Tính đến 31/12/2007, tổng vốn lưu động của công ty là 165.128 triệu đồng tăng 0,66% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, cùng với việc tăng quy mô kinh doanh thì vốn lưu động cũng tăng lên rất nhanh.
Biểu 14: Cơ cấu vốn lưu động của Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình (2005 - 2007)
Đơn vị: triệu đồng
Vốn lưu động 31/12/2005 31/12/2006 31/12/2007 2006/200 5
2007/2006 Số tiền TT % Số tiền TT % Số tiền TT %
1. Vốn bằng tiền 8.341 5,09 11.544 7,04 14.719 8,91 38,4 27,5
2. Các khoản phải thu 88.855 54,2 81.726 49,82 74.697 45,24 - 8,02 - 8,6
3. Hàng tồn kho 45.115 27,52 58.848 35,87 72.537 43,93 30,44 23,26
4. Tài sản lưu động
khác 21.550 13,15 11.925 7,27 2.300 1,39 - 44,66 - 80,71
5. Chi sự nghiệp 72 0,04 875 0,53
Cộng 163.933 100 164.043 100 165.128 100 0,067 0,66
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình
Nhìn vào biểu trên có thể thấy được nguyên nhân làm tăng vốn lưu động của công ty trong những năm qua. Vốn bằng tiền năm 2006 tăng 38,4% so với năm 2005 thì năm 2007 vốn bằng tiền đã giảm đi còn 27,5%. Vốn bằng tiền của công ty giảm và chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn lưu động. Điều này đã gây khó khăn cho công ty trong việc thanh toán các khoản nợ tức thời.
Các khoản phải thu trong năm 2005, 2006, 2007 đều chiếm tỷ trọng lớn khoảng 45% - 54%. Điều này chứng tỏ công ty bị các doanh nghiệp khác chiếm dụng vốn. Các khoản phải thu tuy đã giảm dần nhưng lượng giảm chưa đáng kể: năm 2007 giảm 8,6%; năm 2006 giảm 8,02%. Nếu cứ để các khoản phải thu này cao như thế thì rủi ro mà công ty gặp phải sẽ rất lớn. Công ty nên có các biện pháp đòi nợ mạnh và nhanh để góp phần tăng vòng quay vốn, tránh được việc vốn tồn đọng lại ở các khoản phải thu quá nhiều. Như vậy việc bảo toàn vốn kinh doanh sẽ tốt hơn và hiệu quả sử dụng vốn lưu động sẽ cao hơn.
Tuy công ty đã rất tích cực trong việc đổi mới phương thức mua bán song hàng tồn kho quá nhiều, chiếm trên 27% tổng vốn lưu động. Hàng tồn kho ngày một tăng lên làm cho vốn bị ứ đọng, hiệu quả kinh doanh thấp, vòng quay vốn giảm. Công ty cần tích cực hơn nữa, quan tâm hơn nữa đến phương thức mua bán, cần phải thúc đẩy hoạt động kinh doanh mạnh hơn để giảm bớt hàng tồn kho và tăng lượng vốn bằng tiền cho công ty.
Để có thể hiểu rõ hơn tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty, chúng ta cần phân tích thêm tình hình vốn bị chiếm dụng và vốn chiếm dụng của Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình.
Biểu 15: Tình hình vốn chiếm dụng và vốn bị chiếm dụng của Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình (2005 - 2007)
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 (ước tính) 2006/2005 (%) 2007/2006 (%) Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TT(%)
I. Vốn bị chiếm dụng 88.855 100 81.726 100 74.658 100 - 8,02 - 8,65
1. Phải thu khách hàng 53.953 60,72 52.795 64,6 51.224 68,61 - 2,15 - 2,98
2. Trả trước người bán 17.931 20,18 12.463 15,25 7.006 9,38 - 30,49 - 43,79
3. VAT được khấu trừ 12.768 14,37 13.264 16,23 14.427 19,32 3,88 8,77
4. Phải thu nội bộ 2.239 2,52 1.365 1,67 597 0,8 - 39,035 - 56,26
5. Phải thu khác 1.964 2,21 1.839 2,25 1.404 1,88 - 6,36 - 23,65
II. Vốn chiếm dụng 32.384,376 100 36.403 100 40.579 100 12,41 11,47
1. Vay ngắn hạn 7.343 22,67 12.037 22,06 16.728 41,22 63,92 38,97
2. Phải trả người bán 6.579 20,315 5.004 13,75 3.568 8,79 - 23,94 - 28,7
3. Người mua trả trước 0,376 0,0012 1
4. Thuế và các khoản phải
nộp Nhà nước 461 1,42 509 1,4 542 1,34 10,41 6,48
5. Phải trả công nhân viên 502 1,55 1.128 3,1 1.754 4,32 124,7 55,5
6. Phải trả nội bộ 16.101 49,72 16.949 46,56 17.726 43,68 5,27 4,58
7. Phải trả, phải nộp khác 1.398 4,3238 776 2,13 260 0,64 - 44,5 - 66,49
III. Chênh lệch 56.470,624 45.323 34079
Qua biểu trên ta thấy rằng trong 3 năm vừa qua Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình đi chiếm dụng vốn của các doanh nghiệp, tổ chức khác ngày càng cao nhưng lượng vốn bị chiếm dụng có xu hướng giảm dần.
Năm 2005 tổng vốn bị chiếm dụng là 88.855 triệu đồng; năm 2006 là 81.726 triệu đồng, giảm 8,02% so với năm 2005; năm 2007 là 74.658 triệu đồng, giảm 8,65% so với năm 2006. Trong khi đó tổng vốn chiếm dụng được năm 2007 là 40.579 triệu đồng tăng 11,47% so với năm 2006. Tốc độ tăng vốn chiếm dụng ngày càng cao song tổng lượng vốn chiếm dụng luôn nhỏ hơn tổng lượng vốn bị chiếm dụng. Điều này chứng tỏ các khoản vốn chiếm dụng không đủ để bù đắp lượng vốn bị chiếm dụng và chênh lệch này tương đối cao. Như thế sẽ ảnh hưởng không tốt đến khả năng thanh toán của công ty trong những năm tới đây.
Vốn vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn dần. Như vậy công ty chiếm dụng vốn chủ yếu từ các tổ chức tín dụng, một phần từ các doanh nghiệp khác và một phần nhỏ từ trong nội bộ doanh nghiệp.
Đối với lượng vốn bị chiếm dụng, trong cơ cấu vốn bị chiếm dụng thì phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng lớn và ngày càng tăng. Năm 2005 phải thu khách hàng là 53.953 triệu đồng chiếm 60,72%; năm 2006 là 52.795 triệu đồng chiếm 64,6% giảm 2,15% so với năm 2005; năm 2007 là 51.224 triệu đồng chiếm 68,61% giảm 2,98% so với năm 2006. Điều này thể hiện, vốn bị chiếm dụng của công ty chủ yếu do khách hàng. Mặc dù đã có nhiều biện pháp đòi nợ mạnh và cải thiện đổi mới hình thức bán hàng song tình hình không có gì thay đổi, hình thức bán trả chậm đã làm cho lượng vốn bị chiếm dụng tăng nhanh. Trong thời gian tới công ty cần tập trung cải thiện hơn nữa để giảm lượng vốn bị chiếm dụng từ các đối tượng này.
Nhìn chung tình hình chiếm dụng vốn và bị chiếm dụng vốn của công ty hiện nay là tất yếu với yêu cầu phát triển và thực tế mở rộng quy mô kinh doanh của công ty. Song công ty cần có những biện pháp để khắc phục tình trạng vốn bị chiếm dụng từ phía khách hàng. Cần đẩy mạnh hơn công tác thu hồi nợ và đổi mới phương thức bán hàng.