Chợ tự phát ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác quản lý và kha

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động đầu tư xây dựng, quản lý và khai thác chợ của công ty TNHH xây dựng Hải Âu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Trang 69 - 74)

2. Những khó khăn, hạn chế còn tồn tại & nguyên nhân

2.4. Chợ tự phát ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác quản lý và kha

khai thác chợ của Công ty Hải Âu.

Sau khi đầu tư, xây dựng chợ hoàn thành và đưa vào quản lý khai thác thì vấn đề nhức nhối nhất đối với Công ty Hải Âu nói riêng và các doanh nghiệp đầu tư, xây dựng chợ nói chung là hiện tượng các hộ kinh doanh không chịu vào họp trong chợ mới mà họp ngay ngoài vỉa hè, lòng đường, hình thành nên các chợ tự phát, chợ cóc.

Khi hình thành nên các chợ tự phát, chợ cóc ngay cạnh chợ mới được hình thành thì sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác quản lý và khai thác chợ của doanh nghiệp. Hiện tượng chợ tự phát, chợ cóc không chỉ làm giảm lượng người đến kinh doanh, buôn bán tại chợ mới, mà còn làm ảnh hưởng lớn đến tâm lý của các hộ đang kinh doanh trong chợ mới. Một khi chợ không đông đúc người buôn bán rau quả, thực phẩm… thì sẽ làm ảnh hưởng đến mục tiêu chính của công ty là bán, cho thuê các dãy kiốt trong chợ. Ngoài ra, nếu cứ tiếp diễn tình trạng như vậy thì các hộ đã vào trong chợ mới kinh doanh sẽ bỏ ra ngoài kinh doanh. Bởi vì khi kinh doanh ở bên ngoài các hộ kinh doanh vừa không phải nộp các khoản lệ phí, vừa dễ bán hàng vì ở ngay ngoài vỉa hè, lòng đường, nhiều người đi lại.

Xã hội hóa việc đầu tư xây dựng chợ, giảm dần nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước là mục tiêu quan trọng mà quy hoạch hạ tầng thương mại của tất cả các tỉnh trong cả nước hướng đến. Nhưng với tình hình như hiện nay, chợ tự phát tràn lan, doanh nghiệp đầu tư chợ nản lòng thì mục tiêu này khó thực hiện... Chính sự tham gia của các thành phần kinh tế đầu tư vốn xây dựng chợ đã góp phần không nhỏ trong việc kích hoạt và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng của người dân. Thế nhưng theo khảo sát của Sở Thương mại - Du lịch Bắc Giang vừa qua một số chợ chưa khai thác hết công suất và gặp khó khăn do chợ tự phát không giải tỏa được, làm nảy sinh nhiều vấn đề đáng lo ngại như ảnh hưởng trật tự giao thông, vệ sinh môi trường, làm khó cho công tác quản lý trật tự đô thị, ảnh hưởng cảnh quan và an toàn vệ sinh thực phẩm.

Còn về phía các doanh nghiệp đầu tư chợ hiện nay, phần lớn các chủ doanh nghiệp đầu tư mới chỉ ở giai đoạn đầu. Nhưng tình hình chợ tự phát như hiện nay làm cho người ta “ngán” mà không dám triển khai giai đoạn kế tiếp. Theo tiếng gọi xã hội hóa đầu tư chợ, doanh nghiệp đầu tư theo quy

hoạch đàng hoàng và mong muốn các ngành chức năng giải tỏa các điểm chợ tự phát vì nó là trở ngại lớn. Đối với tiểu thương tinh thần họ luôn lo sợ cuộc sống không ổn định vì bán hàng không được, nên lúc thì bán ở chợ quy hoạch, lúc chạy vào chợ tự phát... Đối với doanh nghiệp thì mất niềm tin trong quá trình đầu tư xây dựng phát triển chợ...

Đây là những bức xúc không chỉ của Công ty Hải Âu mà còn là bức xúc của tất cả các doanh nghiệp tư nhân đầu tư xây dựng chợ. Có thể nói, để thúc đẩy việc xã hội hoá đầu tư chợ thì các cơ quan quản lý nhà nước đóng vai trò hết sức quan trọng. Các cơ quan nhà nước phải là những người đỡ đầu giúp các doanh nghiệp dẹp các chợ cóc, chợ tự phát vào trong chợ đã xây dựng theo đúng quy hoạch. Nếu các cơ quan quản lý nhà nước không làm mạnh tay vấn đề này thì có thể khẳng định một điều là không có một doanh nghiệp nào đầu tư, xây dựng chợ có thể thành công được, và tiến trình xã hội hoá đầu tư chợ cũng không thể hoàn thành.

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, Công ty Hải Âu đầu tư, xây dựng, quản lý và khai thác các dự án chợ, mà đầu tay là dự án: “Đầu tư, xây dựng, quản lý và khai thác chợ Hà Vị”, Phường Trần Nguyên Hãn, TP Bắc Giang, Tỉnh Bắc Giang và đã hoàn thành đưa vào quản lý, khai thác. Tuy nhiên để dồn các hộ kinh doanh vào kinh doanh trong chợ cho đến tận thời điểm này vẫn còn đang là vấn đề nhức nhối của công ty.

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, ngoài Công ty Hải Âu thực hiện đầu tư xây dựng chợ còn có Công ty cổ phần Xây dựng và thương mại Lam Sơn cũng thực hiện đầu tư, xây dựng, quản lý và khai thác chợ, và chợ đầu tiên công ty Lam Sơn thực hiện đầu tư là chợ Tiền Môn , thuộc thành phố Bắc Giang.

Không tránh khỏi tình trạng như Công ty Hải Âu cũng như với tất cả các doanh nghiệp đang thực hiện đầu tư xây dựng chợ trong cả nước, vấn đề

chợ tự phát đang là vấn đề bức xúc và cần có được sự can thiệp, giúp đỡ của các cơ quan quản lý nhà nước.

Từ nhiều năm nay, chợ cóc Tiền Môn (phường Lê Lợi thành phố Bắc Giang) luôn là điểm phức tạp về tình hình an ninh trật tự và ATGT. Để khắc

phục tình trạng trên, thành phố đã xây dựng và đưa vào sử dụng chợ Tiền Môn. Tuy nhiên chung quanh việc giải toả chợ "cóc" Tiền Môn vẫn đang gặp nhiều khó khăn.

Năm 2007, Công ty cổ phần Xây dựng và thương mại Lam Sơn trúng thầu làm chủ đầu tư xây dựng chợ Tiền Môn với tổng kinh phí 20 tỷ đồng. Chợ được xây dựng trên diện tích 3.248 m2, gồm một nhà chợ chính 3 tầng, 7 dãy nhà cầu chợ có mái che với 150 điểm kinh doanh ngoài trời và 79 ki ốt kinh doanh trong nhà. Theo thiết kế, chợ có hệ thống điện nước, thiết bị phòng cháy chữa cháy; các kiốt trên tầng có nhà vệ sinh khép kín… Sau hơn một năm xây dựng, ngày 10-12-2008 công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng. Đến nay chợ đã có hơn 140 hộ đăng ký (trong đó 11 hộ ký hợp đồng thuê kiốt), hiện 109 hộ đã vào kinh doanh, tình trạng lấn chiếm hành lang ATGT trên các tuyến đường Thánh Thiên, Tiền Giang giảm rõ rệt. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số hộ chưa chuyển vào chợ, hoặc đã vào chợ song lại chuyển ra tái chiếm lòng đường, vỉa hè. Khi bị lực lượng quản lý đô thị phường Lê Lợi giải toả liền chuyển sang các tuyến đường trên địa bàn phường Hoàng Văn Thụ, hoặc dạt vào các ngõ nhỏ tiếp tục bán hàng, gây cản trở giao thông, làm mất mỹ quan đô thị.

Khi còn tình trạng chợ tự phát, họp ngoài vỉa hè, lòng đường thì vấn đề an toàn giao thông, an ninh trật tự, vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn là vấn đề đáng lo ngại. Đó là về phía lợi ích xã hội, còn về phía các doanh nghiệp đầu tư, xây dựng, quản lý và khai thác chợ như Công ty Hải Âu thì việc tồn tại các loại chợ tự phát sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý, khai thác chợ, công ty sẽ không thể thuyết phục được các thương nhân vào kinh doanh ở trong chợ trong khi vẫn còn hiện tượng bán hàng hoá ở ngoài vỉa hè, lòng đường. Do đó, sự quan tâm, giúp đỡ của các cơ quan quản lý nhà nước về vấn đề này đang được Công ty Hải Âu và các doanh nghiệp đầu tư xây dựng chợ mong ngóng từng ngày.

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động đầu tư xây dựng, quản lý và khai thác chợ của công ty TNHH xây dựng Hải Âu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w