Thực trạng hoạt động quản lý & khai thác chợ của Công ty Hải Âu

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động đầu tư xây dựng, quản lý và khai thác chợ của công ty TNHH xây dựng Hải Âu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Trang 42 - 46)

1. Giới thiệu tổng quan về Công ty TNHH xây dựng Hải Âu

2.5.Thực trạng hoạt động quản lý & khai thác chợ của Công ty Hải Âu

Thực hiện theo Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về việc phát triển và quản lý chợ, Công ty Hải Âu kết hợp với các ban ngành liên quan để xây dựng nội quy chợ, các quy ước cần thiết, phổ biến tập chung cho ban quản lý chợ và các hộ kinh doanh trong chợ.

Phương án tổ chức quản lý và khai thác chợ của Công ty Hải Âu gồm những điểm chính sau đây:

Phương án tổ chức quản lý

Cũng giống như các dự án đầu tư khác, để thuận lợi cho quá trình quản lý và khai thác, với mỗi một dự án đầu tư, xây dựng, quản lý và khai thác chợ, Công ty Hải Âu đều thành lập một ban quản lý dự án ngay khi có quyết định

phê duyệt TKKT-BVTC-TDT, lên phương án, bố trí, sắp xếp cán bộ quản lý phù hợp cho từng dự án.

Chức năng nhiệm vụ ban quản lý chợ

Ban quản lý chợ sẽ điều hành tổ chức việc cho thuê địa điểm và phương tiện kinh doanh phục vụ cho việc mua bán hàng hoá và dịch vụ.

- Ban quản lý có nhiệm vụ trông nom bảo quản tài sản của chợ, bảo quản hàng hoá cho người kinh doanh và người mua.

- Ban quản lý có nhiệm vụ tổ chức trật tự an toàn trong phạm vi chợ. - Ban quản lý dự án dự kiến bố trí sắp xếp kinh doanh theo từng nguồn hàng: Sắp xếp các mặt hàng gia dụng, may mặc, điện - điện tử, tạp hoá trong chợ chính; Các mặt hàng rau quả, thực phẩm, lương thực bố trí tại các khu chợ phụ và ngoài trời.

- Tổ chức các hoạt động duy tu, bảo dưỡng công trình.

Ngoài việc cho thuê Kiốt trong và ngoài chợ, ban quản lý chợ còn thu được tiền lệ phí chợ từ khu vực cầu chợ và các khoản phí, lệ phí khác như: Phí dịch vụ trông giữ xe, thu thuế của các hộ kinh doanh trong khu vực chợ để đảm bảo hoạt động của ban quản lý chợ cũng như để nộp vào ngân sách nhà nước.

Phương án khai thác

Trước khi đưa dự án vào khai thác, sử dụng, Công ty Hải Âu phải lập ra phương án bố trí sắp xếp các ngành nghề kinh doanh cho phù hợp và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống cháy nổ...

Trong phương án bố trí, sắp xếp ngành nghề kinh doanh công ty phải chỉ ra cụ thể vị trí được phép bán hàng của từng loại mặt hàng cụ thể.

Sau khi được các cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án bố trí, sắp xếp ngành nghề kinh doanh, công ty lập ra kế hoạch huy động vốn và phương án giá cho bán và cho thuê các kiốt, điểm kinh doanh, thông báo rộng rãi trên toàn bộ địa bàn nhằm thu hút các hộ thương nhân đến hợp tác, mua, thuê các điểm kinh doanh.(mẫu thông báo giá trong phần phụ lục)

+ Khi các hộ thương nhân mua các kiốt làm địa điểm kinh doanh thì phần tài sản trên đất (các kiốt) thuộc quyền sở hữu của các hộ thương nhân (vĩnh viễn). Sau 50 năm, khi hết thời gian thuê đất, các hộ thương nhân cũng như công ty có thể tiếp tục gia hạn thuê đất với cơ quan quản lý nhà nước, còn phần tài sản vẫn thuộc quyền sở hữu của thương nhân. Nhà nước chỉ có thể trưng dụng, trưng mua tài sản của các hộ thương nhân khi xảy ra chiến tranh, hoặc sử dụng đất cho mục tiêu an ninh quốc phòng, lợi ích quốc gia nhưng nhà nước phải bồi thường cho các hộ thương nhân.

Mức giá mua bán là do công ty và các hộ thương nhân thoả thuận, và khi công ty đã bán cho các hộ tiểu thương thì việc biến động giá cả trên thị trường không còn ảnh hưởng đến giá mua bán giữa hai bên.

Công ty Hải Âu có trách nhiệm hoàn tất các thủ tục pháp lý có liên quan cho các hộ thương nhân, giao cho các hộ thương nhân những giấy tờ như: Giấy biên nhận, phiếu thu, hợp đồng mua bán, hoá đơn GTGT,....

Công ty Hải Âu có cam kết với các hộ thương nhân đến hợp tác là sẽ mua lại kiốt, điểm kinh doanh với giá đúng bằng giá bán cho các hộ thương nhân trong vòng từ 1 đến 40 năm, công ty sẽ hoàn trả lại tiền cho các hộ thương nhân trả lại kiốt trong thời gian không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn xin trả lại kiốt, điểm kinh doanh đó.

Ngoài ra, Công ty Hải Âu còn hợp tác với Ngân Hàng Đông Á lập lên chương trình tín dụng tiểu thương nhằm hỗ trợ các hộ thương nhân có nhu cầu

kinh doanh nhưng chưa có đủ vốn để mua, hoặc các hộ đã mua nhưng thiếu vốn kinh doanh. (Cụ thể cho dự án đầu tư, xây dựng, quản lý và khai thác chợ trung tâm thị trấn Phố Mới có thể lệ của chương trình tín dụng tiểu thương trong phần phụ lục)

Theo thể lệ trên của Ngân Hàng Đông Á thì các hộ thương nhân muốn mua kiốt, điêm kinh doanh chỉ cần có 1/3 giá trị của kiốt, điểm kinh doanh là có thể mua được kiốt, điểm kinh doanh đó.

Áp dụng hình thức này các bên đều có lợi và đều đảm bảo được tính chắc chắn, an toàn cho nhà đầu tư:

Về phía Công ty Hải Âu: Công ty sẽ thu hồi được 100% giá trị từ việc bán các địa điểm kinh doanh cho các hộ tiểu thương (trong đó 1/3 là do hộ tiểu thương tự trả, 2/3 là do ngân hàng cho các hộ vay để trả công ty). Nhờ đó mà công ty thu hồi được vốn một cách nhanh chóng, tạo nguồn lực tài chính dồi dào để tiếp tục đầu tư các dự án khác.

Về phía ngân hàng thương mại: Ngân Hàng sẽ được thừa hưởng phần lãi suất do khoản tiền cho các hộ tiểu thương vay đem lại. Khi thực hiện mô hình này, hệ số rủi ro tín dụng của ngân hàng là rất thấp, vì khi không thu hồi được khoản tiền đã cho các hộ thương nhân vay thì họ có thể tịch thu tài sản là các địa điểm kinh doanh của các chợ, và nếu ngân hàng không bán được địa điểm đó với mức giá cao thì Công ty Hải Âu cam kết sẽ mua lại các địa điểm kinh doanh đó với mức giá như ban đầu.

Về phía các hộ tiểu thương: Các hộ tiểu thương được lợi là có được địa điểm kinh doanh như ý muốn mặc dù không có đủ tiền để mua điểm kinh doanh đó, và nếu như các hộ có đủ tiền để mua thì các hộ tiểu thương cũng có thể thế chấp quyền sử dụng địa điểm kinh doanh để vay vốn ngân hàng phục vụ cho việc kinh doanh tại chợ.

Chính nhờ áp dụng chương trình tín dụng tiểu thương này mà công ty có được uy tín đối với khách hàng, các ngân hàng thương mại, giúp cho hoạt động đầu tư của công ty thuận lợi hơn (ngay cả trong giai đoạn nền kinh tế thế giới cũng như trong nước đang khủng hoảng)

Đối với các hộ kinh doanh nhỏ lẻ, kinh doanh không thường xuyên:

Đối với các hộ kinh doanh không thường xuyên, Công ty Hải Âu tổ chức thu vé hàng ngày nhằm đảm bảo, duy trì bộ máy quản lý chợ. Các hộ kinh doanh không thường xuyên như vậy cũng phải ngồi bán hàng theo đúng dãy theo quy định của công ty.

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động đầu tư xây dựng, quản lý và khai thác chợ của công ty TNHH xây dựng Hải Âu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Trang 42 - 46)