24 EP070-21130A R/R 21130A LENS
4.2. Công tác cung ứng vật tư
4.2.1. Cung ứng vật tư theo số lượng
Để hoạt động sản xuất được duy trị liên tục thì số lượng cung ứng vật tư phải đầy đủ. Nếu cung cấp không đủ về số lượng nguyên vật liệu thì sẽ làm cho quá trình sản xuất bị trì trệ dẫn đến không hoàn thành kế hoạch sản xuất . Còn nếu cung cấp với số lượng rất lớn, dư thừa sẽ gây ra ứ đọng vốn dẫn đến việc sử dụng vốn kém hiệu quả. Để tìm hiểu tình hình cung ứng nguyên vật liệu về mặt số lượng của công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam ta có thể xét bảng sau
Bản10: Tình hình cung ứng vật tư , phụ tùng đèn trước của yamaha 5SD 12/2007
ST T
Tên vật tư Đơn vị tính Số vật tư kĩ thuật Số lượng vật tư thực nhập Hoàn thành về số lượng(%) 1 Vỏ đui đèn trước chiếc 14500 16000 110
3 Bóng đèn 12V 10W AM
Chiếc 15000 14500 97
4 Dây điện 0.5 M 126,283 120,483 95
5 Đinh ốc Chiếc 10000 12000 120
6 Trụ nối dây Chiếc 20000 22000 110
7 Ống nhựa
0.6*2
Chiếc 17000 16000 94
8 Giắc cắm Chiếc 18000 19000 105
9 Đui đèn Chiếc 13000 10000 77
10 Đầu cực điểm Chiếc 14000 15000 107
Do phòng purchase cung cấp
Qua bảng số liệu trên ta thấy có những loại vật tư được cung cấp đầy đủ về mặt số lượng, có những loại vật tư vượt mức kế hoạch đề ra và cũng có loại vật tư không đảm bảo về mặt số lượng. Nguyên nhân do:
+ Do vật tư của công ty chủ yếu là nhập khẩu từ : Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc….nên yếu tố rủi ro tồn tại nhiều , nó có thời gian vận chuyển dài, nhiều khi gặp phải những sự cố thiên tai gây ra
+ Trong quá trình sản xuất làm hư hỏng, thất thoát nhiều vật tư nên phải nhập thêm vật tư phục vụ cho sản xuất
Qua bảng số liệu trên ta thấy công tác cung ứng vật tư 12/2007 thực hiện vẫn chưa tốt nhưng do vẫn còn dự trữ đầu kì và dự trữ bảo hiểm nên vẫn hoàn thành kế hoạch sản xuất. Để đảm bảo vật tư cho sản xuất của những tháng tới thì cần có biện pháp nhằm hoàn thiện công tác cung cấp vật tư về mặt số lượng như:
+ Rút ngắn chu kì cung ứng vật tư
+ Tận dụng triệt để phế liệu của sản xuất
4.2.2.Cung ứng vật tư theo chủng loại
Hiện tại ở công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam sử dụng một khối lượng rất lớn vật tư bao gồm nhiều chủng loại khác nhau vì vậy việc đảm bảo cung ứng vật tư theo chủng loại cần phải bảo đảm:
- Hoàn thành kế hoạch sản xuất
- Tận dụng được công suất của máy móc, thiết bị
- Tận dụng được lực lượng lao động, nâng cao năng suất lao động - Hạ giá thành sản phẩm và nâng cao hiệu quả kinh tế của công ty Do vậy công ty rất chú trọng đến việc cung ứng vật tư theo chủng loại để đảm bảo cho quá trình sản xuất đạt hiệu quả cao. Để biết được tình hình cung ứng vật tư về mặt chủng loại tao có thế xét bảng sau:
Bảng 11: Tình hình thực hiện cung ứng vật tư cho sản xuất đèn trước của yamaha về mặt chủng loại 12/2007
Hạng mục vật tư Số cung cấp theo kế hoạch Số thực nhập Hoàn thành về chủng loại 1. Hoá chất mạ 11 12 11 2. Nhôm dạng lá đã cắt 22 21 21 3. Đui dèn 14 15 14 4. Ống nhựa đen 20 22 20 5. Bóng điện 15 13 13 6. Nhựa hạt 25 27 25 7. Dây Điện 12 10 10 Tổng 118 115 114 Do phòng purchase cung cấp Theo bảng trên thì tình hình thực hiện vật tư về mặt số lượng đạt =( 115/118)x 100% =97.45% giảm 2.25%
Nhưng nếu xét tình hình cung ứng vật tư theo chủng loại thì chỉ đạt : (114/118) x 100% = 96.6 % và giảm 3.4 %
4.2.3.Cung ứng vật tư về mặt đồng bộ
Ở công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam phần lớn vật tư mua ở nước ngoài, để sản xuất ra sản phẩm cần nhiều loại vật tư khác nhau theo một tỷ lệ nhất định.Mặt khác các nguyên vật liệu chính của công ty không thể thay thế bằng các loại vật liệu khác được. Do đó việc cung ứng vật tư phải đảm bảo tính đồng bộ mới tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh được hoàn thành và đạt được mức chỉ tiêu đề ra
Bảng 12: Tình hình cung ứng vật tư về mặt đồng bộ Sản phẩm đèn trước của yamaha tháng12/2007
Tên vật tư Đơ n vị Số cần nhập Theo kế hoạch Số thực nhập Tỉ lệ % Hoàn thành cung ứng Số sử dụng được Tấn % 1. Hoá chất mạ K-560A kg 100 110 110 110 100 2. Hoá chất mạ K-560B kg 117 100 85.5 100 100 3. Hoá chất mạ K-560C kg 90 92 102 92 100 4. Hoá chất mạ RT-240R kg 85 80 94 80 100 5. Hoá chất mạ lót kg 70 75 107 75 100 Do phòng purchase cung cấp
Qua bảng số liệu trên ta thấy tỉ lệ hoàn thành cung ứng vật tư của các loại hoá chất là khác nhau. Trong đó tỉ lệ hoàn thành đạt cao nhất là hoá chất mạ lót: 107%, và thấp nhất là hoá chất mạ K-560C: 85.5%. Như vậy nhìn chung 12/2007 đối với sản phẩm đèn trước của yamaha thì việc cung ứng vật tư vẫn chưa hoàn thành về mặt đồng bộ
4.2.4.Tính chất kịp thời của việc cung ứng vật tư
Công ty cần kí hợp đồng mua các loại nguyên vật liệu cần dùng phải kịp thời, đúng số lượng, chất lượng để kịp thời cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất, không để cho quá trình sản xuất bị gián đoạn. Bằng phương pháp kiểm kê thường xuyên, hàng tháng thủ kho kiểm kê nguyên vật liệu rồi đem đối chiếu với sổ sách kế toán để xác minh chính xác số lượng nguyên vật liệu còn tồn trong kho để từ đó lập kế hoạch mua sắm vật tư.
Bảng 13: Tình hình cung ứng nhựa hạt sản xuất sản phẩm đèn trước của yamaha 12/2007
Nguồn vật tư Ngày nhập
Số lượng
(Tấn)
Đảm bảo nhu cầu sản xuất Trong tháng Còn lại không cần dùng trong tháng Số lượng Số ngày 1.Tồn đầu tháng 1/12 32 31.5 9 0.5 2. Nhập lần 1 10/12 32 31.5 9 0.5 3. Nhập lần 2 19/12 40 38.5 11 1.5 4. Nhập lần 4 29/12 20 7 2 13 Tổng cộng 125 15.5 Do tổ kho cung cấp
Sản xuất sản phẩm đèn trước của yamaha, với vật tư là nhựa hạt thì bình quân một ngày đêm tiêu dùng khoảng 3.5 tấn. Do đó nhu cầu như vậy nên nhu cầu về nhựa hạt trong tháng 12 là: 3.5 tấn x 31 ngày = 108.5( tấn)/tháng
Qua bảng số liệu trên ta thấy: nhựa hạt tồn kho đầu tháng là 32 tấn như vậy có thể đủ để đảm bảo sản xuất trong 9 ngày, và đến ngày 10/12 kho lại tiến hành nhập tiếp 32 tấn và cũng đủ cung cấp cho 9 ngày tiếp theo. Và đến ngày 19/12 công ty lại tiếp tục nhập 40 tấn, đủ để cung cấp cho 11 ngày sau và vẫn còn lại 1.5 tấn
Đến ngày 29/12 tiếp tục nhập thêm 20 tấn và cung cấp cho 2 ngày cuối tháng và còn dư lại 13 tấn
Và kết thúc cuối tháng nhựa hạt còn tồn lại 15.5 tấn.
Như vậy 12/2007 đã cung cấp nhựa hạt được kịp thời và đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục thường xuyên.
1. Công tác dự trữ tại công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam
Dự trữ nguyên vật liệu cho sản xuất là một quá trình tất yếu khách
quan.Sản phẩm được sản xuất ở nơi này nhưng tiêu dùng nơi khác, thời gian sản xuất sản phẩm không khớp với thời gian và tiến độ tiêu dùng sản phẩm ấy. Trong điều kiện như vậy để đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục, đạt hiệu quả kinh tế cao đòi hỏi công tác quản lí dự trữ các loại vật tư phải hợp lý. Sự liên tục của quá trình tái sản xuất chỉ có thể được đảm bảo bằng cách dự trữ các loại vật tư . Nguyên vật liệu được dự trữ tại công ty là các loại nguyên liệu chính, phụ, hoá chất, các công cụ lao động. Vật tư của công ty được dự trữ dưới dạng thường xuyên và dự trữ bảo hiểm.
Dự trữ thường xuyên của công ty được xác định bằng công thức sau: Vdx = VnxTn
Trong đó: + Vdx: lượng vật tư dự trữ thường xuyên lớn nhất + Vn: Lượng vật tư cần dùng một ngày đêm + Tn : Thời gian dự trữ thường xuyên
Mỗi lần mua sắm vật tư cho việc sản xuất , thì công ty đều đặt ,mua theo đơn đặt hàng( nếu là đơn đặt hàng nhỏ) hoặc mua vật tư sản xuất 10 ngày.
Bảng 14: Tình hình dự trữ của một số vật tư chính Quý 4 năm 2007
Tên nguyên vật liệu Đơn vị Tính Số dự trữ kế hoạch Số dự trữ Thực tế Chênh lệch Số lượng Ngày Số lượng Ngà y Số lượng ngà y 1. Nhôm lá dạng đã cắt Chiếc 250000 78 253000 79 +3000 +1 2.Hoá chất mạ RT-240 kg 340 78 320 76 -20 -2 3.Nhựa hạt trong suốt tạ 200 78 240 82 +40 +4 4. Dây điện M 4000 78 4000 78 - - 5. Nhựa hạt PC màu đen tạ 450 78 460 79 +10 +1 6. Trụ nối dây Chiếc 100000 78 120000 79 +20000 +1
Qua đây ta thấy rằng dự trữ thực tế của một số hạng mục vật tư vượt so với kế hoạch rất nhiều là: nhựa hạt trong suốt, và nhựa hạt màu đen PC, trụ nối dây. Còn một số hạng mục vật tư không hoàn thành kế hoạch như: Hoá chất mạ RT-240. Và dây điện đã hoàn thành đúng như kế hoạch đã đề ra. Công ty cần có biện pháp điều chỉnh mức dự trữ một số nguyên vật liệu đặc biệt là hoá chất mạ: mà đây là nguyên vật liệu chính để sản xuất ra sản phẩm của doanh nghiệp cho phù hợp với kế hoạch sản xuất để đảm bảo cho hoạt động sản xuất được thường xuyên, đều đặn , đảm bảo sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả.
6. Công tác quản lí vật tư ở công ty TNHH Điện Satnley Việt Nam
Đây là bước chuyển giao trách nhiệm giữa bộ phận mua sắm, vận chuyển với bộ phận quản lí vật tư trong kho của công ty.Tham gia vào khâu này gồm có: người giao hàng, cán bộ của phân xưởng, thủ kho, kế toán. Hàng hoá vật tư mua về trước khi nhập kho đều phải thông qua thủ tục kiểm nhận, kiểm nghiệm để xác định số lượng, chất lượng, chủng loại mẫu mã, qui cách xem nó có đúng với hợp đồng không.Thủ kho sẽ làm công việc cân đong đo đếm, cán bộ kĩ thuật kiểm tra về mẫu mã,chủng loại, qui cách, phẩm chất.Việc kiẻm tra này được xác nhận trên biên bản kiểm nghiệm vật tư hàng hoá , sau khi được kiểm nghiệm về số lượng, chất lượng, qui cách, mẫu mã, chủng loại hàng hoá được chuyển giao cho thủ kho tiếp nhận. Khi tiếp nhận có biên bản tiếp nhận vật tư hàng hoá và thủ kho của công ty phải ghi số vật tư thực nhập và cùng người giao hàng kí vào phiếu nhập kho, vào cột nhập của thủ kho sau đó chuyển phiếu nhập kho cho kế toán kí xác nhận vào số chứng từ
VD:
Biên Bản Tiếp Nhận Vật Tư
Hôm nay ngày12/01/2227 tại phân xưởng mạ chúng tôi tiến hành tiếp nhận khối lượng vật tư để phục vụ cho quá trình sản xuất
Thành phần tham gia tiếp nhận gồm có:
1. Bà Phạm Hồng Hạnh Phòng kĩ thuật.
2. Ông Trần Xuân Chiến Tổ trưởng phân xưởng mạ 3. Ông Vũ Văn Việt Phòng tài vụ
4. Ông Nguyễn Văn Thạch Thủ Kho
Sau khi kiểm nghiệm toàn bộ số vật tư hàng hoá được bên bán vận chuyển đến, ban tiếp nhận đã thống nhất số lượng vật tư, thiết bị được giao nhận theo đúng hợp đồng về số lượng, chất lượng, mẫu mã, qui cách, chủng loại sản
Tên vật tư Số lượng thực tế
1. Vỏ giữ đui đèn 20000 chiếc 2. Ống nhựa PVC 12000 chiếc 3. Miếng cách điện 7000 chiếc 4. Giắc cắm 30000 chiếc 5. Băng dính đen 1000 chiếc ………..
Số vật tư không đúng theo hợp đồng về qui cách 1. Đầu cực tròn 12000 chiếc 2. Miếng cách điện H/L 4000 chiếc 3. Bóng đèn 12V 10W 20000 chiếc
Toàn bộ số vật tư đúng qui cách sẽ được nhập kho, số không đúng qui cách sẽ tiến hành trả lại cho người bán
Biên bản được lập thành 04 bản, mỗi thành viên tham gia giữ 01 bản để theo dõi
Sơ đồ 3: Trình tự tiếp nhận vật tư ở công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam
Cán bộ kĩ thuật
Ban tiếp nhận Vật tư, hàng hoá được
vận chuyển đến kho của công ty
Vật tư sẽ được tiếp nhận vào kho nếu đúng với hợp đồng Kiểm tra khối lượng
bằng cân, đong, đo, đếm
Kiểm tra mẫu mã, chủng loại, qui cách,
phẩm chất
Vật tư sẽ trả lại người bán nếu không
đúng hợp đồng