Chức năng hoạt động và vai trò của MHB chi nhánh Sóc Trăng

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCL CHI NHÁNH SÓC TRĂNG (Trang 25)

3.3.3.1 Chức năng hoạt động của Ngân hàng

Ngân hàng MHB chi nhánh Sóc Trăng ho ạt động chủ yếu là kinh doanh tiền tệ từ việc huy động vốn đến cho vay vốn. Ngoài ra, MHB chi nhánh Sóc

Trăng còn thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của nhà nước cụ thể:

 Huy động các loại tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn và không thời hạn.

 Cho vay nhằm vào đối tượng là các thành phần kinh tế. Đặc biệt là những

lĩnh vực về phát triển nh ư kinh doanh, tiêu dùng (tín chấp, thế chấp) và cả về

nông– lâm– ngư nghiệp với lãi suất ưu tiên.

3.3.3.2 Vai trò của Ngân hàng

Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long chi nhánh Sóc Trăng là một tổ chức kinh doanh mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là huy

động vốn và cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của ng ười dân. Ngân hàng ngày càng phát triển về số lượng lẫn chất lượng, tạo ra uy tín và trở nên thân thiết với

người dân.

Trong nền kinh tế xã hội Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu

Long chi nhánh Sóc Trăng có vai trò chủ yếu như sau:

 Góp phần làm giảm chi phí lưu thông, nâng cao hiệu quả của vốn sử dụng.

 Thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tăng cường nền kinh tế về mọi mặt

của tỉnh nhà.

 Góp phần giao lưu kinh tế với các Ngân hàng trong tỉnh, liên tỉnh và nước

ngoài.

 Góp phần tác động đến việc tăng c ường chế độ hoạch toán kinh tế của các

doanh nghiệp Nhà nước.

3.4. Một số quy định cho vay tại MHB chi nhánh Sóc Trăng 3.4.1. Đối tượng cho vay

Khách hàng vay tại MHB chi nhánh Sóc Trăng là tổ chức, cá nhân Việt

Nam có nhu cầu vay vốn, có khả năng trả nợ để thực hiện các dự án đầu t ư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc án đầu t ư, phương án phục vụ đời

sống ở trong nước và nước ngoài bao gồm:

 Các tổ chức là doanh nghiệp Nhà nước, Hợp tác xã, công ty Trách nhiệm

hữu hạn, công ty cổ phần và các tổ chức có đủ điều kiện quy định của Bộ luật

hình sự; Cá nhân; Hộ gia đình; Tổ hợp tác; Doanh nghiệp tư nhân; Công ty hợp

doanh.

3.4.2. Điều kiện vay vốn

Chi nhánh MHB nơi cho vay xem xét và quy ết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau:

 Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm

dân sự theo quy định pháp luật Việt Nam.

 Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.

 Mục đích sử dụng vốn đúng hợp pháp.

 Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ, phục vụ đời

sống trong nước khả thi và kèm theo phương án tr ả nợ khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật. Tr ường hợp khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư, thương thức sản xuất kinh doanh, dịch vụ ở n ước ngoài phải thực hiện đúng theo quy định của NHNN Việt Nam và phải được sự phê duyệt của Tổng giám đốc MHB.

 Có vốn tự có tối thiểu là 15% tổng vốn đầu tư của dự án, phương án đề

Ngân hàng vay vốn và không thấp hơn vốn tự có tham gia vào dự án, phương án

sản xuất kinh doanh, dịch vụ đời sống do Tổng giám đốc h ướng dẫn cho từng đối tượng vay vốn. Trường hợp đặc biệt phải được sự phê duyệt của Tổng giám đốc

Ngân hàng MHB.

 Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ,

3.4.3. Nguyên tắc vay vốn

MHB cho khách hàng vay đáp ứng các nhu cầu cho sản xuất, kinh doanh,

dịch vụ, đầu tư phát triển và đời sống; các nhu cầu tài chính của khách hàng;các nhu cầu về vốn khác mà pháp luật không cấm. Nhưng phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

 Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.

 Hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín

dụng.

3.4.4. Lãi suất cho vay

Lãi suất cho vay do chi nhánh MHB n ơi cho vay và khách hàng th ỏa thuận theo hướng lãi suất cố định hoặc lãi suất trả nợ phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà Nước và hướng dẫn về quy định giá cho vay của MHB tại thời điểm ký

kết hợp đồng tín dụng. Chi nhánh MHB n ơi cho vay phải công bố công khai các mức lãi suất cho vay cho khách hàng biết.

Lãi suất cho vay ưu đãiđược áp dụng đối với các khách h àng được ưu đãi về lãi suất theo quy định của chính phủ v à hướng dẫn của Ngân hàng Nhà Nước

và MHB.

Trường hợp khoản vay bị chuyển nợ quá hạn, phải áp dụng lãi suất quá

hạn theo mức quy định của Thống đốc Ngân h àng Nhà Nước và hướng dấn của

MHB nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn đã được ký kết

hoặc điềuchỉnh trong hợp đồng tín dụng tại thời điểm chuyển nợ quá hạn.

3.4.5. Mức cho vay

MHB căn cứ vào nhu cầu vay vốn của khách hàng, mức cho vay tối đa so

với giá trị tài sản đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính Phủ, Ngân hàng Nhà

Nước và hướng dẫn thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vày của MHB, khả năng trả nợ của khách hàng, khả năng nguồn vốn, thẩm quyền đ ược phê duyệt

cho vay của từng cấp, quy định về giới hạn cho vay và bảo lảnh,quy định về hạn

chế cho vay, tại văn bản n ày và các văn bản khác có liên quan để quyết định mức cho vay đối với từng khoản vay cho phù hợp.

3.4.6. Loại cho vay và thời hạn cho vay

Căn cứ vào chu kỳ sản xuất kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng, thời hạn hoạt động còn lại theo quyết

định thành lập và giấy phép thành lập, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đ ối

với tổ chức và nguồn vốn cho vay của MHB thời hạn cho vay xác định nh ư sau:

Cho vay ngắn hạn: MHB cho khách hàng vay ngắn hạnnhằm đáp ứng nhu

cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống. Thời hạn vay theo thỏa

thuận đước xác định phù hợp với chu kỳ sản xuất, kinh doanh và khả năng trả nợ

của khách hàng nhưng tối đa không quá 12 tháng.

Cho vay trung và dài hạn: MHB cho khách hàng vay vốn trung và dài hạn

Ngân hàng nhằm thực hiện các dự án đầu t ư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch

vụ và đời sống. Thời hạn được xác định phù hợp với thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng và tính chất nguồn vốn cho vay trên

12 tháng đến 60 tháng. Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn vay trên 60 tháng trở lên. Tối đa không quá thời hạn cho vay cụ thể do Tổng Giám Đốc hướng dẫn cho từng đối t ượng vay vốn.

3.5. Quy trình cho vay

(1) (3) (2) (4)

(7) (5)

(6)

Hình 3.2: Quy trình cho vay của MHB chi nhánh Sóc Trăng

Giải thích quy trình:

(1) Cán bộ tín dụng được phân công giao dịch với khách hàng tiến hành phỏng vấn khách hàng về khoản vay.

(2) Cán bộ tín dụng có trách nhiệm h ướng dẫn khách hàng lập và gửi hồ

sơ cho vay vốn.

(3) Cán bộ tín dụng sẽ tiến hành thẩm định điều kiện cho vay của khách

hàng. Phòng Tín dụng Giám đốc Khách hàng P.Kế toán Ngân quỹ

(4) Cán bộ tín dụng sau khi đã thẩm định và đánh giá khách hàng có đ ủ điều kiện vay vốn sẽ quyết định cho vay.

(5) Hoàn chỉnh thủ tục lập và ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm

bảo tiền vay cho Trưởng phòng ký và chuyển sang cho Giám đốc Ngân hàng hoặc người được uỷ quyền xét duyệt.

(6) Giám đốc hoặc người được uỷ quyền hợp pháp, căn cứ vào báo cáo thẩm định (tái thẩm định) do Tr ưởng phòng tín dụng trình, quyết định cho vay hoặc không cho vay. Nếu cho vay thì ký quyết định giải ngân và chuyển sang

phòng kế toán & ngân quỹ.

(7) Sau khi nhận được hồ sơ khoản vay đã được Giám đốc hoặc ng ười được uỷ quyền hợp pháp ký duyệt cho vay, phòng kế toán & ngân quỹ có trách

nhiệm lưu giữ hồ sơ, mở tài khoản cho vay, làm thủ tục giải ngân cho khách

hàng.

3.6. Tình hình hoạt động kinh doanh của MHB chi nhánh Sóc trăng qua 3 năm2006– 2008

3.6.1. Tình hình huy động vốn

Vốn huy động là nguồn vốn quan trọng trong Ngân hàng, nó phản ánh sự

hiệu quả, tính độc lập của Ngân hàng, là bộ phận cấu thành nguồn vốn của Ngân

hàng. Do ý thức tầm quan trọng của nguồn vốn huy động trong quá trình kinh

doanh nên Ngân hàng đã nổ lực không ngừng huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong

các tổ chức kinh tế, trong dân cư để bổ sung vào nguồn vốn cho Ngân hàng, đảm

bảo nguồn vốn ổn định v à tăng liên tục để Ngân hàng hoạt động và giải quyết

vấn đề thiếu hụt vốn như hiện nay.

Trong những năm qua Ngân hàng đã thực hiện nhiều biện pháp để thu hút

vốn nhàn rỗi trong dân cư, tiền gửi của các tổ chức kinh tế trên địa bàn. Ngân

hàng đãđưa ra những chương trình khuyến mãi cho tiền gửi tiết kiệm như:

Tiết kiệm hưởng lãi suất: khi tham gia vào chương trình này khách hàng sẽ được hưởng thêm phần lãi suất và được tặng thêm những phần quà có giá trị.

Tiết kiệm người cao tuổi: đây là sản phẩm dành cho đối tượng là người từ

50 tuổi trở lên. Thời gian giữ tối thiểu là 12 tháng, tối đa là 60 tháng, tùy thuộc

vào khả năng và nhu cầu của khách hàng. Lãi suất tiền gửi tiết kiệm đ ược cộng

hạn, nếu thẻ tiết kiệm d ành cho người cao tuổi của khách hàng có giá trị (kể cả

gốc và lãi) từ 50 triệu đồng trở lên và khách hàng có nhu cầu tái gửi thì Ngân hàng sẽ ưu đãi cộng thêm vào cho khách hàng một tỷ lệ lãi suất căn cư vào lãi suất tiết kiện dành cho người cao tuổi tại thời điểm tính gửi thẻ tiết kiệm mới

khoảng0,002% đến 0,0036%.

Tiết kiệm lũy tiến: lãi suất tăng tương ứng với số dư tiền gửi của khách

hàng. Tiền gửicàng nhiều, lãi suất càng cao. Khách hàng đư ợc rút vốn trước hạn, hưởng lãi suấtkhông kỳ hạn tại thời điểm rút vốn tiền cho số ngày thực gửi và có thể mở số tiết kiệm đồng sở hữu.

Ngoài ra Ngân hàng còn có nhữnghình thức tiết kiệm khác như: Tiết kiệm

không và có kỳ hạn bằng VND và bằng USD, tiết kiệm tích lũy VND, tiết kiệm

rút gốc linh hoạt, lãi suất bậc thang VND, tiết kiệm gia tăng lãi suất bằng tiền

mặt VND và USD, tiết kiệm dành cho phụ nữ,…

Để thấy được sự thay đổi nguồn vốn huy động từ năm 2006 đến năm 2008

của Ngân hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long chi nhánh Sóc Trăng

chúng ta xem xét bảng số liệu sau:

Bảng 3.1: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA MHB CHI NHÁNH SÓCTRĂNG QUA 3 NĂM (2006-2008)

ĐVT: Triệu đồng SO SÁNH 2007/2006 2008/2007 CHỈ TIÊU Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền % Số tiền %

1.Tiền gửi thanh toán 95.639 101.510 107.832 5.871 6,14 6.322 6,23 2.Tiền gửi tiết kiệm 62.716 116.389 230.201 53.673 85,58 113.812 97,79 - Có kỳ hạn 61.233 115.032 227.257 53.799 87,86 112.225 97,56 - Không kỳ hạn 1.483 1.357 2.944 (126) (8,50) 1.587 116,95 3.Phát hành giấy tờ có giá 21.391 10.041 9.872 (11.350) (53,06) (169) (1,68) 4.Tiền gửi TCTD 2.551 2.032 1.147 (519) (20,34) (885) (43,55) Tổng vốn huy động 182.297 229.972 349.052 47.675 26,15 119.080 51,78 (Nguồn Phòng kế toán )

Nhìn chung nguồn vốn huy động của Ngân hàng không ngừng tăng lên và tốc độ tăng của năm sau cao h ơn năm trước. Nguồn vốn huy động tăng qua các

năm cụ thể: Năm 2007 tăng lên 47.675 triệu đồng tương đương tăng 26,15% so với năm 2006. Đến năm 2008 tiếp tục tăng 119.080 triệu đồng t ương đương

51,78% so với năm 2007. Trong ba năm qua nguồn vốn huy động tăng lên là sự gia tăng của tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm.

 Tiền gửi thanh toán tăng t ương đối không cao. Năm 2007 tăng 5.871 tri ệu đồng tương đương tăng 6,14% so v ới năm 2006. Đến năm 2008 tăng 6.322 tri ệu đồng tức khoản 6,23%. Tiền gửi thanh toán tăng lên là do Ngân hàng rất cố gắng

thu tiền nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế thông qua thánh toán, thu tục đơn gian,

nhanh chóng, thu hút đư ợc nhiều khách hàng.

 Tiền gửi tiết kiệm tăng liên tục qua từng năm. Năm 2006 vốn huy động có đuợc do đối tượng này là 62.716 triệu đồng, nhưng đến năm 2007 tăng lên đáng

kể 116.389 tương đương 85,58 %. Sang năm 2008 ti ếp tục tăng lên 230.201 triệu đồng tương đuơng tăng 97,79%. Tiền gửi tiết kiệm tăng qua các năm chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn tăng và chiếm tỷ trọng rất cao. Cụ thể năm 2006 tiết

kiệm có kỳ hạn chiếm tới 61.233 triệu đồng (tức khoảng 97,64%) trong khi đó

tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn chỉ chiếm một phần rất nhỏ so với tiền gửi tiết

kiệm có kỳ hạn là 1.483 triệu đồng (tương đương 2,36%). Đ ến năm 2007, tiền

gửi tiết kiệm có kỳ hạn tăng lên 53.799 triệu đồng ( tức 87,86%) nh ưng nguồn

tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn lại giảm xuống nhưng không đáng kể chỉ giảm

126 triệu đồng ( tức giảm 8,5%) so với năm 2006. Sang năm 2008 tiền gửi tiết

kiệm có kỳ hạn tiếp tục tăng lên 112.225 triệu đồng (tức tăng 97,56%), tiền gửi

tiết kiệm không kỳ hạn cũng tăng l ên nhưng tăng nhánh 1.587 triệu đồng (tương đương tăng 116,95%) nhưng vẫn rất thấp so với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Sở

dĩ có sự chênh lệch rất lớn giữa tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn là do Ngân hàng vẫn duy trì hình thức bậc tháng với lãi suất có điều chỉnh hợp lý và tiền ích nên thu hút được khách hàng; đồng thời Ngân hàng còm mở ra các loại

tiết kiệm có kỳ hạn 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 13 tháng , 24 tháng, 36 tháng với lãi suất phù hợp và linh hoạt nên số dư tiền gửi tăng đáng kể.

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn chiếm tỷ trọng rất cao, đây cũng là một ưu thế của

Ngân hàng khi cho vay. Vì khi đó Ngân hàng có thể đảm bảo được nguồn vốn

- 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Tiền gửi thanh toán

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn Phát hành giấy tờ có giá Tiền gửi Tổ chức tín dụng Tổng vốn huy động

 Tiền gửi tổ chức tín dụng và phát hành giấy tờ có giá giảm qua ba năm. Năm 2007 nguồn tiền từ phát hành giấy tờ có giá giảm 11.350 triệu đồng (t ương đương giảm 53,06%). Còn nguồn tiền từ các tổ chức tín dụng cũng giảm 519

triệu đồng (tức giảm 20,34%). Đến năm 2008 nguồn tiền này tiếp tục giảm

xuống, nguồn tiền từ phát hành giấy tờ có giá chỉ còn 9.872 triều đồng giảm 169 triệu đồng ( tức giảm 1,68%), còn nguồn tiền gửi tổ chức tín dụng chỉ còn 1.147 triệu đồng giảm 885 triệu đồng (giảm 43,55%) so với năm 2007. Nguồn tiền n ày giảm qua các năm do sự biến động chung của nên kinh tế, lãi suất thay đổi liên tục và sự biến động của giá vàng trong nước và thế giới.

Tóm lại hoạt động huy động vốn của Ngân hàng qua ba năm có s ự thay tăng trưởng tương đối ổn định. Đạt được kết quả như trên là do chi nhánh có những biện pháp kịp thời trong công tác huy động vốn như điều chỉnh lãi suất

phù hợp với từng loại tiền gửi khác nhau, đ ưa ra nhiều đợt thi đua huy động vốn

dự thưởng. Đồng thời Ngân hàng rất quan tâm và thường xuyên chỉ đạo đến công tác huy động vốn, giao chi tiêu đến từng cán bộ tín dụng, khuyên khích bằng vật

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCL CHI NHÁNH SÓC TRĂNG (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)