Rủi ro nợ quá hạn theo thời gian

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCL CHI NHÁNH SÓC TRĂNG (Trang 62)

Xác định đúng chất lượng tín dụng là một trong những chỉ tiêu quan trọng

phản ảnh hiệu quả kinh doanh, là yếu tố quyết định đến sự thành bại của Ngân

hàng. Trong hoạt động tín dụng cho vay, rủi ro là một vấn đề không thể tránh

khỏi. Dù một Ngân hàng có hoạt động tốt đến đâu, hiệu quả cách mấy thì rủi ro

vẫn có thể xảy ra biểu hiện là nợ quá hạn không ngừng tăng. Tuy nhiên mức độ

rủi ro của các khoản nợ còn tùy thuộc vào tình hình thị trường, khả năng của người vay và sự đánh giá của nhân viên quản lý. Chúng ta xem bảng số liệu và tìm hiểu nguyên nhân vì sao

Bảng 4.9: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN THEO THỜI GIAN CỦA MHB CHI NHÁNH SÓC TRĂNG QUA 3 NĂM (2006-2008)

ĐVT: Triệu đồng SO SÁNH 2007/2006 2008/2007 CHỈ TIÊU Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền % Số tiền % 1.Dưới 90 ngày 516 459 2.190 (57) (11,05) 1731 377,12 2.Từ 90 ngày đến 180 ngày 206 813 1.195 607 294,66 382 46,99 3.Từ 181 ngày đến 360 ngày 1.082 511 1.542 (571) (52,77) 1031 201,76 4.Trên 360 ngay 966 1.626 7.728 660 68,32 6102 375,28 Tổng nợ quá hạn 2.770 3.409 12.655 639 23,07 9246 271,22 ( Nguồn: Phòng tín dụng)

Nhìn chung nợ quá hạn theo thời gian có sự biến động tăng giảm không ổn định qua các năm. Đây chính là những rủi ro về tín dụng của Ngân hàng, nó sẽ

gây tổn thất cho Ngân hàng. Sự biến động của tổng nợ xấu này là do sự biên

động của các loại nợ phân chia theo từng nhóm nợ theo quy định phân loại của Ngân hàng Nhà Nước.

Ta nhận thấy nợ quá hạn dưới 90 ngày, là những khoản nợ được đánh giá

có khả năng thu hồi, trong năm 2007 giảm còn 459 triệu đồng giảm 57 triệu đồng

với tốc độ giảm 11,05% so với năm 2006. Sa ng năm 2008 nhóm nợ này lại tăng

lên đáng kể tăng1.731 triệu đồng tương đương 377,12% so với năm 2007. Điều

này cho thấy có một khoản nợ ch ưa thu hồi được và bị chuyển nhóm. Xét ở gốc độ khác, Ngân hàng có thể tăng thêm lợi nhuận từ những khoản nợ quá hạn. Ta thấy rằng những khoản nợ thuộc nhóm 2 là những khoản nằm trong tầm kiểm

soát, nghĩa là khả năng thu hồi là rất cao. Do đó, ngoài việc thu hồi được vốn

gốc, Ngân hàng cònđược hưởng thêm phần lợi nhuận từ số lãi phạt

Đối với nhóm nợ dưới tiêu chuẩn quá hạn từ 90 ngày đến 180 này, tăng

liên tục qua ba năm. Năm 2006 nhóm nợ này chỉ có 206 triệu đồng nhưng đến năm 2007 tăng lên 813 tri ệu đồng tăng 607 triệu với tốc độ tăng khá cao tăng

194,66% so với năm 2006, sang năm 2008 tiếp tục tăng lên 382 triệu tương

tín dụng của Ngân hàng, đơn vị cần có những biện pháp kịp thời để nhằm giới

hạn nhóm nợ này tiếp tăng.

Đối với nợ nhóm 4 và nhóm 5 là những nhóm nợ có khả năng mất vốn và bị tổn thất cao. Hai nhóm nợ này chiếm tỷ trọng khá cao trên 60% trong tổng nợ

quá hạn. Điều này cho thấy tình hình thu nợ của Ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn, nếu tình trạng này kéo dài thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả tín dụng

của Ngânhàng.

Hàng năm Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long chi nhánh Sóc Trăng phải gánh chịu một khoản tổn thất do nợ xấy gây ra, làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Khoản tổn thất này hàng

năm được Ngân hàng hạch toán vào chi phí hay nói cách khác đây là khoản trích

lập dự phòng rủi ro tín dụng. Giã sữ giá trị khấu trừ của tài sản bảo đẩm là 0 thì tổn thất mà chi nhánh phải gánh chụi qua các năm đ ược được tính như sau:

Năm 2006:25,8+41,2+541+966 = 1.574 triệu động Trong đó:

Nợ Nhóm 2:516 triệu x 5% = 25,8 triệu đồng

Nợ nhóm 3: 206 triệu đồng x 20% = 41,2 triệu đồng

Nợ nhóm 4: 1.082 triệu đồng x 50% = 541 triêu đồng

Nợ nhóm 5 : 966 triệu đồng x 100% = 966 triệu đồng

 Năm 2007:23+162,6+255,5+1.626 = 2.067,1 triệu đồng Trong đó:

Nhóm 2: 459 triệu đồng x 5% = 23 triệu đồng

Nợ nhóm 3: 813 triệu đồng x 20% =162,6 triệu đồng

Nợ nhóm 4: 511 triệu đồng x50% = 255,5 triêu đồng

Nợ nhóm 5 : 1.626 triệu đồng x 100% = 1.626 triệu đồng

 Năm 2008:109,5+239+711+7.728 = 8.847,5 triệu đồng Trong đó:

Nhóm 2: 2.190 triệu đồng x 5% = 109,5 triệu đồng

Nợ nhóm 3:1.195 triệu đồng x 20% = 239 triệu đồng

Nợ nhóm 4: 1.542 triệu đồng x 50% = 711 triêu đồng

- 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000 14,000 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1.Dưới 90 ngày 2.Từ 90 ngày đến 180 ngày 3.Từ 181 ngày đến 360 ngày 4.Trên 360 ngay Tổng nợ quá hạn

 Tổng thiệt hại do nợ xấu mà chi nhánh phải gánh chịu trong ba năm là:

1574 triệu đồng + 2.067,1 triệu đồng + 8.847,5 triệu đồng =12.488,6 triệu đồng

Hình 4.4: Nợ quá hạn theo thời gian tại MHB

4.2.3. So sánh rủi ro tín dụng giữa MHB chi nhánh tỉnh Sóc Trăng và NHNo&PTNT chi nhánh Ba Xuyên - SócTrăng

Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn chi nhánh Ba Xuyên - Sóc

Trăng là Ngân hàng hoạt động trên cùng địa bàn Thành phố Sóc Trăng cung với

Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long chi nhánh Sóc Trăng, cùng là Ngân hàng thương m ại Nhànước và cũng mới được thành lập không lâu.

Vì những nét tương đồng trên giữa hai Ngân hàng mà việc so sánh rủi ro tín dụng

giữa hai Ngân hàng là điều hợp lý. ĐVT: Triệu đồng

Bảng 4.10: MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG

TÍN DỤNG CỦA MHB CHI NHÁNH SÓC TRĂNG VÀ NHNo&PTNT CHI NHÁNH BA XUYÊN – SÓC TRĂNG TRONG 3 NĂM ( 2006 – 2008)

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Chỉ tiêu Ba Xuyên ST MHB ST Ba Xuyên ST MHB ST Ba Xuyên ST MHB ST Vốn huy động 161.794 182.297 234.494 229.972 279.041 349.052 Tổng dư nợ 110.854 385.814 102.520 518.890 162.114 588.627 Doanh số cho vay 192.996 553.460 241.984 783.091 313.988 983.176 Doanh số thu nợ 178.030 501.646 206.461 650.015 281.261 913.439 Nợ quá hạn 819 2.770 968 3.409 1.303 12.655 Dư nợ bình quân 103.371 345.500 84.758 470.078 145.750 553.759 Hệ số thu nợ 92,25 90,64 85,32 83,01 89,58 92,91 DN/ VHĐ 0,69 2,12 0,44 2,26 0,58 1,69 NQN/TDN 0,74 0,72 0,94 0,66 0,80 2,15 Vòng quay tín dụng 1,72 1,45 2,44 1,38 1,93 1,65

(Nguồn: Phòng tín dụng Ngân hàng MHB ST và NHNo&PTNT chi nhánh Ba Xuyên ST)

Qua bảng số liệu trên quy mô hoạt động của Ngân hàng Phát triển Nhà

Đồng Bằng Sông Cửu Long chi nhánh Sóc Trăng lớn hơn nhiều so với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Ba Xuyên - Sóc Trăng, kể

cả huy động vốn lẫn cho vay. Nhưng để đánh giá hiệu quả hoạt động của Ngân

hàng ta phải xem xét các chỉ tiêu sau:

a) Hệ số thu nợ

Nhìn chung hệ số thu nợ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông

thôn chi nhánh Ba Xuyên - Sóc Trăng trong năm 2006 và năm 2007 cao hơn hệ

số thunợ của MHB chi nhánh Sóc Trăng.Nhưng sang năm 2008 thì hệ số thu nợ

của Ngân hàng MHB Sóc Trăng tốt hơn. Đạt được kết quả như vậy là do chi

nhánh đã lựa chọn những khách hàng có uy tín, giữ vững thị trường, mở rộng thị trường dân cư tập trung hộ sản xuất kinh do anh, mua bán, thương m ại – dịch vụ để hạn chế rủi ro. Bên cạnh đó tập thê cán bộ Ngân hàng đã kịp thời ứng dụng

các chủ trương đường lối của MHB chi nhánh Sóc Trăng thu hồi dần các khoản

nợ quá hạn còn tồn đọng trước đó.

b) Dư nợ trên vốn huy động

Qua bảng số liệu ta thấy chỉ tiêu này của MHB chi nhánh Sóc Trăng t ương đối ổn định và tốt hơn Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi

MHB sử dụng có hiệu quả, khả năng sử dụng nguồn vốn huy động để cho vay

cao hơn Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Ba Xuyên -

Sóc Trăng.

c) Nợ quá hạn trên tổng dư nợ

Xét về tổng thể, rủi ro tín dụng tại hai Ngân h àng điều thấp nhưng nhìn chung thì MHB chi nhánh Sóc Trăng tốt hơn chỉ số này thấp hơn và có khuynh hướng giảm xuống trong năm 2006 và 2007 còn Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Ba Xuyên - Sóc Trăng cao hơn và có xu hư ớng tăng

lên điều này cho thấy chất lượng tín dụng của MHB chi nhánh Sóc Trăng tốt h ơn. Nhưng sang năm 2008 tình hình nợ quá hạn trên tổng dư nợ của MHB cao hơn. Nguyên nhân chủ yếu do trong năm này dịch bênh, thiên tai kéo dài, giá cả đầu ra

thì không ổn định, thị trường nhà đất có nhiều biến động làm cho các doanh nghiệp không thu hồi được vốn nên không trả nợ được cho Ngân hàng dẫn đến

nợ quá hạn tăng cao. Bên cạnh đó, do chế độ quy định nếu để quá hạn phân kỳ

thì chuyển toàn bộ dư nợ sang quá hạn nên đã làm dư nợ quá hạn tăng cao, nếu

xử lý thu được kỳ quá hạn đó thì chuyển lại dư nợ trong hạn sẽ giảm nợ quá hạn

xuống.

d) Vòng quay vốn tín dụng

Nhìn chung vòng quay vốn tín dụng của MHB chi nhánh Sóc Trăng th ấp hơnNgân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Ba Xuyên - Sóc

Trăng. Do trong những năm gân đầy Ngân hàng MHB chi nhánh Sóc Trăng có

xu hướng mở rộng đầu tư vào đối tượng trung và dài hạn nhiều hơn so với ngắn

hạn, thời gian thu hồi vốn lâu h ơn làm cho vòng quay vốn tín dụngthấp

Tóm lại, rủi ro tín dụng được Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng Bằng Sông

Cửu Long chi nhánh Só c Trăng khống chế ở mức cho phép của Ngân hàng Nhà nước, rủi ro tín dụng của Ngân hàng trong thời gian qua đã có xu hướng giảm. Do Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long chi nhánh Sóc Trăng

thực hiện tốt quy trình cho vay đặc biệt là khâu thẩm định khách hàng để sàng lọc những khách hàng tốt nhất trước khi cho vay, điều này vừa giúp Ngân hàng nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn vừa duy trì chất lượng tín dụng trung, dài hạn.

4.3. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng MHB chi nhánh Sóc Trăng

Trong bất cứ hoạt động nào cũng vậy, hiệu quả đạt đ ược và rủi ro luôn

luôn song hành với nhau, một vấn đề đặt ra l à làm sao để đạt được mức lợi nhuận

mong muốn trong khi rủi ro gây ra đ ược hạn chế ở mức thấp nhất. Đây là một điều không dễ dàng thực hiện được đặc biệt là rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến

rủi ro trong hoạt động tín dụng của một Ngân hàng bao gồm cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Qua quá trình phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại

MHB chi nhánh Sóc Trăng trong thời gian qua, ta rút ra đ ược những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng tại chi nhánh như sau.

4.3.1. Nguyên nhân từ khách hàng vay vốn

Có nhiều trường hợp khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích nh ưng cũng

không trả nợ cho Ngân hàng. Trường hợp rủi ro phát sinh là do khách hàng kinh doanh không có hiệu quả dẫn đến thua lỗ. Việc khách hàng kinh doanh thua lỗ vì sản phẩm của họ không cạnh tranh lại với những sản phẩm khác, dần dần khách

hàng bị mất thị phần. Đồng thời vì thiếu kinh nghiệm quản lí nên không thể ứng

phó với những tình huống xấu xảy ra trong kinh doanh, điều n ày đã làm cho khách hàng bị phá sản không trả nổi nợ cho Ngân hàng. Trong năm 2008, tại Ngân hàng MHB chi nhánh Sóc Trăng đã có 3 trường hợp không trả nổi nợ vì nguyên nhân này với số tiền lên đến 1.830 triệu.

 Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích.

Việc sử dụng vốn đúng mục đích đã được qui định trong nguyên tắc tín dụng. Khi đi vay, khách hàng phải trình bày mục đích sử dụng vốn vay của mình với

Ngân hàng, mục đích vay vốn phải đ ược Ngân hàng chấp thuận và được ghi trên hợp đồng tín dụng. Hiệu quả tín dụng của Ngân hàng chính là việc khách hàng sử

dụng vốn vay mang lại hiệu quả. Nguyên nhân xảy ra rủi ro là do khách hàng không sử dụng vốn vay được từ Ngân hàng để sản xuất, kinh doanh mà dùng vốn để tiêu sài, cờ bạc hoặc đem vốn đầu t ư vào ngành chứa nhiều rủi ro. Nguyên nhân này là nguyên nhân thường xuyên xảy ra nhất khi phát sinh rủi ro tín dụng

Vì vậy, chi nhánh đã gặp rủi ro bởi nguyên nhân này với 2 trường hợp khách

Ngân hàng phải thường xuyên kiểm tra vốn vay có được sử dụng đúng mục đích

không. Tuy nhiên, nguyên nhân này cũng phải kể đến lỗi từ phía Ngân hàng

MHB chi nhánh Sóc Trăng chưa quan lý chặt chẽ.

4.3.2. Nguyên nhân từ phía Ngân hàng

 Cán bộ tín dụng bị quá tải phòng tín dụng chỉ có 13 cán bộ trong khi có

nhiều khoản vay ở xa địa bàn, giao thông không thuận lợi. Khâu quản lý yếu dẫn đến việc thiếu kiểm tra tr ước, trong và sau khi cho vay. Từ đó tạo ra nhiều kẻ hở

dẫn đến vốn cho vay không đúng đối t ượng, sử dụng vốn vay sai mục đích.

 Thêm vào đó, trong các nghi ệp vụ cho vay ngắn hạn, trung dài hạn đối với

loại hình quốc doanh và ngoài quốc doanh cũng chỉ do một hoặc một số ít cán bộ

tín dụng đảm trách. Điều này dẫn đến gánh nặng và trách nhiệm quá lớn cho cán

bộ tín dụng. Và như vậy, cán bộ tín dụng không thể nào theo dõi và kiểm soát

chặt chẽ rủi ro tín dụng.

4.3.3. Liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố

 Tài sản thế chấp tại Ngân hàng chủ yếu được bảo đảm bằng bất động sản

vì có giá trị lớn và luật đất đai ban hành, nhưng việc phát mãi tài sản còn nhiều khó khăn phức tạp, thủ tục rồm rà, rắc rối, còn phải phụ thuộc vào các ngành có

liên quan như: Sở Vật giá, Sở Tài chính, Tòa án,…vì th ế không thể xác định thời

gian phát mãi tài sản,làm cho thời gian xử lý tài sản thường kéo dài, tạo cơ hội cho người vay dây dưa trong việc hoàn trả nợ vay.

 Tài sản thế chấp bị mất giá, do thời gian xử lý các khoản nợ của Trung Ương quá lâu, khi tiến hành bán tài sản trên thị trường thì giá bán thực tế thấp hơn sovới giá do Ngân hàng và khách hàng đã thỏa thuận trước đây.

 Khi khách hàng thế chấp tài sản để vay vốn, Ngân hàng chi giữu lấy giấy

chứng nhân quyền sử dụng tài sản,…về phía khách hàng vẫn được phép sử dụng

tài sản đó. Do đó, một khi tài sản hư hỏng hoặc giảm giá trị do lạc hậu sẽ gây khó khăn cho Ngân hàng trong vi ệc phát mãi tài sản trong trường hợp khách hàng không còn khả năng thanh toán cho Ngân hàng.

 Có nhiều khách hàng trước khi đem giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến Ngân hàng xin vay vốn đã cầm cố cho người khác đã được chứng nhận của

4.3.4. Những nguyên nhân liên quan đ ến yếu tố pháp lý

 Về vấn đề xác định chủ sở hữu tài sản bảo đảm: trong một số t rường hợp,

việc thẩm định hồ sơ chưa xác định được đầy đủ các thành viên đồng chủ sở hữu như xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng, con cái; tài sản đồng thừa

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCL CHI NHÁNH SÓC TRĂNG (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)