Đánh giá chung về thị trường tiêu thụ sản phẩm của nhà máy

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số phương hướng và biện pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tại Nhà máy Long pptx (Trang 45 - 47)

III. Đánh giá về sự hoạt động duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở nhà máy thuốc lá Thăng Long thời gian qua.

1. Đánh giá chung về thị trường tiêu thụ sản phẩm của nhà máy

Trong một vài năm gần đây, nhà máy đã có những phương hướng và biện pháp duy trì và mở rộng thị trường và đã tạo ra cho nhà máy những hiệu quả nhất định trong sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm.

. Nhà máy đã có những đầu tư đúng mức vào việc nghiên cứu thị trường, nghiên cứu sản phẩm mới, nhằm tạo điều kiện cho sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường. . Trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, nhà máy đã đầu tư với số tiền lớn vào việc mua sắm máy móc trang thiết bị và dây truyền sản xuất cũng như các khâu

khác: Nguyên liệu, lao động việc tổ chức sản xuất và quản lý.... Do vậy quá trình sản xuất kinh doanh của nhà máy bước đầu đã có sự gắn bó và đáp ứng được nhu cầu cầu của thị trường.

. Trên thị trường hiện nay xuất hiện rất nhiều các loại thuốc lá của rất nhiều sản xuất với chất lượng , chủng loại và mẫu mã vô cùng đa dạng phong phú. Để đủ sức cạnh tranh trên thị trường nhà máy đã rất cố gắng tong việc tạo ra và tăng nhanh những sản phẩm có giá trị cao, đủ sức cạnh tranh với nhiều hãng thuôc lá khác. Kế quả đó đã mang lại những thành công tốt đẹp cho nhà máy, doanh thu và lợi nhuận ngày càng tăng. Đây là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của nhà máy trong thời gian tới.

. Nhà máy cũng đã có sự phát triển về các loại sản phẩm, hình thức phong phú và thường xuyên có sự cải tiến, thiết kế sản phẩm, triển khai sản xuất những loại sản phẩm mới. Gỗn đay nhà máy đã cho ra đời 3 loại sản phẩm mới là: Hạ long, Ba đình và M. Những loại sản phẩm này đã được thị trường chấp nhận. Đặc biệt là loại sản phẩm thuốc lá M mới ra đơì vào giữa năm 2001 nhưng đã được thị trường chấp nhận ngay. Khối lượng tiêu thụ ngày càng cao, tổng số lượng tiêu thụ năm 2001 của loại thuốc lá này là: 857.029 bao thì riêng tháng một và tháng 2 của năm 2002 đã tiêu thụ được các khối lượng tương ứng là:

Qui mô thị trường tiêu thụ sản phẩm và lợi nhuận

Năm Doanh thu ( tr.đồng) Số lượng ( tr.bao ) Lợi nhuận ( tr.đồng) Lnhuận/ Dthu ( % ) 1997 321.770 139,58 15.227 5,1 1998 387.930 151,51 20.600 6,2 1999 525.334 204,75 33.400 6,7 2000 535.561 218,18 29.800 5,8 2001 601.940 218,74 26.000 4,2

Tốc độ tăng trưởng hàng năm của công tác tiêu thụ và lợi nhuận.

Năm Số lượng Sp Tthụ ( % ) D.thu T.thụ ( % ) Lợi nhuận ( % )

1998/1997 106,03 124,03 130,2 1999/1998 135,02 110,48 160,7 2000/1999 143,05 102,24 97,6 2001/2000 100,03 112,6 88

Qua số liệu trên 2 bảng có thể thấy rằng giai đoạn từ 1997 đến 2001 thị trường tiêu thụ của nhà máy được củng cố và tăng trưởng tương đối mạnh nhưng có chiều hướng tăng chậm lại đặc biệt là năm 2001 so với năm 2000 sô lượng sản phẩm bán ra hầu như không tăng. Bởi lẽ tất cả các loại mặt hàng của nhà máy đều giảm hoặc có tăng cũng rất ít. Duy chỉ có loại thuốc lá DUNHILL là tăng rất mạnh (năm 2000 chỉ tiêu thụ được 3.163.370 bao thì năm 2001 mức tiêu thụ tăng lên 13.281.190 bao) nhưng loại mặt hàng này chỉ tiêu thụ ở thị trường Hà Nội. ĐIều này cho thấy rằng sức tiêu thụ của các thị trường khác của nhà máy đều giảm.

Cũng qua bảng trên cho thấy rằng doanh thu bán hàng của nhà máy tăng nhanh và đều. Nhưng lợi nhuận và tỉ suất lợi nhuận lại giảm qua các năm. ĐIều này có thể được lí giải qua chi phí các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh. Trong khi đó giá bán các loại sản phẩm của nhà máy không hề tăng thậm chí còn phải giảm giá ở một số mặ hàng để tăng sức cạnh tranh của các loại mặt hàng này.

Dù sao đi chăng nữa thì trong sản xuất của bất kì một DN nào cũng phải có bước thăng trầm. ĐIều đó là không thể tránh khỏi, nhất là trong cơ chế thị trường có sự cạnh tranh và ganh đua quyết liệt giữa các đơn vị sản xuất kinh doanh. Nhưng có thể đánh giá nhà máy thuốc lá Thăng Long là một đơn vị mạnh có khả năng tiếp cận với phương thức mơí, cho ra thị trường những sản phẩm với chất lượng cao có đủ sức cạnh tranh trên thị trường.

Bên cạnh những thành công to lớn đã đạt được trong những năm qua nhà máy vẫn còn một số hạn chế trong khâu tiêu thụ sản phẩm, và hiện nay nhà máy đang vấp phải những khó khăn ngay trong việc tiêu thụ sản phẩm.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số phương hướng và biện pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tại Nhà máy Long pptx (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)