Nhà thờ Thiên chúa giáo

Một phần của tài liệu GIÁ TRỊ LỊCH SỬ VĂN HÓA CỦA QUẦN THỂ DI TÍCH PHỐ HIẾN (Trang 60 - 61)

- Hố 2: Cách hố một 80m về phía đông, cách đờng 10m về phía bắc trong hố khai quật có nhiều gạch ngói và gốm sứ Thanh ở thành phía

2. Đền Thiên Hậu (Thiên Hậu Cung)

2.2.1.4. Nhà thờ Thiên chúa giáo

Nhà thờ này đợc xây dựng vào năm 1898. Bề ngoài và mặt trớc của nhà thờ đợc mô phỏng theo kiểu kiến trúc Gotich, vòm theo kiểu vòng cung 3 thuỳ. Bên trong các vì đều đợc tạo tác bằng gỗ chạm và ghép mộng hình vòm 3 thuỳ nh ở bên ngoài nhng lại có kẻ và bẩy, ở các đầu bẩy đều đợc chạm khắc hình hoa lá, hình rồng theo phong cách kiến trúc cổ của ngời Việt. Nhà thờ không có cột hiên mà xây tờng bao quanh, có các cửa sổ và cửa nách. Các cột cái và cột quân đợc làm bằng gỗ, có độ lớn nh nhau.

Kiến trúc của nhà thờ đợc làm bằng gỗ, vừa tạo đợc phong cách của nhà thờ ở phơng tây vừa có những nét kiến trúc điêu khắc rất Việt Nam.

Bên trái nhà thờ, phía sau còn có một khu mộ của những cha xứ đã từng ở nhà thờ này. Bên phải là gác chuông.

Tơng truyền nhà thờ đợc ngời bồ Đào Nha xây dựng khi họ vào đây bắt đầu công việc truyền giáo. Đây là nơi ra vào của các giáo sĩ, các tín đồ ngoại quốc và tín đồ địa phơng.

Nhà thờ thiên chúa giáo ở đây cha chú ý vơn theo chiều cao, nh vậy nó vẫn còn có xu hớng theo tâm hồn Việt. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu VHNT truyền thống Trần Lâm Biền, trong bài “Xứ Thanh vài cảm nghĩ” đã cho chúng ta biết rằng: ngời dân chài là những ngời sống lang thang nằm

ngoài tứ dân không có thần linh riêng của mình để thờ. Vào thế kỷ XVI - XVII khi mà những giáo sĩ phơng tây sang đây họ đã bắt mối ngay với các dân chài (đó là đất để họ truyền bá Gia tô giáo một cách thuận lợi). Đi theo Gia tô giáo, ngời dân chài đã có thần linh riêng của mình để thờ). Nhng ng- ời dân chài của Việt Nam bao giờ cũng có nguồn gốc thờ mẫu là chính vì thế họ quan tâm nhiều đến bà Ma ria và ngôi nhà thờ ở đây cũng lấy trọng tâm bà Ma ria là chính. [ 12 ].

Và, rõ ràng do nắm đợc những dân chài mà những nhà thờ của Gia tô giáo đã bắt đầu nảy nở ở ven biển nh ở Tĩnh Gia (Thanh Hoá), Bùi Chu, Phát Diệm và ngợc dòng sông vào sâu trong nội địa, nhà thờ ở Hng Yên này nh là một chứng tích cụ thể. Mặc dù Gia tô giáo ở đây không phát triển nh ở các nơi khác, song dù sao đây là một loại hình di tích có giá trị kiến trúc nghệ thuật khá đẹp, kết hợp giữa phong cách Việt và phơng tây. Đây là một nét độc đáo góp phần làm phong phú thêm cho kho tàng các di sản văn hoá của Phố Hiến.

Một phần của tài liệu GIÁ TRỊ LỊCH SỬ VĂN HÓA CỦA QUẦN THỂ DI TÍCH PHỐ HIẾN (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w