c) Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
3.3.4. Tăng cường liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp trong nước
DOANH NGHIỆP TRONG NƯỚC VÀ NƯỚC NGOÀI.
Công ty có lợi thế về quỹ đất lại ở những vị trí thuận lợi nên cần tăng cường hơn nữa trong liên doanh liên kết và trong đầu tư dài hạn. Đặc biệt là chú ý tới liên doanh, liên kết chế biến gạo để có điều kiện về vốn và ứng dụng công nghệ mới nâng cao chất lượng gạo chế biến, hạn chế hao hụt trong sản xuất.
Tuy nhiên để có những dự án liên doanh, liên kết có hiệu quả công ty phải có những cán bộ năng động có kinh nghiệm trong tính toán, kiểm tra luận chứng kỹ thuật của dự án và trong đàm phán với đối tác, tránh những dự án không hiệu quả.
Việc tăng cường liên doanh liên kết không chỉ giới hạn trong đầu tư góp vốn liên doanh mà nên triển khai ở nhiều khâu: từ việc liên kết với các viện nghiên cứu để tạo ra những giống lúa có chất lượng cao, từ việc đầu tư giống, phân bón, dịch vụ đầu vào cho sản xuất của người nông dân để có sản phẩm tốt, đến việc thu mua, vận chuyển, chế biến, tiêu thụ, đặc biệt là khâu chế biến. Giải pháp này không những giúp cho công ty nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng mở rộng tín dụng thương mại mà còn giúp công ty nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và góp phần hạn chế tín dụng nặng lãi ở nông thôn.
KẾT LUẬN
Trên đây là thực tế công tác tổ chức Tài chính - Kế toán - Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình.
Qua nghiên cứu, nhìn chung công tác sử dụng vốn của đơn vị tương đối tốt. Công tác sử dụng, quản lý, bảo toàn và phát triển vốn của công ty đã được ban Giám đốc quan tâm chú ý nhiều. Tuy nhiên, việc phát triển nguồn vốn chưa được chú trọng lắm nên hầu như cơ cấu nguồn vốn ít có sự biến động. Đây là điểm hạn chế của công ty cần sớm khắc phục để có thể đạt được hiệu quả sử dụng vốn cao nhất.
Một lần nữa, em xin được cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của ban Giám đốc và các anh chị ở phòng Kinh doanh - Thị trường, phòng Tài chính - Kế toán Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình trong thời gian em thực tập tại quý công ty.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Kinh tế Thương mại - Khoa Thương Mại - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân - PGS.TS. Đặng Đình Đào và PGS.TS. Hoàng Đức Thân.
2. Giáo trình Quản trị Doanh nghiệp Thương mại - TS. Nguyễn Thừa Lộc. 3. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh - Nguyễn Năng Phúc - Nhà xuất bản Thống Kê.
4. Giáo trình Tài chính Doanh nghiệp - TS Lưu Thị Hương.
5. Giáo trình Quản trị Tài chính Doanh nghiệp - Nguyễn Hải Sản. 6. Giáo trình Phân tích hoạt động Doanh nghiệp - Nguyễn Tấn Bình.
7. Bảo toàn và phát triển vốn - Nguyễn Công Nghiệp - NXB Thống Kê, 1992. 8. Lịch sử các học thuyết Kinh tế, PGS - PTS Mai Ngọc Cường - NXB Thống Kê, 1996.
9. Báo cáo tài chính các năm 2005, 2006, 2007 của Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình.