c) Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
3.3.1. Xác định cơ cấu nguồn vốn hợp lý theo sự phát triển của quy mô
PHÁT TRIỂN CỦA QUY MÔ KINH DOANH.
Cốt lõi của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là xây dựng được một cơ cấu vốn và cơ cấu nguồn vốn hợp lý. Để quy mô vốn hợp lý và phù hợp hơn thì trước mắt công ty cần phải tập trung đầu tư tài sản cố định song song với việc đảm bảo nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết khi quy mô kinh doanh của công ty tăng lên.
Khi đã xác định cơ cấu vốn tối ưu thì công ty cần phải xác định được nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn này. Nguồn tài trợ này có thể được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Thành phần và tỷ trọng từng nguồn so với tổng
nguồn vốn tại một thời điểm gọi là cơ cấu nguồn vốn. Cơ cấu nguồn vốn của công ty thường biến động trong các chu kỳ kinh doanh và có thể ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến lợi ích của bản thân công ty. Một cơ cấu nguồn vốn hợp lý phản ánh sự kết hợp hài hoà giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong điều kiện nhất định.
Công ty cần phải giảm mạnh tỷ trọng nợ phải trả đặc biệt là sau khi hoàn thành kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Trong những năm tới đây phải giảm dần tỷ trọng này và tăng dần vốn chủ sở hữu của công ty để tình hình tài chính của công ty được khả quan hơn và có dấu hiệu tốt hơn trong khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và các khoản công nợ tức thời. Nếu công ty giảm bớt được số vốn vay thì công ty sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí sử dụng vốn, từ đó làm tăng lợi nhuận. Để làm được điều này, công ty cần phải nhanh chóng thu hồi các khoản vốn bị chiếm dụng vì sự tồn đọng quá lên của bộ phận này chính là nguyên nhân khiến công ty phải vay nợ quá nhiều như vậy.
Khi giảm tỷ trọng nợ phải trả thì công ty phải tăng tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu. Việc tăng vốn chủ sở hữu không chỉ giúp công ty giảm sức ép về nhu cầu vốn tăng lên mà còn thể hiện tính chủ động, ổn định trong việc tài trợ nhu cầu vốn của mình. Khi quy mô vốn kinh doanh tăng lên thì việc tăng tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu là hợp lý. Để huy động nguồn vốn chủ sở hữu công ty có thể tăng cường huy động từ lợi nhuận để lại thông qua việc trích lập các quỹ như: quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính hay tranh thủ tối đa sự hỗ trợ của Nhà nước và Chính phủ.