Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, công ty có cơ hội lớn khi là tham gia WTO, tuy cạnh tranh ngày càng “khốc liệt” hơn nhưng doanh nghiệp sẽ có cơ hội vươn xa hơn, doanh nghiệp có cơ hội tiếp xúc với nhiều thị trường khó tính mà trước kia khó có thể tiếp xúc, đặc biệt là thị trường Mỹ và EU, đây là hai thì trường lớn cho ngành may mặc. Doanh nghiệp sẽ có môi trường thúc đẩy tự vươn lên, là môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư
vào Việt Nam. Công ty sẽ có cơ hội học hỏi kinh nghiệm quản lý cũng như khoa học kỹ thuật tiên tiến.
Thứ nhất là mở rộng thị trường, tăng quy mô sản xuất từ đó hưởng tính lợi
ích kinh tế nhờ quy mô. Hoa Kỳ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam về mặt hàng này (hơn 50% thị phần) nhưng lại áp đặt hạn ngạch khi ta chưa vào WTO. Khi VN gia nhập, thị trường lớn nhất này sẽ buộc phải bãi bỏ hạn ngạch => doanh nghiệp có nhiều cơ hội đẩy mạnh lượng hàng xuất khẩu sang thị trường này
Thứ hai là tạo điều kiện thuận lợi hơn để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Khi vào WTO,VN thực hiện cam kết minh bạch hóa hệ thống luật pháp và cải thiện môi trường đầu tư. Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã và đang xây dựng một số chương trình trọng điểm cho ngành dệt may đến năm 2010: Tập trung đầu tư sản xuất tơ sợi tổng hợp, phát triển bông xơ sợi nội địa, đầu tư phát triển 1 tỷ mét vải phục vụ may mặc xuất khẩu vào năm 2015, chương trình nâng cao chất lượng ngành dệt, nhộm… để thu hút đầu tư. Thời gian vừa qua có nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt nam. Trong đó có ngành dệt may, chủ yếu là đầu tư vào các ngành công nghiệp phụ trợ giúp cho Việt Nam chủ động hơn trong sản xuất sản phẩm, giảm bớt sự phụ thuộc vào nước ngoài cũng như đầu tư công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm. Do vậy công ty có cơ hội tìm đối tác đầu tư mới đặc biệt là tìm được nguồn nguyên vật liệu cho sản xuất của công ty.
Thứ ba là giảm chi phí xuất khẩu gắn với việc phân bổ hạn ngạch, từ đó làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu. Chi phí phân bổ hạn ngạch chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng chi phí xuất khẩu của Việt Nam; khi vào WTO các thành viên WTO phải bỏ hạn ngạch đối với Việt Nam, hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sẽ có điều kiện giảm giá xuất khẩu do không phải mất chi
phí do việc cấp hạn ngạch gây ra. Đây là cơ hội lớn cho doanh nghiệp khi tự sản xuất, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Thứ tư là hệ thống luật pháp trở nên thuận lợi hơn đối với các hoạt động kinh doanh và doanh nghiệp dệt may được bảo vệ bởi các công cụ giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế. Được giải quyết tranh chấp theo các quy tắc đối xử tối huệ quốc và quy tắc đối xử quốc gia của WTO. Việc gia nhập sẽ giúp các doanh nghiệp được giải quyết thỏa đáng hơn theo cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, hạn chế tình trạng áp đặt đơn phương như trước đây. Doanh nghiệp dệt may Việt Nam có cơ hội cạnh tranh bình đẳng như bất kì quốc gia thành nào khác, đặc biệt là với thị trường Hoa Kỳ, một thị trường tiềm năng của công ty. Thứ năm là doanh nghiệp gặp nhiều thuận lợi hơn trong thủ tục xuất khẩu, từ đó tăng kim ngạch xuất khẩu. Cơ chế hạn ngạch làm nảy sinh những vấn đề xã hội như nạn tham nhũng, tiêu cực và sách nhiễu doanh nghiệp. Trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp có năng lực sản xuất và chất lượng hàng hóa tốt lại không có cơ hội xuất khẩu do không có hạn ngạch. Việc xóa bỏ hạn ngạch của các nước đối với Việt Nam khi Việt Nam gia nhập WTO sẽ góp phần giải quyết dứt điểm tình trạng này, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cạnh tranh bình đẳng trong việc xuất khẩu hàng dệt may và góp phần nâng cao uy tín về chất lượng hàng dệt may trên thị trường thế giới. Nước ta đã áp dụng biện pháp cải cách hành chính theo cơ chế một cửa, giúp các doanh nghiệp làm thủ tục hải quan và thông quan hải quan nhanh chóng