a. Nghiên cứu khách hàng là người tiêu thụ trung gian của Công ty
3.2.2. Nâng cao kỹ năng nhân viên bán hàng
Trong bối cảnh thị trường hiện nay, hàng hóa, dịch vụ đa dạng, phong phú, người tiêu dùng gặp khó khăn trong việc phân biệt, đánh giá sản phẩm. Mỗi doanh nghiệp đều cố gắng tạo một phong cách, một hình ảnh, một ấn tượng, một uy tín riêng cho sản phẩm của mình nhằm đem lại cho sản phẩm hình ảnh riêng, dễ đi vào nhận thức của khách hàng, nói cách khác, đưa thương hiệu vào tâm trí khách hàng.
Dù ngày nay công nghệ đã thay thế con người ở nhiều khâu nhưng để thoả mãn khách hàng thì vẫn không thể có một công nghệ nào thay thế được con người. Nhân viên bán hàng của Công ty chính là lực lượng trực tiếp tiếp xúc với khách hàng họ là người trực tiếp “lắng nghe và thấu hiểu” các “thượng đế”. Chính vì tầm quan trọng đó mà Công ty cần phải có vị trí ưu tiên hợp lý.
Hiện nay Công ty đang cố gắng nâng cao kỹ năng nhân viên bán hàng đặc biệt là nhân viên bán hàng mới bởi họ cần được chuẩn bị về mặt kiến thức, kinh nghiệm xã hộ để nâng cao khả năng bán hàng.
Để tăng cường kiến thức và kinh nghiệm cho nhân viên bán hàng Công ty cần:
- Cử đi đào tạo các chương trình dài hạn về chuyên ngành ở nước ngoài hay các bài giảng ngắn hạn của những người nổi tiếng. Đây là biện pháp mang tính chuyên nghiệp nhưng tốn nhiều chi phí.
- Do đó có thể tiếp kiệm chi phí bằng cách “kèm cặp” cụ thể là: một nhân viên mới sẽ được đặt dưới sự hướng dẫn của một nhân viên có kinh nghiệm lâu năm trong nghề. Hình thức này rất hiệu quả do có sự kết hợp
giữa lòng nhiệt tình của nhân viên mới và sự chín chắn của nhân viên đã có kinh nghiệm, cả hai đều nâng cao hiệu quả công việc.
Để có thể phát triển tốt lực lượng bán hàng của Công ty ngay từ đầu Công ty đã phải thực hiện hàng loạt các chương trình “sức mạnh tổng lực” toàn bộ tổng thể nhân viên đều phải tập chung vào việc thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Điều đó cần thực hiện một loạt những hoạt động từ khâu tuyển dụng, bố trí phân công lao động hợp lý đến đào tạo khuyến khích nhân viên đặc biệt là với đội ngũ nhân viên thực hiện hoạt động “bán hàng theo nghĩa rộng” tức là bao gồm cả thực hiện hoạt động quan hệ khách hàng, thu thập thông tin, xử lý thông tin phản hồi về sau. Với vị trí đặc biệt của mình, những nhân viên thực hiện hoạt động phát triển khách hàng cần phải được phát huy một cách đặc biệt.
Công ty sẽ có nhiều cách thức để phát huy năng lực của nhân viên. Có thể thực hiện khuyến khích vật chất cho họ để xứng đáng với công việc vượt qua “bước nhẩy nguy hiểm”, cũng có thể khuyến khích nhân viên bán hàng bằng chương trình đào kỹ năng và sau đó là thăng tiến… tất cả những đề nghị nên được thực hiện theo kiểu kết hợp. Trong số những đề nghị đó căn cứ vào thực tiễn của Công ty để có thể giải quyết tốt những khúc mắc của nhân viên từ đó nâng cao khả năng thu hút khách hàng để đem lại doanh thu cho Công ty.
Nhìn chung hiện nay Công ty cũng đã có những khuyến khích riêng đối với nhân viên bán hàng đó là những khoản thưởng nhỏ khi nhân viên bán hàng thu hút được một khách hàng. Với trình độ của nhân viên là 100% trình độ đại học như hiện nay thì việc đào tạo nhân viên trong việc phát triển khách hàng không còn là khó khăn đối với công ty nữa.