Phƣơng pháp điều tra

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự thay đổi môi trường đất dưới các quần xã rừng trồng và rừng tự nhiên ở hai phường Duyên Hải và Bắc Cường, thành phố Lào Cai tỉnh Lào Cai (Trang 35 - 36)

4. Đóng góp mới của luận văn

3.4.1.Phƣơng pháp điều tra

Để nghiên cứu để thu thập số liệu tôi sử dụng phƣơng pháp điều tra theo tuyến và ô tiêu chuẩn của Nguyễn Nghĩa Thìn (2004) [36] và Hoàng Chung (2005) [13]

3.4.1.1. Phương pháp tuyến điều tra (TĐT)

Mục tiêu điều tra theo tuyến nhằm xác định phân bố của các đối tƣợng nghiên cứu. Do đó sau khi xác định đƣợc địa điểm nghiên cứu ta tiến hành lập TĐT. TĐT đƣợc xác định qua điều tra phỏng vấn chủ hộ trực tiếp canh tác một khu rừng hay một khu đồi. Tại mỗi kiểu thảm bố trí tuyến điều tra có hƣớng vuông góc với đƣờng đồng mức, các tuyến sau song song với tuyến đầu. Khoảng cách giữa hai tuyến tùy theo kiểu thảm và địa hình cụ thể, thƣờng là 50-100m, bề rộng tuyến điều tra là 2m. Trên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 25 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ tuyến đi thu thập và ghi chép tất cả các số liệu về thành phần loài, dạng sống và độ che phủ (%) của thảm thực vật.

3.4.1.2. Phương pháp ô tiêu chuẩn (OTC)

Trên mỗi TĐT tiến hành lập 3 ô tiêu chuẩn và đƣợc phân bố đồng đều ở các vị trí chân đồi, sƣờn đồi, đỉnh đồi. Mỗi OTC có diện tích 400m2 (20m x 20m) cho cả 3 quần xã rừng trồng. Ô dạng bản (ODB) có diện tích 4m2 (2m x 2m) đƣợc bố trí trên các đƣờng chéo, đƣờng vuông góc và các cạnh của OTC. Tổng diện tích các ODB phải đạt ít nhất là 1/3 diện tích OTC. Ngoài ra dọc hai bên tuyến điều tra cũng đặt thêm các ODB để thu thập số liệu bổ sung. Trong OTC tiến hành thống kê về thành phần loài, dạng sống, cấu trúc và độ che phủ của thảm thực vật. Tổng số OTC là 4x3=12 ô.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự thay đổi môi trường đất dưới các quần xã rừng trồng và rừng tự nhiên ở hai phường Duyên Hải và Bắc Cường, thành phố Lào Cai tỉnh Lào Cai (Trang 35 - 36)