CẤU TRÚC CÚ PHÁP CỦA CA DAO VIỆT NAM THEO QUAN ĐIỂM NGỮ PHÁP CHỨC NĂNG

Một phần của tài liệu Tìm hiểu cấu trúc cú pháp của ca dao Việt Nam theo quan điểm ngữ pháp chức năng (Trang 40 - 43)

THEO QUAN ĐIỂM NGỮ PHÁP CHỨC NĂNG

3.1. Ngữ pháp cấu trúc và việc tiếp cận ca dao Việt Nam

Ở Việt Nam, trước khi ngữ pháp chức năng ra đời thì đã xuất hiện nhiều khuynh hướng nghiên cứu ngữ pháp để tìm hiểu cấu trúc câu tiếng Việt, trong đó, ngữ pháp cấu trúc là khuynh hướng ngữ pháp phổ biến nhất.

Theo quan điểm ngữ pháp cấu trúc hình thức thì cấu trúc cú pháp cơ bản của câu tiếng Việt là cấu trúc chủ − vị. Chẳng hạn, ta xét cấu trúc cú pháp của các câu sau đây theo quan điểm ngữ pháp cấu trúc:

(88) Hôm nay, bầu trời rất đẹp. C V Tr

(89) Thuở trời đất nổi cơn gió bụi, khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên C V

Tr (Chinh phụ ngâm)

(90) Thèm trầu chẳng dám xin, thương em chẳng dám nhìn mặt. (Ca dao) V1a V1b V2a V2b

Nếu phân tích cấu trúc cú pháp của ca dao Việt Nam theo quan điểm ngữ pháp cấu trúc như đã được thể hiện ở câu (90) thì rất gượng ép. Bởi vì, ca dao là tiếng nói tình cảm, tâm tình, thái độ, cách nhìn đối với cuộc sống, kinh nghiệm sống của người dân lao động, không trục tiếp thể hiện sự việc, sự kiện gắn liền với con người cụ thể, tình huống cụ thể. Vì thế, về mặt cú pháp, nếu xem xét ca dao Việt Nam theo quan điểm ngữ pháp cấu trúc hình thức sẽ gặp rất nhiều khó khăn và hạn chế. Điều khó

nhất là khó xác định được thành phần cơ bản là chủ ngữ của câu vì đa phần, ca dao

Khi ngữ pháp chức năng ra đời thì việc xem xét ca dao Việt Namtheo quan điểm ngữ pháp chức năng sẽ dễ dàng, thuận tiện hơn. Khác với ngữ pháp cấu trúc, ngữ pháp chức năng quan niệm cấu trúc cơ bản của câu tiếng Việt là cấu trúc đề -thuyết. Nếu vận dụng quan điểm ngữ pháp chức năng vào việc tìm hiểu và phân tích cấu trúc cú pháp của câu tiếng Việt cũng như ca dao Việt Nam thì rất hợp lý.

Ca dao Việt Nam được sáng tác chủ yếu trên thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc (văn vần) nên ca dao hầu hết đều có hai dòng trở lên mới thành một câu: một câu sáu chữ và một câu tám chữ. Do giới hạn về phạm vi nghiên cứu, người viết chỉ chọn ra những câu ca dao chỉ gồm hai dòng để tiện phân tích. Đễ dễ dàng trong việc dùng sơ đồ để phân tích cấu trúc cú pháp ca dao theo quan điểm ngữ pháp chức năng, dựa trên tiêu chí hoàn chỉnh về ngữ pháp và ngữ nghĩa, người viết đưa ra cách phân tích bằng sơ đồ như sau:

_ Cặp câu ca dao nếu hoàn chỉnh về ngữ pháp thì sẽ được gộp thành một dòng. _ Cặp câu ca dao nếu không hoàn chỉnh về ngữ pháp (chỉ có quan hệ về mặt ngữ âm và ngữ nghĩa) thì nó sẽ được tách ra làm hai câu.

(91) Bao giờ cho chuối có cành, cho sung có nụ, cho hành có hoa. [12; tr.137] đt t đt t đt t

ĐK T1 T2 T3

(92) Bao giờ chạch đẻ ngọn đa, sáo đẻ dưới nước (thì) ta lấy mình. [12; tr.137] đt t đt t đt t

đk t1 t2

ĐK T

(93) Tưởng rằng trong đạo mẹ cha (thì) con trai, con gái cũng là một thương. đt1 đt2 t

đt t [12;tr.197] ĐTh T

Trong ví dụ (93), câu ca dao được cấu tạo bởi một cấu trúc đề thuyết, ngữ đoạn “Tưởng rằng” là phần đề tình thái của câu, phần còn lại là thuyết. Phần thuyết của câu được phức tạp hoá theo quan hệ đối vị thành một cấu trúc đề thuyết bậc tiểu cú. (94) Hết gạo (thì) có Đồng Nai, hết củi (thì) có Tần Sài chở vô. [12; tr.103]

ĐT T ĐT T C’1 C’2

Trong ví dụ này, câu ca dao là một câu ghép, được hình thành bằng cách ghép cấu trúc đề - thuyết theo quan hệ ngữ đoạn tạo thành hai cú. Mỗi cú là một cấu trúc đề - thuyết.

(95) Anh đi (thì) anh nhớ quê nhà, (0) nhớ canh rau muống, (0) nhớ cà dầm tương. đt t đt t đt t đt t

ĐT T1 T2 T3 [12; tr.70]

(96) Muốn về Hoà Đại, Hiệp Luông (thì) sợ khe nước nóng, sợ truông Ba Gò. ĐT T1 T2

[12; tr.103]

Trong những ví dụ trên, cặp câu ca dao hoàn chỉnh cả về ngữ pháp lẫn ngữ nghĩa nên được gộp lại thành một và được biểu diễn như sơ đồ trên.

(97) a. Anh (mà) về (thì) cho em về theo, [14; tr.184] đt t đt t ĐK T b. Anh (mà) về đến ngõ (thì) em theo đến nhà. đt t đt t ĐK T (98) a. Anh đi (thì) em một ngó chừng, [14; tr.178]

đt t đt t ĐT T (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b. (0) Ngó sông (thì) sông rộng, (0) ngó rừng (thì) rừng cao. đt t đt t đt t đt t

ĐK T ĐK T C’1 C’2

Trong những ví dụ trên, cặp câu ca dao không hoàn chỉnh về ngữ pháp nên được tách ra thành hai dòng như sơ đồ trên

3.2. Tiếp cận cấu trúc cú pháp của ca dao Việt Nam theo quan điểm

Một phần của tài liệu Tìm hiểu cấu trúc cú pháp của ca dao Việt Nam theo quan điểm ngữ pháp chức năng (Trang 40 - 43)