Phân tích khả năng sinh lợi qua các chỉ tiêu tài chính (Earning)

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA NGÂN HÀNG QUỐC TẾ VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 67 - 72)

7. Kết luận (C ần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh

4.1.4Phân tích khả năng sinh lợi qua các chỉ tiêu tài chính (Earning)

Bảng 21: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA

VIB CẦN THƠ QUA 3 NĂM ( 2006- 2008 )

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Thu nhập từ lãi Triệu đồng 15.340 47.838 72.644 Tổng thu nhập Triệu đồng 16.853 53.910 81.135

Chi phí từ lãi Triệu đồng 10.283 32.616 45.452

Lợi nhuận ròng Triệu đồng 2.985 9.550 16.203

Tài sản sinh lời Triệu đồng 165.133 306.705 397.746

Tổng tài sản Triệu đồng 178.979 328.313 438.987 Vốn tự có Triệu đồng 17.000 34.419 40.899

ROS (Tỉ suất sinh lợi) % 17,712 17,715 19,970

ROA % 1,668 2,909 3,690 ROE % 17,560 27,750 39,620 Hệ số sử dụng tài sản (TTN/TTS) % 9,416 16,420 18,500 Hệ số chênh lệch thu nhập lãi % 3,060 4,960 6,890 (Nguồn: Phòng tổng hợp)

4.1.4.1 ROA (Lợi nhuận trên tổng tài sản)

Dựa trên bảng số liệu, ta thấy ROA tăng đều qua 3 năm. Cụ thể năm 2006 là 1,67%, năm 2007 là 2,91% và năm 2008 là 3,69%. Điều này chứng tỏ

hiệu quả kinh doanh của NH tốt, NH có cơ cấu tài sản hợp lý, có sự điều động linh hoạt giữa các hạng mục trên tài sản truớc những biến động của nền kinh tế. ROA càng tăng nguyên nhân tăng là do chịu ảnh hưởng của 2 nhân tố: lợi nhuận ròng và tổng tài sản. Tốc độ tăng của lợi nhuận ròng qua 2 mốc thời gian (2006- 2007 là 219,9%) và (2007- 2008 là 69,7%) đều tăng nhanh hơn gấp nhiều lần so với tốc độ tăng của TTS với thời gian tương ứng là 83,4% và 33,7%.Để thấy rõ hơn mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến ROA, ta lần lượt phân tích chúng theo từng mốc thời gian sau:

ROA chịu ảnh hưởng bởi 2 nhân tố: Tỷ suất LN (a) và Hệ số sử dụng TS (b)

a. Các nhân tố ảnh hưởng đến ROA năm 2006- 2007

1. Xác định đối tượng phân tích: ∆ R = R07– R06

ROA được xác định: Rn = an x bn

Lợi nhuân ròng trên tổng tài sản năm 2006

ROA06 = a06 x b06 = 17,712% x 9,416% = 1,668% Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản năm 2007

ROA07 = a07 x b07 = 17,715 x 16,42% = 2,909%

Vậy đối tượng phân tích: ∆ R = R07– R06= 2,909% - 1,668% = 1,241% Vậy lợi nhuận ròng trên tổng tài sản của ngân hàng năm 2007 so với năm 2006 tăng 1,24% là do ảnh hưởng bởi các nhân tốnhư: Tỷsuất lợi nhuận và Hệsốsửdụng tài sản.

2. Mức độ ảnh hưởng của nhân tố

-Ảnh hưởng bởi nhân tố tỷ suất lợi nhuận ∆a = a07x b06– a06x b06

= 17,715% x 9,416% - 17, 712% x 9,416% = 0,%.

Vậy: Do TSLN năm 2006 không tăng đáng kể so với năm 2007 nên không ảnh hưởng đến ROA NH

-Ảnh hưởng bởi nhân hệ số sử dụng tài sản ∆b = a06x b07 – a06x b06

= 17,712% x 16,42% - 17, 712% x 9,416% = 1,241%.

Vậy: Do HSSDTS tăng so với năm 2006 là 7,004% làm ROA NH tăng

1,241%.

3. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng

- Nhân tốlàm tăng ROA:

+ Hệsốsửdụng tài sản: 1,241 % - Nhân tốlàm giảm ROA: 0

Tổng 1,241% bằng đối tượng phân tích.

b. Các nhân tố ảnh hưởng đến ROA năm 2007- 2008

1. Xác định đối tượng phân tích: ∆ R = R08– R07

ROA được xác định: Rn = an x bn

Lợi nhuân ròng trên tổng tài sản năm 2007 ROA07 = a07 x b07 = 17,715 x 16,42% = 2,909% Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản năm 2008

ROA08 = a08 x b08 = 19,97% x 18,5% = 3,69%

Vậy đối tượng phân tích: ∆ R = R07– R06 = 3,69% - 2,909% = 0,78% Vậy lợi nhuận ròng trên tổng tài sản của ngân hàng năm 2008 so với năm 2007 tăng 0,782% là do ảnh hưởng bởi các nhân tố như: Tỷ suất lợi nhuận và Hệsốsửdụng tài sản.

2. Mức độ ảnh hưởng của nhân tố

-Ảnh hưởng bởi nhân tố tỷ suất lợi nhuận ∆a = a08x b07– a07x b07

= 19,97% x 16,42% - 17, 715% x 16,42% =0,39 %.

Vậy: Do TSLN tăng so với năm 2007 là 2,255% làm ROA NH tăng

0,37%.

-Ảnh hưởng bởi nhân hệ số sử dụng tài sản ∆b = a07x b08– a07x b07

= 17,715% x 18,5% - 17, 715% x 16,42% = 0,39%.

Vậy: Do HSSDTS tăng so với năm 2006 là 2,08% làm ROA NH tăng

3,9%.

3. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng

+ Hệsốsửdụng tài sản: 0,39 % + Tỷsuất lợi nhuận: 0,39 % - Nhân tốlàm giảm ROA: 0

Tổng 0,78% bằng đối tượng phân tích.

Nhận xét: Qua kết quả so sánh mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến ROA theo từng năm ta thấy, nhân tố tác động thuận lợi đến ROA là hệ số sử

dụng tài sản và tỉ suất lợi nhuận. Năm 2007, chỉ số ROA của NH tăng lên là do hệ số sử dụng TS ảnh hưởng đến ROA, điều này nói lên nghiệp vụ sử dụng

nguồn vốn của NH ngày càng có hiệu quả, công tác phân bổ tài sản hợp lý và đầu tư ngày càng nhiều vào các khoản mục tài sản sinh lời, do đó nguồn thu nhập của

NH trong 2007 tăng lên đáng kể làm cho chỉ hệ số sử dụng tài sản cũng tăng

theo. Đến năm 2008, ROA tăng là do 2 nhân tố đều tăng và ảnh hưởng như nhau đến ROA của NH. Nhìn chung, ROA của NH đều tăng qua các năm. Đặc biệt 2 năm 2007, 2008 ROA của NH đều cao hơn ROA của trung bình ngành (2,5%), có nghĩa là hiệu quả hoạt động kinh doanh của VIB- CT đã được khẳng định và cần tiếp tục phát huy hơn nữa.

4.1.4.2 ROS ( Chỉ số doanh lợi)

Nhìn vào bảng số liệu cho thấy qua ba năm tỷ số này tăng rõ rệt. Năm 2006 là 17,712%. Năm 2007 tăng không đáng kể và đạt 17,715%. Nhưng đến năm 2006 thì con số này là 19,97% và tăng 2,255% so với năm 2007 do tốc độ tăng của lợi nhuận tăng nhanh hơn tốc độ tăng của thu nhập.Điều này cho thấy

hiệu quả quản lí thu nhập của NH khá tốt

Tỷ số này cho biết hiệu quả của một đồng thu nhập trong việc tạo ra lợi

nhuận, tức cứ 100 đồng thu nhập sẽ tạo ra được 17,712 đồng lợi nhuận ở năm 2006; 17,715 đồng lợi nhuận ở năm 2007 và 19,97% đồng lợi nhuận ở năm

2008. Để đạt được điều này là nhờ chi nhánh đã có những biện pháp tích cực

trong việc tăng thu nhập như áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt, ưu đãi đối với

những khách hàng truyền thống,…

Song, cũng phải xem xét lại tốc độ tăng của lợi nhuận so với thu nhập.

Nếu như năm 2007, tốc độ tăng của thu nhập là 219,9% thì tốc độ tăng của lợi

của thu nhập và lợi nhuận lần lượt là 50,5% và 68,7% Ta có thể thấy, lợi nhuận

thì tăng nhanh hơn thu nhập

4.1.4.3 ROE (Lợi nhuận trên tổng vốn chủ sở hữu)

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cho biết 100 đồng vốn chủ sở

hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Qua bảng phân tích, ta nhận thấy rằng ROE

của NH cao hơn ROA cao hơn gấp nhiều lần, điều đó cho NH hoạt động chủ yếu

bằng vốn huy động. Vốn tự có này hoạt động hiệu quả, tăng qua các năm, năm

2006 cứ 100 đồng vốn thì có 17,56 đồng lợi nhuận nhưng đến năm 2007 thì 100

đồng vốn tự có đã tạo ra được 27,75 đồng lợi nhuận, tăng 10,19 đồng hay tăng

58% so với năm 2006, đến năm 2008 thì 100 đồng vốn tạo ra 39,62 đồng, tăng

11,87 đồng hay tăng 42,8% so với 2007. So với ROE của trung bình ngành (25%) thì ROE của NH 2 năm 2007, 2008 cao hơn. Điều này chứng tỏ hiệu quả

sử dụng vốn tự có của NH là khá tốt cần tiếp tục phát huy ưu điểm này trong

tương lai

4.1.4.4 Hệ số sử dụng tài sản

Nhìn chung, hệ số sử dụng tài sản của Ngân hàng qua ba năm (2006 - 2008) tăng khá rõ nét (từ 9,416% đến 18,5%), tăng nhanh nhất là vào năm 2007, hệsố sử dụng tài sản là 16,42% (tăng 74,4% so với 2006), năm 2008 tăng ít hơn (12,7% so với 2007). Với xu hướng phát triển nhưthế cho thấy Ngân hàng đã có nhiều cố gắng gia tăng nguồn vốn hoạt động và có sự điều động linh hoạt các khoản mục sinh lời ngày càng hợp lý để tạo ra thu nhập ngày càng nhiều hơn. Bên cạnh đó, do NH sử dụng nguồn vốn vào hai khoản mục tài sản có khả năng

sinh lời cao đó là cho vay và đầu tư thể hiện qua cơ cấu tài sản sinh lời rất cao đã phân tích ở phần trên. Chỉ số này phản ánh cứ 100 đồng tài sản có của Ngân hàng đem đi đầu tư sẽ thu được 9,416 đồng lợi nhuận năm 2006; 16,42 đồng lợi nhuận năm 2007 và 18,5 đồng lợi nhuận năm 2008.

4.1.4.6 Hệ số chênh lệch thu nhập lãi (Mức lãi suất biên tế)

Từ bảng số liệu cho ta thấy, hệ số này tăng qua 3 năm. Cụ thể năm 2006 là 3,06%, đến năm 2007 tăng lên 4,96% (tăng 62,1% so với năm 2006), nguyên nhân là do năm 2007 NH tập trung vào hoạt động tín dụng cao, nguồn thu từ lãi

tăng lên dẫn đến tốc độ tăng của thu nhập lãi ròng nhanh hơn tốc độ tăng của các

chỉ số này tăng6,89% (tăng 38,9 % so với năm 2007), nguyên nhân hệ số này

tăng chậm lại là do trong thời gian này sự cạnh tranh giữa các NH trên cùng địa

bàn thành phố Cần Thơ ngày càng khóc liệt, mà ta đã biết nguồn thu chủ yếu của

NH là từ hoạt động tín dụng, do đó để cạnh tranh cùng với các NH khác, VIB – Cần Thơ đã rút ngắn khoảng cách giữa lãi suất vào và lãi suất đầu ra, dẫn đến

nguồn thu từ lãi giảm. Tuy nhiên để đảm bảo hoạt động của NH có hiệu quả, nên VIB – Cần Thơ đã đa dạng hóa danh mục đầu tư, khai thác thêm nguồn thu mới làm tăng thêm nguồn thu nhập cho NH.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA NGÂN HÀNG QUỐC TẾ VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 67 - 72)