Thời gian tiên cảnh.

Một phần của tài liệu KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỀN KÌ MẠN LỤC (Trang 47 - 48)

II. THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỀN KÌ MẠN LỤC.

2. Thời gian nghệ thuật trong Truyền Kì Mạn Lục.

2.2.2. Thời gian tiên cảnh.

Thời gian này xuất hiện khơng nhiều trong Truyền Kì Mạn Lục nhưng nĩ đã thể hiện được triết lí nhân sinh sâu sắc của nhà Nho Nguyễn Dữ.

Thời gian tiên cảnh xuất hiện trong một số câu chuyện: Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên, Chuyện người con gái Nam Xương, Chuyện đối tụng ở Long Cung.

Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên là câu chuyện điển hình cho việc nhà văn sử dung thời gian tiên cảnh cho triết liù nhân sinh của mình.

Thời gian thực tại mà Từ Thức sống là năm Quang Thái đời Trần. Sự kiện chàng cứu cơ gái làm gãy cành hoa xảy ra vào năm Quang Thái thứ 9 (1395). Sau khi du sơn ngoạn thủy ở tiên cảnh chàng trở về trần gian vào năm Diên Ninh thứ 5 đời Lê (1458).

Như vậy, về mặt thời gian lịch sử đã trơi qua 63 năm nhưng thời gian trong truyện chỉ xảy ra mới một năm. Với thời gian một năm ấy nhưng tác giả chỉ dừng lại ba ngày: mợt ngày Từ Thức gặp cảnh tiên, một ngày hội ngộ cùng quần tiên, một ngày về nhà.

Việc tập trung sự kiện như vậy chứng tỏ thời gian cõi tiên ngày một dài hơn, dài, thời gian lịch sử ngày càng ngắn lại. Nhà văn cho ta biết được thế giới tiên cảnh là thế giới đầy lí tưởng. Chính vì lẽ đĩ mà Từ Thức đã quên đi ngày tháng xung quanh cuộc sống của mình. Một điều dễ hiểu cho chúng ta, khi hạnh phúc ta khơng bao giờ để ý đến nhịp độ thời gian trơi nhanh đến hay chậm. Từ Thức cũng thế, đến khi ơng thực sự nhớ đến quê nhà và trở lại quê hương thì những người thân yêu của chàng đã mất hết rồi.

Điều này chứng tỏ thời gian thực tại dài thế bỗng chốc trở thành hư ảo. Việc Từ Thức sống ở cõi tiên trở nên khơng cĩ thực. Từ Thức ở cõi tiên chỉ một năm, sống đầy đủ sung túc cĩ vợ cĩ chồng khơng cần mưu sinh cho cuộc sống nhưng Từ Thức vẫn nhớ đến quê nhà. Việc đĩ cho thấy, Từ Thức khơng thuộc về thế giới tiên cảnh. Và hạnh phúc mà chàng tình cờ bắt gặp cũng trở nên hư ảo huyễn hoặc và ngắn ngủi.

Qua cách thể hiện nhịp độ thời gian trong Từ Thức lấy vợ tiên, Nguyễn Dữ đã đưa đến cho chúng ta một quan niệm: cõi trần dù ngắn ngủi nhưng khơng thiếu hạnh phúc và sự sống. Cõi tiên dù vĩnh hằng nhưng chỉ là ảo mộng xa rời thực tế với những niềm vui khơng cĩ mục đích xác thực. Và con người dù cĩ cực khổ buồn đau hay sung sướng cũng sẽ tìm thấy hạnh phúc trong cuộc sống hằng ngày.

Như vậy, ta thấy nhà nho Nguyễn Dữ tuy mang tư tưởng ẩn dật, thốt li cuộc sống nhưng ơng khơng hề quay lưng lại hiện thực cuộc đời qua cách tổ chức, sắp xếp thời gian nghệ thuật trong Truyền Kì Mạn Lục.

Một phần của tài liệu KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỀN KÌ MẠN LỤC (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)