Do hiện tại các ngân hàng đều phải tuân theo chỉ đạo của Thống đốc ngân hàng
nhà nước về việc khống chế mức trần lãi suất huy động nên các ngân hàng sẽ
cạnh tranh nhau quyết liệt trong việc tăng hay gi ảm lãi suất từng chút một để thu hút khách hàng về mình.
Mỗi khi ngân hàng nhà nước ra mức lãi suất trần các ngân hàng đều đua nhau điều chỉnh có thể goi là “ cơn lốc siêu lãi suất”. Chẳng hạn ngày 28/02/2008, ngân
hàng nhà nước điều chỉnh khung lãi suất huy động tiền gửi đồng Việt Nam không quá 12%/năm theo chỉ đạo của Thống đốc ngân h àng nhà nước. thì các ngân hàng
Bảng 13: LÃI SUẤT CÁC NGÂN HÀNG TẠI TP CẦN THƠ VÀO 02/2008 Các ngân hàng Lãi suất /tháng(%) Kỳ hạn (tháng) TMCP Sài Gòn 1,05– 1,056 13– 60 tháng Eximbank 1,00 1 -12 tháng Argibank 0,8– 0,83 7– 13 tháng Vietcombank 0.85– 0,9 12– 24 tháng BIDV 0,875 12 tháng Sacombank 0,82 12 tháng Nam Việt 0,821– 0,825 1– 3 tháng SHB 0,795 6 tháng ACB 1,00 12 tháng
Nguồn: Báo Cần Thơ
Qua bảng thống kê trên ta thấy rõ các ngân hàng thương mại cổ phần luôn cố
gắng đưa mức lãi suất huy động lên cao nhất đạt ngang mức lãi suất trần mà ngân
hàng nhà nước đưa ra, đó là những ngân hàng thương mại cổ phần đã khẳng định được tên tuổi và hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Những ngân hàng này gồm có: Eximbank, ACB, TMCP Sài Gòn,…đều là những ngân hàng lớn nên cố
gắng điều chỉnh lãi suất huy động để giữ khách hàng của mình và đồng thời tăng
vốn huy động để phục vụ nhu cầu cho vay của khách hàng. Còn những ngân hàng
thương mại mới thành lập và phát triển như:Nam Việt, Sacombank,… dù có điều
chỉnh lãi suất nhưng không đạt cao mức cao vì lo chi phí lãi suất huy động lớn hơn chi phí lãi suất cho vay sẽ không thể đạt đ ược lợi nhuận cao. Còn các ngân
hàng thương mại nhà nước như: Ngoại thương, Nông nghiệp, Công Thương, Đầu tư và phát triển thì lãi suất huy động vừa phải không cao nhất nh ưng cũng không
thấp nhất. Trong ba ngân hàng trên thì ngân hàng đầu tư và phát triển là ngân hàng có lãi suất huy độngcao.