Đông Đô Quảng Hộ

Một phần của tài liệu GIÁ TRỊ LỊCH SỬ VĂN HÓA CỦA QUẦN THỂ DI TÍCH PHỐ HIẾN (Trang 50 - 54)

- Hố 2: Cách hố một 80m về phía đông, cách đờng 10m về phía bắc trong hố khai quật có nhiều gạch ngói và gốm sứ Thanh ở thành phía

1. Đông Đô Quảng Hộ

Đông Đô Quảng Hội ngoài ý nghĩa là là một loại hình di tích tín ng- ỡng, nó còn là hội quán cùa ngời Hoa. Về mặt tín ngỡng Đông Đô Quảng Hội là nơi thờ Tam Thánh:

- Thần Thái y (thần chủ về thày thuốc)

- Thần Nông (thần chủ về dạy dân làm ruộng, chăn nuôi, trồng trọt) Theo nh truyền ngôn của nhân dân địa phơng thì Đông Đô Quảng Hội đợc những ngời Hoa ở Phố Hiến xây dựng lên từ thế kỷ XVII. Hầu hết vật liệu để xây dựng công trình đợc chở từ Phúc Kiến (Trung Quốc) sang. Trớc kia kiến trúc gồm có hai toà theo kiểu chữ nhị, ngày nay chỉ còn một toà: bên ngoài là cổng rồi đến sân và hai nhà hội quán quay mặt vào sân, cuối cùng là nhà thờ - kiến trúc lớn nhất của di tích.

Cổng Đông Đô Quảng Hội gồm 3 gian, dài 11,5m, rộng 5,7m, cao 3,5m mái lợp ngói vây cá. Kết cấu bộ vì theo kiểu giá chiêng, cột cái có xà đỡ câu đầu, con đấu kê chồng tam cấp giữa những đấu có dải lá hoá theo kiểu hình vành khuyên, vừa là trang trí, vừa tạo thế vững chắc cho trụ. Đặc điểm của kiến trúc bộ vì ở đây là các đấu nhô hẳn đầu ra, cái đấu mang bóng dáng của đấu củng, gần nh biểu tợng của đầu con dê (tợng trng cho quỷ vơng), trong trờng hợp này nó nh nói lên sự quy y của thế giới tà ám đối với thần linh. Cửa lớn có hai cánh đợc viền khung, mỗi cánh rộng 1,5m, cao 2,5m, phía trên có bức đại tự "Đông Đô Quảng Hội".

Tiếp đến qua một sân gạch là đến ba gian hội quán, do bị dột nát h hỏng nặng, nên năm 1975 đã đợc dỡ vào tu sửa cung thờ trong. Nơi đây vốn là nơi tụ họp, gặp mặt của các chủ buôn và các dòng họ ngời Hoa ở Phố Hiến để bàn về các việc liên quan.

Cuối cùng là hậu cung. Phía trên cửa chính hậu cung là đại tự đợc đắp nổi: "Tam Thánh Đế", bên ngoài hiên còn có hai bia đá:

- Bia 1 đề " Ngũ phủ trùng kiến hội quán bi ký", niên hiệu Long Phi tháng 8 năm Nhâm Tuất.

- Bia 2 đề "Trùng kiến Đông Đô Quảng Hội bi ký", niên hiệu tháng 10 năm Quý Mão.

Nội dung của hai tấm bia này kể về việc trùng tu, tôn tạo hội quán và ghi tên những ngời đã góp công tu sửa.

Hậu cung gồm ba gian, gian chính điện để cửa bức bàn (4 bộ), phía trên cham lộng, dới lồng ván kín. hai gian bên để cửa sổ vuông, ở giữa có chữ “thọ” hình tròn, xung quanh có hoa lá trang trí rất đẹp theo kiểu hai con rồng chầu vào chữ “thọ” cũng nh là rồng chầu mặt trời. Đây là đôi rồng đợc làm theo ý nghĩa biểu tợng của nghệ thuật, đó là âm dơng đối đãi ở trên bầu trời mà các vân xoắn của nó tợng trng cho sấm chớp. Chúng ta có thể nói rằng đây là những con rồng rất đẹp và hiếm có trong nghệ thuật tạo hình ở trên đất Việt.

Các mảng chạm ở bộ cửa giữa là những cảnh đẹp của thiên nhiên và cũng là các tích gắn liền với ý nghĩa biểu tợng: mai - điểu, trúc - tớc, tùng - hạc, phợng vũ, mã phi. ở chính giữa ngời ta lấy tích mai - điểu có nghĩa là: Khi bớc vào đây con ngời nghĩ đến cái thân tâm, bởi vì "mai" là biểu hiện của sự thanh cao nhng đồng thời cũng là biểu hiện cho tiểu vũ trụ nhân thân…, trong cái không gian này nh mang t tởng hoà, tức là đem cái tâm cá thể hoà vào vũ trụ, rồi "trúc" biểu hiện cho quân tử, "tùng" cũng là biểu hiện cho quân tử và cho sự thanh tao; "chim phợng" mang ý nghĩa: Đầu đội công lý và đức hạnh; Mắt là mặt trời mặt trăng, lng cõng bầu trời, cánh là gió; Đuôi là tinh tú, lông là cây cỏ, chân là đất. Bởi vậy "phợng" tợng trng cho cả bầu trời và t- ợng trng cho sinh lực của tầng trên.

Và, đặc biệt ở đây chúng ta nên quan tâm đến những con ngựa. Ngựa mà nh có cánh, đợc thể hiện ở nhiều vị trí, ngựa là một linh vật của vùng đồng cỏ và khi chạy lớt đi nó nh tợng trng cho ánh sáng. Con ngựa có cánh đã đợc coi nh cõng ánh sáng chuyển động, và khi đó nó gắn với dơng

khí, trong trờng hợp chạy ở trên nớc thì ít nhiều nó đã biểu hiện “âm dơng

hoặc khuỷu chân của nó để nói lên sức mạnh của lửa thiêng. Trong tạo hình của ngời Việt Nam thì con ngựa có cánh nh thế này, sớm nhất thấy ở đình Tây Đằng, vào thế kỷ XVI. Rồi ngời ta lại thấy nó ở chùa Bút Tháp vào giữa thế kỷ XVII, và ở trên những viên gạch ở chùa Sổ và một số nơi khác cũng vào khoảng thế kỷ XVII. [ 11 ].

Vào trong hậu cung nơi thờ Tam thánh, chúng ta thấy kiến trúc ở đây đợc làm theo kiểu giá chiêng chồng rờng con nhị. Các dấu vết hiện nay trên bộ vì cho thấy đây là sản phẩm đợc tu bổ vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.

ở chính giữa gian thờ phía ngoài đặt hai hơng án, là những sản phẩm có niên đại muộn từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nhng vẫn mang phong cách cổ truyền. Tiếp theo phía trong là cỗ khám sơn son thiếp vàng lồng kính đặt ba pho tợng Tam thánh, trên có bức đại tự "Nam Thiên Đế Tụ".

Đối với di tích này, chúng ta cũng nên hiểu rằng, dù ngời Trung Hoa sang đây buôn bán và xây dựng một quê hơng mới, song họ cũng không quên mang theo những thần linh gốc của mình để luôn nhắc nhở với nhau rằng đừng quên gốc. Tuy nhiên, trong di tích này, ngoài các vị thần linh, thì nhiều nét chạm trổ trên đồ thờ đều đã theo phong cách Việt Nam, nh trên khám của ba vị thần tối thợng là một ví dụ cụ thể. Đó là hình tợng rồng và hình chữ triện hoá thân thành rồng chầu hổ phù ở các bức y môn (Trong hình thức này chúng ta hiểu đó là rồng chầu mặt trăng: “Lỡng long chầu nguyệt”). Những đờng nét chạm trổ, với các văn triện ấy, đã đạt đợc giá trị nghệ thuật tơng đối cao và có ý thức.

Liền kề với Đông Đô Quảng Hội là Thiên Hậu Cung - đây cũng là một loại hình di tích tín ngỡng của ngời Hoa và cũng đợc xây dựng cùng thời với Đông Đô Quảng Hội. Hai di tích Đông Đô Quảng Hội và Thiên Hậu Cung nhìn từ bên ngoài là hai di tích riêng biệt, vì đều có cổng riêng.

Song, khi vào bên trong, thì hai di tích này lại đợc thông nhau, hợp thành một cụm di tích thống nhất. Tuy nhiên ở đây chúng tôi chỉ đi vào tìm hiểu Đông Đô Quảng Hội còn đối với loại hình di tích Thiên Hậu Cung chúng tôi sẽ tập trung tìm hiểu ở đền “Thiên Hậu" hiện nay nằm ở đờng Trng Trắc, phờng Quang Trung, nơi đây trớc kia cũng vốn là nơi c ngụ của ngời Hoa ở Phố Hiến, gọi là Bắc Hoà thợng phố hay phố Khách.

Một phần của tài liệu GIÁ TRỊ LỊCH SỬ VĂN HÓA CỦA QUẦN THỂ DI TÍCH PHỐ HIẾN (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w