tại các quần xã nghiên cứu

Quần xã Tổng số loài Dạng sống Ph Ch He Cr Th Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) RPH 30 tuổi 80 54 67.5 1 1.25 12 15 0 0 13 16.25 RMO 15 tuổi 49 41 83.7 0 0 1 2 0 0 7 14.3 RBĐ 15 tuổi 34 22 65 2 6 1 3 0 0 9 26

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 49 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

4.1.2.1. Điểm nghiên cứu thứ nhất: Rừng phục hồi tự nhiên sau khai thác 30 tuổi

Ở quần xã này chúng tôi thấy 4 nhóm dạng sống đều có mặt. Trong đó nhóm cây có chồi cao trên mặt đất chiếm ƣu thế nhất, tiếp đến là nhóm cây sống một năm, nhóm cây có chồi nửa ẩn cuối cùng là nhóm cây có chồi sát mặt đất.

- Nhóm cây có chồi cao trên mặt đất chiếm 67.5 % gồm 54 loài. Những loài thƣờng gặp ở đây Xoan nhừ (Spondias axillaries), Tung trắng (Heteropanax fragrans), Trám trắng (Canarium album), Dẻ gai (Castanopsis indica), Côm tầng (Elaeocarpus griffithii), Nhội (Bischofia javanica), Còng mạ (Gymnocladus angustifolius), Dẻ gai (Castanopsis indica), Sảng (Sterculia lanceolata)…

- Nhóm cây sống một năm gồm 13 loài, chiếm 16.25% gồm các loài thƣờng gặp: Phèn đen (Phyllanthus reticulates), Trọng đũa (Ardisia crenata),

Cỏ lá tre (Centotheca latifolia), Cỏ lá tre lá nhỏ (Centotheca lappacea)...

- Nhóm cây có chồi nửa ẩn gồm 12 loài, chiếm 15 % gồm các loài thƣờng gặp: Dƣơng xỉ thƣờng (Cyclosorus parasiticus), Cỏ ba cạnh (Scleria radula), Dây đau xƣơng (Tinospora sinensis), Dây mật (Derris elliptica), …

- Nhóm nhóm cây có chồi sát mặt đất có 1 loài chiếm 1.25% gồm loài: Cứt lơn tía (Adenostemma).

4.1.2.2. Điểm nghiên cứu thứ 2: Rừng mỡ trồng 15 năm

Qua thống kê chúng tôi thấy ở quần xã này cũng xuất hiện 3 nhóm dạng sống:

- Nhóm cây có chồi cao trên mặt đất chiếm 81.7 % gồm 40 loài là: Mỡ (Manglietia glauca), Bồ đề trắng (Styrax tonkinensis), Côm trâu (Elaeocarpus floribundus), Chẹo (Engelhardtia chrysolepis), Màng tang (Litsea cubeba),…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 50 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

dactylon), Cỏ chân vịt (Dactyloctenium aegyptiacum), Kim cang lá nhỏ (Smilax corbularia) Kim cang lá to (Smilax prolifera)………

- Nhóm cây có chồi nửa ẩn gồm 1 loài, chiếm 2 %gồm loài: Dƣơng xỉ thƣờng (Cyclosorus parasiticus)...

4.1.2.3. Điểm nghiên cứu thứ 3: Rừng bạch đàn 15 tuổi

Ở điểm nghiên cứu này chúng tôi đã thống kê đƣợc 4 kiểu dạng sống. Trong đó nhóm cây có chồi cao trên mặt đất chiếm ƣu thế nhất, tiếp đến là nhóm cây sống một năm, nhóm cây có chồi sát mặt đất cuối cùng là nhóm cây có chồi nửa ẩn.

- Nhóm cây có chồi cao trên mặt đất gồm 22 loài, chiếm 65% gồm các loài: Cọc rào (Cleistanthus petelotii),Bạch đàn liễu (Eucalyptus exserta), Vai màu trắng

(Deutzianthus tonkinensis), Đom đóm (Alchornea trewioides), Sói rừng (Alchornea rugosa),.

- Nhóm cây sống một năm gồm 9 loài chiếm 26 % gồm các loài: Cỏ gà (Cynodon dactylon), Cỏ chân vịt (Dactyloctenium aegyptiacum), Kim cang lá nhỏ (Smilax corbularia,) Cỏ ba cạnh (Scleria radula)…

- Nhóm cây có chồi sát mặt đất gồm 2 loài, chiếm 6% gồm các loài: Cứt lợn hoa trắng (Adenostemma viscosum), Cỏ lào (Eupatorium odoratum).,

- Nhóm cây có chồi nửa ẩn gồm 1 loài chiếm 3% loài: Dƣơng xỉ thƣờng (Cyclosorus parasiticus).

Qua thống kê về thành phần dạng sống của quần xã thực vật ở 3 điểm nghiên cứu chúng tôi có một số nhận xét sau:

- Tại các điểm nghiên cứu có thành phần loài phong phú thì thành phần dạng sống cũng đa dạng.

- Cả 3 điểm nghiên cứu nhóm cây có chồi ẩn không có, nhóm cây có chồi nửa ẩn có thành phần loài không nhiều và số lƣợng cá thể trong mỗi loài cũng thấp, nhóm cây có chồi sát mặt đất chiếm tỷ lệ tƣơng đối, nhóm cây có chồi cao trên mặt đất chiếm có thành phần loài cao và số lƣợng cá thể trong các loài này cũng chiếm ƣu thế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 51 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Thành phần dạng sống ở kiểu rừng phục hồi tự nhiên đa dạng hơn cả. Tỷ lệ dạng sống cây cây có chồi cao trên mặt đất chiếm ƣu thế và tăng dần về số loài, ở đây dạng cây có chồi sát mặt đất còn khá cao.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự thay đổi môi trường đất dưới các quần xã rừng trồng và rừng tự nhiên ở hai phường Duyên Hải và Bắc Cường, thành phố Lào Cai tỉnh Lào Cai (Trang 58 - 62)