Đặc điểm về thị trường

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình (Trang 49 - 50)

b) Khó khăn

2.1.3.4. Đặc điểm về thị trường

Đời sống của nhân dân ngày một được nâng cao, xu hướng tiêu dùng những mặt hàng nội địa chất lượng cao ngày càng thể hiện rõ nét. Song lương thực là ngành sản xuất còn chiếm tỷ trọng lớn trong sản xuất nông nghiệp, thu hút gần 80% dân số và gần 70% lao động xã hội cả nước, phần nào thu hẹp

thị trường tiêu thụ trong nước của các công ty sản xuất kinh doanh lương thực.

Vì vậy, để duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh tổng hợp các mặt hàng, tạo nguồn doanh thu lớn, ổn định việc làm và đời sống cán bộ công nhân viên, công ty đã chú trọng triển khai chủ trương phát triển thị trường tiêu thụ nội địa đối với sản phẩm gạo thương hiệu, trước hết là mở rộng thị trường bán lẻ tại Hà Tây. Hàng loạt các công việc đã được tiến hành để thực hiện như: chọn quầy, chọn lao động, bồi dưỡng kiến thức marketing, tiếp thị, đầu tư sửa chữa, tổ chức tiếp thị, trang phục quần áo, in bao bì, quảng cáo, liên hệ địa phương, tiếp xúc khách hàng, ... Bước đầu tạo nên tiền đề để triển khai phương thức mới rộng khắp toàn công ty, nhằm dành lại thị trường tiêu thụ tại Hà Tây, Sơn Tây và Hoà Bình.

Thị trường tiêu thụ chủ yếu của công ty vẫn chủ yếu là thị trường nội địa mà chủ yếu tập trung vào ba thị trường chính Hà Tây, Sơn Tây và Hoà Bình, còn các tỉnh, thành phố khác là tiền đề để công ty phát triển. Thị trường xuất khẩu của công ty còn nhỏ hẹp, chủ yếu là do sự chỉ đạo của Tổng công ty Lương thực miền Bắc, hoạt động xuất khẩu trực tiếp còn ít.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w