Tổng dư nợ/vốn huy động

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU CHI NHÁNH THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 50)

Bảng 9: ĐÁNHGIÁ TỔNG DƯ NỢ / VỐN HUY ĐỘNG

Chỉ tiêu 2006 2007 2008

VHĐ:Vốn huy động (triệu đồng) 261.229 429.120 554.096

TDN:Tổng dưnợ (triệu đồng) 176.583 516.001 736.542

TDN/VHĐ (lần) 0,68 1,20 1,33

Nguồn: Phòng kế toánACB chi nhánh Cần Thơ

Do vốn huy động đều tăng đều qua 3 năm nên tình hình huy động vốn của ngân

hàng rất tốt thể hiện ở tỷ lệ tham gia của vốn huy động v ào dư nợ. Đầu tiên năm

2006 chỉ số 0,68 cho ta thấy bình quân 0,68đồng dư nợ mới có một đồng vốn huy động tham gia. Chứng tỏ năm 2006, tình hình huy động vốn thì tốt nhưng dư nợ

cho vay thì không cao dẫn đến việc sử dụng nguồn vốn của ACB Cần Th ơ là

không hiệu quả. Sang năm 2007 thì khác bình quân 1,20 đồng dư nợ thì có một đồng vốn tham gia cùng, cùng với đó là tình hình huy động vốn và dư nợ cho vay đều tăng nên ngân hàng ACB Cần Thơ đã sử dụng tốt nguồn vốn huy động có được. Điều này cũng được ACB Cần Thơ tiếptục duy trì sang năm 2008 với việc dư nợ và vốn huy động đều tăng cao hơn năm 2007. Và bình quân 1,33 đồng dư

nợ mới có một đồng vốn tham gia. Tóm lại, việc sử dụng nguồn vốn huy động từ năm 2006 đến năm 2008 của ngân hàng ACB chi nhánh Cần Thơ có hiệu quả khá

tốt.

3.4. PHÂN TÍCH ĐIỂM MẠNH, ĐIỂMYẾU CỦA NGÂN HÀNG TMCP Á

CHÂU CHI NHÁNH THÀNH PHỐ CẦN THƠ THÔNG QUA CÁC HOẠT

ĐỘNGCHỨC NĂNG

3.4.1 Nhân sự

Tính đến ngày 31/12/2008, tổng số cán bộ, công nhân viên của ngân hàng Á Châu chi nhánh thành phố Cần Thơ không tính các phòng giao dịch là 94 người,

giảm so với năm 2007 là 5 người do chuyển công tác sang phòng giao dịch Xuân

3.4.1.1. Điểm mạnh

Hầu hết tất cả các nhân viên khi vào làm việc tại ACB Cần Thơ đều yêu cầu có

bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên và trải qua các cuộc thi tuyển n ên đều có trìnhđộ

chuyên môn cao. Trình độ ngọai ngữ đều đạt yêu cầu từ bằng A trở lên. Sau đây là bảng thống kê trìnhđộ chuyên môn và ngoại ngữ của nhân viên ACB chi nhánh Cần Thơ tính tới 31/12/2008.

Bảng 10: TRÌNHĐỘCHUYÊN MÔN VÀ NGOẠINGỮCỦANHÂN

VIÊN ACB CẦN THƠ (tính đến ngày 31/12/2008)

Trình độ Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Từ thạc sĩ trở lên 01 1,06 Cử nhân (Đại học) 71 75,53 Cao đẳng 15 15,96 Chuyên môn Trung cấp 07 7,45 Cử nhân 12 12,77 Bằng C 20 21,27 Băng B 53 56.38 Ngoại ngữ Bằng A 09 9.58

Nguồn: Phòng hành chánh tổ chức ACB chi nhánh Cần Th ơ

Tất cả các nhân viên đều được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ tại trungtâmđào

tạo riêng tại hội sở chính của ngân hàng Á Châu. Với thái độ làm việc nhiệt tình,

chăm sóc phục vụ khách hàng tốt luôn làm hài lòng các khách hàng khi đến giao

dịch.

3.4.1.2. Điểm yếu

Do mới khai trương thêm ba phòng giao dịch mới nên những nhân viên cũ có

kinh nghiệm được phân công công tác tại các phòng giao dịch mới. Vì vậy, số lượng nhân viên mới vào làm và mới ra trường tương đối nhiều nên còn thiếu

kinh nghiệm xử lý trong một số nghiệp vụ.

3.4.2. Sản phẩm dịch vụ3.4.2.1. Điểm mạnh 3.4.2.1. Điểm mạnh

Do số lượng đến 36 sản phẩm và 18 dịch vụ có rất nhiều hình thức để khách

đạt hiệu quả cao. Do ACB Cần Th ơ đã hoạt động rất lâu trên địa bàn thành phố

Cần Thơ nên đã được mọi người biết đến là một trong nhưng ngân hàng thương

mại đi đầu. Vì vậy khách hàng luôn có sự ưu tiên mỗi khi chọn ACB Cần Th ơ để

thực hiện giao dịch vừa đa dạng dịch vụ và đáng tin tưởng. Các sản phẩm thế

mạnh là tiền gửi với lãi suất thả nổi luôn thay đổi với lãi suất cao và cầm cố sổ tiết

kiệm khi cần rút trước hạn mà không cần phải tất toán sổ tiết kiệm.

Ngoài ra, ACB đã là người đi đầu trong tất cả các ngân hàng thành lập đội tư

vấn tài chính cá nhân( PFC), chỉ cần khách hàng tạo cuộc hẹn thì trong vòng 24h, PFC sẽ cử nhân viên đến tận nhà hướng dẫn và phục vụ các sản phẩm hiện có của

ACB Cần Thơ.

3.4.2.2. Điểm yếu

Dù phát triển trước nhiều ngân hàng thương mại khác nhưng ACB Cần Thơ lại

không mạnh trong việc phát hành thẻ thanh toán. Việc phát triển thẻ của ACB

Cần Thơ đứng sau các ngân hàng thương mại cổ phần hóa như : ngân hàng ngoại thương, ngân hàng nông nghi ệp và đứng sau cả ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á và ngân hàng xu ất nhập khẩu. Vì thế mà việc chi lương qua thẻ ATM tai

ACB Cần Thơ chiếm một tỷ lệ nhỏ dù có rất là nhiều công ty và doanh nghiệp gửi

tiền thanh toán tại ACB Cần Th ơ.

Ngoài ra hiện nay có nhiều ngân h àng thương mại ra đời và thành lập vác chi

nhánh tại thành phố Cần Thơ: Đông Á, thương mại cổ phần Sài Gòn, An Bình, hay cả ngân hàng xuất nhập khẩu…cạnh tranh với ACB những sản phẩm truyền

thống nên cũng làm giảm số lượng vốn huy động. Trong tình cảnh như thế, ACB

Cần Thơ vẫn chưa đưa ra thêm những sản phẩm mới để cạnh tranh trong việc huy động vốn là điều ACB vẫn còn chưa thật linh hoạt và cần phải thực hiện ngay để

phục vụ nhu cầu của khách hàng.

3.4.3. Marketing

Marketing là điều rất quan trọng trong tình trạng có rất nhiều ngân hàng thương

mại ra đời. Ngân hàng nào có hoạt động marketing hiệu quả sẽ có ưu thế hơn so

với các ngân hàng khác.

3.4.3.1. Điểm mạnh

Đầu tiên cần phải nói tới là mạng lưới phân phối của ACB Cần Thơ là rất hợp

các phòng giao dịch xuất hiện tại các n ơi có khu vực đông dân cư nhất. Tại ngay

trung tâm thành phố đã có ACB chi nhánh Cần Thơ, tiếp đó vẫn chung quận Ninh

Kiều có thêm hai phòng giao dịch Ninh Kiều nằm ở đường Hùng Vương để tiếp

cận các khách hàng khu vực chợ An Nghiệp và bến xe Cần Thơ, còn phòng giao dịch Xuân Khánh gần quận Cái Răng mới thành lập sẽ cố gắng tiếp cận khách hàng đến từ quận Cái Răng và khu dân cư 91B. Tiếp đến tại quận Bình Thủy có

phòng giao dịch An Thới để thuận lợi tiếp cận các khách hàng trong quận Bình Thủy. Và một phòng giao dịch Thốt Nốt sẽ tiếp cận nguồn lao động làm việc tại

các khu công nghiệp Trà Nóc 1 và Trà Nóc 2.

Tại ACB Cần Thơ có quầy chăm sóc khách hàng(CSR) sẽ luôn giới thiệu các

sản phẩm hay dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, với cách tiếp xúc như thế đã tạo

cho khách hàng sự hài lòngđối với ACB Cần Thơ.

Về uy tín, ngân hàng Á Châu Cần Thơ đã hoạt động tại thành phố Cần Thơ từ năm 1994 đến nay đã 15 năm hoạt động luôn vì khách hàng và đạt được các giải thưởng và bằng khen như: Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2007 và 2008, Dịch

vụ ngân hàng bán lẻ được hài lòng nhất năm 2008 và Cờ thi đua của Chính

Phủ,…vì thế mà ACB cũng như ACB Cần Thơ luôn chiếm được sự tin cậy của

khách hàng.

Về quảng cáo và khuyến mãi, ACB Cần Thơ liên tục có các chương trình khuyến mãi được đánh giá cao như: tặng quà khi gửi tiết kiệm, cộng thêm lãi suất thưởng,…được khách hàng ưa chuộng hơn là đưa ra các giải thưởng lớn để rút thăm trúng thưởng. Về quảng cáo, như năm 2008 là một trong những nhà tài trợ cho năm du lịch Đồng bằng sông cửu long, hay treo các băng rôn chào mừng năm

mới tại các đường chính trên thành phố Cần Thơ. Ngoài ra, ACB Cần Thơ luôn

gởi thư cảm ơn cùng thông báo về các sản phẩm đến tận nh à khách hàng. Đây

chính là những nét nổi bật của ACB Cần Th ơ so với các ngân hàng khác.

3.4.3.2. Điểm yếu

Mặc dù ACB Cần Thơ đã thực hiện chính sách gởi th ư cảm ơn và thông báo

tận nhà các sản phẩm dịch vụ của ngân h àng nhưng việc làm này chỉ thực hiện

trên một phạm vi nào đó chứ không thể trên phạm vi toàn thành phố Cần Thơ.

Khi có các chương trình khuyến mãi hay có các sản phẩm mới thì ACB Cần Thơ chỉ để các tấm bảng quảng cáo tại các chi nhánh hay phòng giao dịch chứ

không có các chương trình quảng cáo trên tivi, đài phát thanh hay treo các băng

rôn tại các chổ đông người qua lại.

Các tờ bướm giới thiệu sản phẩm dịch vụ thì quá ngắn gọn và không cập nhập thường xuyên về lãi suất nên gây khó khăn cho khách hàng trong vi ệc tìm hiểu và lựa chọn. Vì vậy buộc khách hàng phải tìm người tư vấn gây mất nhiều khó khăn

và phiền lòng khách hàng.

Ngoài ra, điều quan trọng là chi nhánh ACB Cần Thơ chưa có phòng marketing nên vì vậy mọi việc hoạch định quảng cáo, phát triển sản phẩm và tiếp

thị đều do cấp hội sở quyết định. Do đó ACB Cần Thơ mất đi tính chủ động và linh hoạt.

3.4.4. Về tài chính

Đây là điều quan trọng và điểm trọng yếu của mọi ngân h àng thương mại cổ

phần, nền tài chính mạnh thì ngân hàng sẽ phát triển tốt.

3.4.4.1. Điểm mạnh

Đầu tiên lợi nhuận của ACB Cần Th ơ đều tăng qua các năm. Lợi nhuận năm 2007 cao hơn năm 2006 là 39,28% , còn năm 2008 cao hơn năm 2007 là gần 42%.

Với tình hình lợi nhuận các năm đều tăng sẽ giúp cho ACB Cần Th ơ dễ dàng phân phối các nguồn quỹ và đầu tư phát triển mạng lưới, công nghệ cho ngân

hàng.

Hiện tại ACB Cần Thơ hay các phòng giao dịch đều khang trang và hiện đại

tạo sự thoái mái và tin tưởng của khách hàng. Số lượng máy tính bình quân đầu người là một máy, cùng với đó là các máy fax, máy photocopy đ ều là những máy

mới nên rất thuận lợi và nhanh chóng trong công việc và giúp cho nhân viên làm việc có hiệu quả. Đều có xe ôtô chuyển tiền để tiếp và thu quỹ an toàn và nhanh chóng.

3.4.4.2. Điểm yếu

Việc phân phối lợi nhuận cho quỹ đầu t ư và phát triển còn hạn chế nên việc đầu tư cho việc phát triển thẻ từ quỹ đầu t ư còn hạn chế nên chưa có nhiều máy

ATM đặt ở các vị trí thuận lợi như siêu thị, trường học,..Dù trung bình mỗi nhân viên đều có một máy vi tính làm việc nhưng do có một số máy đã sử dụng lâu nên

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI

TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

4.1. PHÂN TÍCH MÔI TRƯ ỜNG VĨ MÔ

4.1.1. Yếu tố kinh tế4.1.1.1. Cơ cấu kinh tế 4.1.1.1. Cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế Thành phố Cần Thơ giai đoạn 2006 – 2008 chuyển dịch theo cơ

cấu theo hướng giảm tỷ trọng nông – lâm– ngưnghiệp và tăng tỷ trọng hai ngành quan trọng công nghiệp – xây dựng và thương mại dịch vụ. Điều này thực hiện đúng với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của thành phố Cần Thơ giai đoạn 2006 – 2010 là tốc độ tăng trường kinh tế đạt 10,5%/năm, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp, cụ thể các ngành phi nông nghiệp chiếm khoảng 64% vào năm 2010.

Bảng 11: CƠ CẤU KINH TẾ THÀNH PHỐ CẦN THƠ QUA BA NĂM 2006, 2007, 2008

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu 2006 2007 2008

Nông, lâm, ngư

nghiệp 18,70 16,51 16,74 Công nghiệp và xây dựng 39,84 38,34 38,37 Thương mại dịch vụ 40,82 45,15 44,89

18.70%

39.84% 40.82%

Nông, lâm,như nghiệp

Công nghiệp và xây dựng

Thương mại dịch vụ

Hình 9a:BIỂU ĐỒ CƠ CẤU KINH TẾ THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2006

16.51%

38.34% 45.15%

Nông, lâm,như nghiệp Công nghiệp và xây dựng Thương mại dịch vụ

Hình 9b:BIỂU ĐỒ CƠ CẤU KINH TẾ THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2007

16.74%

38.37% 44.89%

Nông, lâm,như nghiệp Công nghiệp và xây dựng Thương mại dịch vụ

Hình 9c: BIỂU ĐỒ CƠ CẤU KINH TẾ THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2008

a. Ngành nônglâm–ngư nghiệp

Đối với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, thành phố Cần Thơ nói

riêng trong ba năm qua đang cố gắng tăng dần tỷ trọng công nghiệp – thương mại

dịch vụ và giảm tỷ trọng nông nghiệp. Ta thấy việc tỷ trọng ngành nông nghiệp đang giảm rất lớn cụ thể năm 2006 là 18,70% tới năm 2007 giảm còn 16,51% và

năm 2008 là 16,74% thì tăng nhưng không đáng k ể. Đây là sự tăng trưởng tốt của

nghiệp phát triển trên nền nông nghiệp mà phải là nông nghiệp chất lượng cao

mới được. Vì vậy thành phố Cần Thơ xác định phát triển công nghiệp thương mại

- dịch vụ, rồi dần dần giảm tỷ trọng nông nghiệp đúng với c ơ cấu kinh tế Cần Thơ trong ba năm qua.

b. Ngành công nghiệp xây dựng

Ta thấy tỷ trọng ngành công nghiệp- xây dựng tăng giảm qua các năm nhưng

không lớn, năm 2006 là 39,84%, năm 2007 là 38,34% và năm 2008 là38,37%. Ta thấy qua các năm, năm 2008 tỷ trọng công nghiệp tăng so với năm 2007 nhưng năm 2007 tỷ trọng giảm so với năm 2006 là do nguyên nhân lạm phát cao năm

2007 cùng dự báo năm 2007 là năm khó khăn nên việc đầu tư xây dựng cũng sụt

giảm. Với nhiệm vụ là phải tăng tỷ trọng hằng năm cho ngành công nghiệp là khá lớn nhằm mục tiêu giai đoạn 2006 – 2010 là thành phố công nghiệp đề ra, vừa tạo điều kiện phát triển công nghiệp theo h ướng bền vững. Các sản phẩm từ công

nghiệp chế biến của thành phố Cần Thơ nói riêng và Đồng bằng sông Cửu Long nói chung có thể là mạnh trong cả nước, nguồn lao động dồi dào, giá nhân công

tương đối rẻ so với vùng Đông Nam Bộ và thành phố Hồ Chí Minh..sẽ là yếu tố

thuận lợi để thành phố Cần Thơ xứng đáng là thành phố trực thuộc trung ương và

là trung tâm kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long.

c. Ngành thương mại dịch vụ

Bảng số liệu trên thấy được tỷ trong ngành thương mại dịch vụ đã tăng qua ba

năm. Năm 2006 là 40,82% ,năm 2007 là 45,15%, còn năm 2008 44,89%. Với áp lực cạnh tranh gay gắt sau khi Việt Nam gia nhập WTO, giá cả h àng hóa tăng

mạnh nhưng năm 2007 và năm 2008 t ỷ trong ngành thương mại – dịch vụ thành phố Cần Thơvẫn đạt được mức tăng trưởng khá cao. Ta thấy tốc độ phát triển của ngành thương mại dịch vụ phát triển rất nhanh mà ngân hàng là một trong số

những ngành thương mại dịch vụ. Từ đó cho thấy lĩnh vực ngân hàng phát triển

rất mạnh về hình thức kinh doanh và dịch vụ góp phần tăng tỷ trọng của nhóm thương mại dịch vụ cao hơn cả nhóm ngành công nghiệp xây dựng. Với nhóm

ngành thương mại dịch vụ tăng nhanh luôn chiếm trên 40% cơ cấu kinh tế thành phố Cần Thơ và cộng với tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng vẫn đã hoàn thành mục tiêu 64% đãđề ra cho nhóm ngành phi nông nghiệp. Mặt dù, các dịch

nghệ thông tin, giáo dục – đào tạo, lao động…cũng phát triển khá đa dạng. Do đó,

thành phố Cần Thơ có môi trường dịch vụ tốt hơn hẳn các tỉnh trong vùng Đồng

bằng sông cửu long. So với các tỉnh miền Đông Nam Bộ thì tốc độ tăng trưởng,

hạ tầng dịch vụ của Cần Th ơ tốt hơn nhiều. Tuy nhiên, nhìn tổng thể thì hệ thống

kinh tế dịch vụ của Cần Thơ chưa có chiến lược phát triển bao quát. Nhiều ngành dịch vụ như: thị trường chứng khoán, bảo hiểm, cho thuê tài chính…còn nhỏ bé.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU CHI NHÁNH THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)