Thay đổi cơ cấu tín dụng

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA NGÂN HÀNG QUỐC TẾ VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 99)

7. Kết luận (C ần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh

5.2.4.Thay đổi cơ cấu tín dụng

Trong thời gian qua ta thấy ngân hàng phần lớn tập trung doanh số cho vay vào cho vay doanh nghiệp, tuy nhiên trong trường hợp hiện nay khi tình hình kinh tế thế giới nói chung và tình hình kinh tế nước ta đang gặp nhiều khó khăn

hoạt động kinh doanh kém hiệu quả của các khách hàng là doanh nghiệp thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của ngân hàng.

Hiện nay, ngân hàng chỉ cho vay tín chấp đối với công nhân viên vì ngân hàng có thể nắm rõ nguồn thu nhập của họ. Tuy nhiên không chỉ có công nhân viên mà các nhân viên của nhiều công ty ngoài quốc doanh cũng có thu nhập ổn định và có nhu cầu vay vốn cho mục đích tiêu dùng và tâm lý của họ

thích vay tín chấp hơn là vay thế chấp. Do dó, ngoài cán bộ, công nhân viên nhà

nước, ngân hàng cần mở rộng đối tượng phục vụ tín dụng tiêu dùng vì xu hướng

tiêu dùng sẽ trở thành xu hướng phát triển tất yếu khi nền kinh tế càng phát triển.

NH nên mở rộng hình thức dịch vụ trả lương cho nhân viên các công ty tư nhân

trên dịa bàn thành phố. Thông qua đó làm cơ sở để mở rộng tín dụng tiêu dùng

trong dân cư. Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, các NH nước ngoài xuất hiện ỏe

Việt Nam ngày càng nhiều. Do đó chi nhánh cần sớm nghiên cứu mở rộng đối tượng khách hàng cho vay tiêu dùng để tránh tình trạng khách hàng của NH chạy sang NH khác.

5.3 PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ VÀ CÔNG NGHỆ NGÂN HÀNG

Tuy nguồn thu chủ yếu của NH là thu từ lãi cho vay và lãi tiền gửi, nhưng gần đây nguồn thu từ DV cũng góp phần không nhỏ trong việc gia tăng lợi nhuận của NH. Vì vậy NH cần:

– Gia tăng số lượng máy ATM tại các khu công nghiệp, thị trấn, khu hành chánh, đáp ứng yêu cầu phát triển.

– Phát huy tốt các sản phẩm hiện có và là thế mạnh của chi nhánh, nhất là sản phẩm chuyển tiền trong nước, thanh toán. Không ngừng trau dồi nghiệp vụ

thanh toán quốc tế để phục vụngày càng tốt hơn cho nhu cầu thanh toán quốc tế

của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

– Tích cực triển khai và áp dụng các sản phẩm dịch vụ mới, tiện ích, chất lượng, tính bảo mật cao. Tăng cường công tác tiếp thị, tuyên truyền, tiếp cận và chào mời khách hàng song song với việc kiểm soát chi phí.

– Áp dụng mức phí linh hoạt, hợp lý và cạnh tranh.

Đối với DV bảo lãnh, NH xem xét, lựa chọn bên thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng phải đảm bảo tình hình tài chính lành mạnh, hoạt

động kinh doanh có lợi nhuận ít nhất trong 3 năm liền…

Về kinh doanh ngoại tệ, chuyển tiền, tích cực thường xuyên theo dõi diễn biến giá cả thị trường, lãi suất ... ảnh hưởng tới tỷ giá các loại ngoại tệ…

đảm bảo quá trình kinh doanh được an toàn, tránh sơsuất, nhầm lẫn, thận trọng trong quá trình ghi chép, tính toán chi trả…vừa nhằm mục tiêu lợi nhuận, vừa là kênh tạo nguồn thanh khoản.

– Tăng cường công tác đào tạo chuyên môn nghiệp vụ về dịch vụ cho cán bộ. Giao dịch viên phải lành nghề, am hiểu tường tận tín năng quy trình sản phẩm cũng nhưtư vấn tốt cho khách hàng.

5.4 VỀ CHI PHÍ

Tuy do điều kiện khách quan nhưng chi nhánh cũng không được xem nhẹ vấn đề này. Khi đưa ra một SPDV mới nào thì phải tính toán, cân nhắc kỹ

lưỡng giữa giá trị mà nó mang lại với chi phí bỏ ra có hợp lý chưa, xem nó có mang lại lợi nhuận lâu dài cho NH không hay chỉ tức thời trong thời gian ngắn.

Đối với chi phí tác nghiệp, mỗi CBNV phải nâng cao ý thức bảo quản tài sản công, tránh lãng phí. Trừ những hao phí do máy móc thiết bị cũ kỹ,… thì

đề nghị NH nâng cấp thiết bị, đầu tư mới, đảm bảo hoạt động của NH được thông suốt.

– Phải lập định mức chi phí, cụ thể là định mức cho các khoản cho phí theo những tiêu chuẩn gắn với từng trường hợp cụ thể trên cơ sởphân tích hoạt

động của NH mình.

– Thu thập thông tin về chi phí thực tế. Công việc này không chỉ là trách nhiệm của phòng kế toán, mà còn phải được sự tham gia của các phòng, ban khác để ngân hàng chủ động hơn trong việc xử lý thông tin chi phí. Các chi phí phải được phân bổthành từng loại cụthể.

– Phân tích biến động giá cả trên thị trường theo định kỳ, dựa trên những thông tin chi phí thực tế và so sánh với định mức đã thiết lập để dễ dàng xác định sựkhác biệt giữa chi phí thực tế với định mức, đồng thời khoanh vùng những nơi phát sinh chi phí biến động. Sau khi điều tra và biết được nguyên nhân biến động chi phí, sẽ xác định các chi phí và kiểm soát được của từng bộ phận nhân viên.

– Các cấp lãnh đạo phòng, ban phải thường xuyên đánh giá, phân tích các báo cáo chi phí cũng như có cách ứng xử thích hợp với nhân viên trong việc kiểm soát chi phí, đưa ra các chế độ thưởng phạt hợp lý. Vì việc kiểm soát chi phí của NH không chỉ là bài toán về giải pháp tài chính, mà còn là giải pháp về

cách dùng người của nhà quản trị. Đây chính là vấn đề sống còn của NH trong thời kỳ hội nhập.

5.5. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ QUẢN LÍ, NHÂN VIÊN NH

NGÂN HÀNG

Như chúng ta biết con người là yếu tố quan trọng quyết định mọi thành công của mọi lĩnh vực đó là một chân lý, mà ngân hàng cũng không phải là một ngoại lệ.. Vì vậy nhà quản lí cần phải được tuyển chọn, sàng lọc một cách cẩn rọng, được bố trí công việc phù hợp với khả năng và trình độ, được thường xuyên quan tâm bồi dưỡng để nâng cao nghiệp vụ, giáo dục và rèn luyện phẩm chất đạo đức,… đểphải luôn đảm bảo một sốtiêu chuẩn nhưsau:

+ Cần có chính sách đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn của đội ngũ cán bộ. Đào tạo nâng cao, đào tạo lại cán bộ theo hướng chuyên ngành nhưng việc đào tạo cán bộ phải trên cơ sở sử dụng cán bộ và thực hiện quy hoạch cán bộ, tránh đào tạo tràn lan hoặc đào tạo rồi lại không sửdụng.

+ Ngoài ra nên có những khoá học thuộc về các nghiệp vụ kỹ thuật có liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng như: Kế toán doanh nghiệp, Pháp luật,… khuyến khích họ tiếp cận với thông tin hiện đại,… Trong quá trình làm việc, nhân viên cũng cần phải tựtrao dồi học hỏi, nghiên cứu chính sách, chế độ, pháp luật, các quy định của Nhà nước hoặc các tài liệu liên quan… để bổ

sung kiến thức nhằm phù hợp và đáp ứng được công việc của Ngân hàng cũng nhưsựphát triển của xã hội.

- Phải có đạo đức, trách nhiệm nghềnghiệp cao:

+ Trong tổng lợi nhuận của Ngân hàng thì lợi nhuận từ hoạt động cho vay chiếm 70%.Điều này cho thấy hoạt động cho vay chiếm vịtrí đặc biệt quan trọng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng mà khả năng, kinh nghiệm và

đạo đức của cán bộ tín dụng là quyết định. Vì vậy cán bộ tín dụng phải có đạo

đức, không thểbịcám dỗbởi các lợi ích vật chất, phải coi sựnghiệp danh dựbản thân và lợi ích của Ngân hàng là trên hết. Cán bộ tín dụng có nghiệp vụ giỏi, có trách nhiệm, có đạo đức trong nghề nghiệp thì rủi ro của khoản vay sẽ được hạn chếrất nhiều, chất lượng tín dụngđược nâng cao.

+ Bên cạnh việc nâng cao chất lượng nhân viên thì Ngân hàng cũng cần phải quan tâm nhiều hơn đến lợi ích vật chất của của cán bộ tín dụng, thường xuyên quan tâm động viên, khen thưởng cho đội ngũ cán bộ giỏi để có cơsở đề

nghị xét chọn, khen thưởng hàng năm. Từ đó động viên khích lệ nhân viên NH yên tâm trong công tác.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1 KẾT LUẬN

Qua phân tích đánh giá khả năng sinh lời trong ba năm qua thông qua việc phân tích các chỉ tiêu vể tình hình nguồn vốn; tài sản; năng lực quản lí; lợi

nhuận; và tình hình thanh khoản ta thấy quả kết hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh VIB Cần Thơ ngày một phát triển mạnh và đạt hiệu quảcao.

Về công tác huy động vốn đạt mức tăng trưởng cao qua 3 năm cụ thể

năm 2007 tăng nhiều so với năm 2006. Tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng đủ vốn sử

dụng. Vì vậy NH cần sự hỗ trợ từ Hội sở nên hoạt động NH còn phu thuộc. Nên trong thời gian tới chi nhánh cần có những chính sách thích hợp để thu hút vốn

nhàn rỗi từ dân cư.

Về tình hình tài sản: Tổng TSSL chiếm tỉ trọng trên 90% trong tổng tài sản. Trong đó hoạt động tín dụng là trọng yếu. Qua các năm quy mô hoạt động tín dụng của chi nhánh cũng được mở rộng, vấn đề này được thể hiện thông qua doanh số cho vay của ngân hàng tăng lên, vốn tín dụng của ngân hàng đã tạo

điều kiện hoạt động sản xuất của người dân, cũng như các tổ chức kinh tế được tiến hành thuận lợi và đạt được kết quả mong muốn. Nhìn chung tình hình hoạt

động tín dụng tại Chi nhánh trong 3 năm là hiệu quả và có chất lượng tốt. Bên cạnh tính năng hoạt động nhạy bén trong cạnh tranh biết hướng vào hệ khách hàng cá nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, biết cách tổ chức điều chỉnh lãi suất cho vay, vay trình cho vay một cách phù hợp, khoa học để thích ứng với môi trường kinh doanh, VIB Cần Thơ đã từng bước nâng cao sức cạnh tranh, phát huy tên tuổi thịthếcủa riêng mình trong hệthống tín dụng địa phương.

Về Năng lực quản lí: Công tác quản lý của các phòng ban luôn được

thực hiện một cách chặt chẽ đáp ứng phù hợp với quy mô phát triển của ngân

hàng. Điều này được thể hiện ở mỗi công nhân viên trong ngân hàng, nhân viên làm việc nhiệt tình, luôn tìm tòi học hỏi để nâng cao nghiệp vụ cũng như về đạo đức tác phong trong công việc. Chính điều này đa gópphần đáng kể cho hiệu quả

hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên nó có nhược điểm là người giám đốc sẽ lo

phần lớn tất cả các công việc, không có phòng ban chuyên môn để tham mưu cho giám đốc trong các vấn đề quản trị. Bên cạnh đó, Khi NH càng mở rộng hoạt

động thì cơ cấu tổ chức hiện hành có thể là không phù hợp. Vì cần phải có sự

tách bạch giữa quản trị và điều hành.

Về kết quả hoạt động kinh doanh: Qua 3 năm ta thấy lợi nhuận của ngân hàng đạt được là rất khả quan. Đây là sựthểhiện quá trình nỗ lực vượt bậc trong công tác sắp xếp bộ máy, tiến hành đào tạo để nâng cao tay nghề cho hầu hết cán bộ, công nhân viên. Tuy nhiên nhìn chung thì tình hình huy động vốn của ngân hàng chưa được khả quan, trong khi tiền nhàn rỗi trong dân còn rất nhiều.

Điều đó cho thấy để phục vụ đầy đủ nhu cầu vốn hiện nay ngân hàng cần đẩy mạnh công tác huy động nhàn rỗi từ các tổ chức kinh tế, cá nhân… để phục vụ

nhu cầu vốn ngày càng tăng của khách hàng.

Về tình hình thanh khoản: Việc thanh khoản của NH còn nhờ vào NH hội sở. Chưa hoàn toàn tự chủ. Qua 3 năm tình hình thanh khoản của NH đã dần

dần di vào khả quan. Thể hiện qua việc tham gia của vốn điều chuyển vào nhu cầu thanh khoản càng ít. Vì vậy, NH cần điều chỉnh lại nhất là nâng cao khả năng huy động vốn nhất là loại tiền gửi có kì hạn, giúp hoạt động NH được ổn định và nâng cao khả năng thanh khoản của NH.

6.2 KIẾN NGHỊ

6.1.2 Đối với Hội Sở

- Cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát các chi nhánh. Thường

xuyên tổ chức thi đua khen thưởng hoàn thành tốt chỉ tiêu đặc biệt là trong công

tác huy động vốn nếu các chi nhánh hoàn thành vượt chỉ tiêu thì sẽ khen thưởng

- Hỗ trợ kinh phí, máy móc, trang thiết bị hiện đại cho ngân hàng, tạo

điều kiện cho ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt động, tiết kiệm chi phí tu sửa công cụdụng cụ, bảo quản…

- Đưa thêm chỉ tiêu tăng số lượng đưa CB NV đào tạo, nâng cao trình

độ nghiệp vụ chuyên môn, giúp họnhanh chóng thích nghi với môi trường, điều kiện KD trong thời đại mới, góp phần nâng số lượng CB có trình độ cao trên địa bàn.

- Xem xét và cung cấp thêm máy ATM trên địa bàn, giúp người dân giao dịch thường xuyên và quen thuộc hơn với máy ATM của VIB.

6.2.2 Đối với VIB Cần Thơ

- Nên thành lập phòng Marketing để đi sâu nghiên cứu thị trường nâng cao khả năng cạnh tranh của NH

- Tăng cường kiểm soát chi phí hoạt động, khuyến khích tiết kiệm chi

phí, hạn chế tối đa các khoản chi phí bất hợp lý.

-Đào tạo CBTD chuyên môn cao, có phẩm chất tốt và thẩm định dự án

cho vay một cách chính xác nhằm hạn chế rủi ro tín dụng cho NH.

- Phát động phong trào thi đua hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, kịp thời khen thưởng những đơn vị, cá nhân có thành tích tốt điển hình.

- Cần đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, cung cấp các sản phẩm phái

một mặt để làm tăng tỷ trọng nguồn thu dịch vụ trong tổng thu nhập của chi

nhánh, mặt khác nhằm phân tán rủi ro vì NH quá tập trung vào hoạt động tín

dụng.

- Giải quyết những khoản nợ tồn đọng còn lại, ngăn chặn nợ xấu phát

sinh. Luôn coi trọng công tác thẩm định kể cả khách hàng mới và khách hàng cũ. - Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, quảng bá về sản phẩm và dịch vụ của VIB.

-Tăng cường thêm các máy rút tiền đồng thời bố trí ở những nơi thuận

tiện để phục vụ khách hàng.

6.2.3 Đối với chính quyền địa phương

- Cải cách công tác hành chính, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người

dân khi họ đến làm các giấy tờ xác nhận để vay vốn của ngân hàng.

- Thực hiện nghiêm túc trong việc cấp giấy phép hoạt động kinh doanh

cho các hộ sản suất kinh doanh trên địa bàn.

- Chính quyền địa phương có thể hỗ trợ điều kiện để cho công tác thẩm định cũng như công tác thu nợ của ngân hàng được thuận lợi hơn thông qua việc

cung cấp thông tin cần thiết về khách hàng, việc tiếp cận cũng như giám sát giúp đỡ khách hàng tốt hơn.Đối với những hộ có tính trì hoãn không trả nợ mặc dù khả năng tài chính có, chính quyền thành phố cần có những biện pháp xử lý cứng

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GS.TS.Lê Văn Tư (2005). Quản trị NHTM , NXB Tài chính.

2. Nguyễn Minh Kiều (2006). Nghiệp vụ ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.

3. Nguyễn Thị Mùi (2006). Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài Chính.

4. Nguyễn Thanh Nguyệt, Thái Văn Đại (2004). Giáo trình Quản trị ngân hàng

thương mại, Trường Đại học Cần Thơ.

5. Nguyễn Quang Thu (2005). Quản trị tài chính căn bản, NXB Thống kê.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA NGÂN HÀNG QUỐC TẾ VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 99)