Sơ đồ 1: sơ đồ tổ chức
Nguồn: phòng tổ chức của công ty cổ phần may 2 Hưng Yên
Công ty cổ phần may 2 Hưng Yên là doanh nghiệp đã hoạt động từ lâu với quy mô hoạt động tương đối lớn. Tuy nhiên, hoạt động của công ty được thực hiện theo mô hình trực tiếp, bao gồm: Giám đốc, Phó giám đốc kỹ thuật, Phó giám đốc hành chính và 5 phòng nghiệp vụ.
- Giám đốc điều hành chung cho cả bộ máy của doanh nghiệp, chỉ đạo các phòng, ban thực hiện một cách tổng quát.
- Phó giám đốc kỹ thuật là người phụ trách về mặt kỹ thuật và trực tiếp điều hành phòng kỹ thuật của công ty. Chịu trách nhiệm toàn bộ sửa chữa máy móc thiết bị và khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Phòng kỹ thuật Phòng kế toán tài vụ Phòng kế hoạch Phòng xuất nhập khẩu Phòng tổ chức hành Phó giám đốc hành Phó giám đốc kỹ thuật Phòng KCS Các xưởng sản xuất Tổng giám đốc
- Phó giám đốc hành chính là người chịu trách nhiệm điều hành và quản lý công việc đối nội, hành chính. Trực tiếp phụ trách phòng KCS.
- Phòng kỹ thuật: có nhiệm vụ tiếp nhận mẫu hàng của nước ngoài, xây dựng quy cách kỹ thuật, thiết bị, dây chuyền sản xuất sao cho phù hợp với máy móc, thiết bị của công ty hiện có, hướng dẫn kỹ thuật cho công nhân đồng thời giác mẫu hướng dẫn để công nhân làm việc sao cho đảm bảo năng suất, chất lượng và an toàn lao động.
- Phòng kế toán – tài vụ: có nhiệm vụ theo dõi tình hình tài chính của đơn vị cả về vốn và tình hình luân chuyển vốn, theo dõi tình hình xuất – nhập nguyên phụ liệu; trực tiếp làm hoạt động marketing cho doanh nghiệp, tổng hợp số liệu về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, lập báo cáo kế toán, phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Phòng tổ chức hành chính: chịu trách nhiệm quản lý về nhân sự, hồ sơ cán bộ công nhân viên, đảm bảo an ninh nội bộ, lập kế hoạch tiền lương, làm công tác định mức đơn giá tiền lương, tiền thưởng và các khoản trích theo tiền lương; lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để điều chỉnh bậc lương cho cán bộ, công nhân viên; cung cấp thông tin chính xác cho giám đốc và giúp giám đốc quản lý và điều hành quá trình sản xuất cho phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp.
- Phòng kế hoạch: đảm nhiệm công việc lập kế hoạch sản xuất, lập kế hoạch tác nghiệp để nắm tình hình sản xuất hàng ngày, quản lý về vật tư và tiếp nhận vật tư, cân đối vật tư.
- Phòng xuất nhập khẩu: làm công tác quan hệ khách hàng, giúp Tổng giám đốc trong công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn và dài hạn, đề xuất các giải pháp thực hiện các kế hoạch, nhiệm vụ đề ra sao cho có hiệu quả, giúp tổng giám đốc trong công tác xuất nhập khẩu hàng hoá, vật tư thiết bị....phục vụ cho các đơn vị trong Công ty nhằm đảm bảo yêu cầu về tiến độ sản xuất của các
đơn vị đó; trực tiếp tiếp xúc với hải quan và làm các chứng từ, thủ tục hải quan để chuẩn bị cho lô hàng xuất – nhập khẩu qua cửa khẩu Việt Nam, làm công tác định mức, thanh khoản hàng hóa.
- Phòng KCS: có nhiệm vụ kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm mà công nhân đã sản xuất ra; phát hiện sản phẩm lỗi, hỏng trước khi nhập kho hay xuất hàng cho khách hàng và có quyền từ chối khi chất lượng hàng hóa không đảm bảo theo hợp đồng đã ký.
- Các xưởng sản xuất tổ chức và thực hiện việc sản xuất theo từng công đoạn nguyên liệu, sản phẩm; nhập kho theo đúng quy trình công nghệ mà công ty đã đưa ra từ trước. Gồm 14 tổ sản xuất và 3 tổ phục vụ sản xuất may là tổ cắt, tổ cơ điện và tổ đóng gói sản phẩm hoàn thành. Trong các tổ sản xuất không có quản đốc mà chỉ có tổ trưởng, tổ phó và các công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm. 2.2 Phân tích đối thủ cạnh tranh
Xét về các đối thủ cạnh tranh trong ngành may mặc tại Mỹ có thể nhận thấy các nước xuất khẩu dệt may chính vào Hoa Kỳ là Trung Quốc, Mêhicô, Ấn độ, Hồng kông, Canada, Hàn Quốc, Inđônêsia, Honduras, Việt Nam, và Italia.
Bảng5 : Các nước xuất khẩu dệt may chính vào Hoa Kỳ
(Đơn vị: triệu USD)
2001 2002 2003 2004 2005 Trung Quốc 6.536 8.744 11.609 14.558 22.405 Mêhicô 8.945 8.619 7.941 7.793 7.246 Ấn độ 2.633 2.993 3.212 3.633 4.617 Hồng Kông 4.403 4.032 3.818 3.959 3.607 Indônêsia 2.553 2.329 2.376 2.620 3.081 Việt Nam 49 952 2.484 2.720 2.881 Pakistan 1.924 1.983 2.215 2.546 2.904 Bangladesh 2.205 1.990 1.939 2.066 2.457 Canada 3.162 3.199 3.118 3.086 2.844 Honduras 2.348 2.444 2.507 2.678 2.629
Philippines 2.248 2.042 2.040 1.938 1.921
Cộng 39.448 41.528 45.330 49.795 58.717
Các nước khác 30.792 30.655 32.104 33.516 30.489
Tổng cộng 70.240 72.183 77.434 83.310 89.205
Nguồn: Thương vụ Việt Nam tại Hợp chủng quốc Hoa Kỳ - VINATRADEUSA
Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may luôn tăng, năm 2005 Trung Quốc xuất vào Hoa Kỳ xấp xỉ 27 tỷ USD, tăng 42,5 % so với năm 2004 và chiếm xấp xỉ 27 % tổng kim ngạch nhập khẩu dệt may của Hoa Kỳ. Sau khi Hoa Kỳ áp dụng hạn ngạch đối với Trung Quốc từ tháng 5/2005 thì tốc độ tăng nhập khẩu hàng dệt may từ nước này vào Hoa Kỳ đã chậm lại. Có thể nhận thấy,Trung Quốc hoàn toàn có thể thống trị thị trường dệt may thế giới nói chung và Hoa Kỳ nói riêng nếu không bị hạn chế bởi điều khoản tự vệ với Hoa Kỳ và EU. Sức mạnh cạnh tranh của Trung Quốc chủ yếu do các yếu tố chi phí lao lao động trên mỗi đơn vị sản phẩm rất thấp do mức lương thấp và năng suất lao động cao, Trung Quốc có thể sản xuất các loại vải, phụ kiện trang trí, bao bì, và hầu hết các phụ kiện khác dùng để sản xuất hàng dệt may và các sản phẩm dệt khác, là một thị trường tốt nhất về sản xuất quần áo, và các sản phẩm dệt may khác với bất kỳ chất lượng nào hay với bất cứ mức giá nào, có khả năng cung cấp hàng dệt may với số lượng lớn trong thời gian ngắn.
Ấn Độ được đánh giá có khả năng cạnh tranh lớn thứ hai ở thị trường Hoa Kỳ. Năm 2005, Ấn Độ xuất khẩu vào Hoa Kỳ 5,2 ỷ USD, tăng 26,5 % so với năm 2004. Sức mạnh cạnh tranh của Ấn Độ dựa vào lực lượng lao động nhiều, khá rẻ, lành nghề; có khả năng thiết kế; là một trong những nước sản xuất sợi và vải lớn nhất thế giới; có thể sản xuất rất nhiều loại quần áo khác nhau; được coi là nguồn cung cấp cạnh tranh về các sản phẩm dệt sử dụng trong nhà như vải trải giường, khăn tắm.
Trung Quốc và Ấn Độ. Năm 2005, Hoa Kỳ nhập của Việt Nam xấp xỉ 3 tỷ USD hàng dệt may, tăng khoảng 6% so với năm 2004. Tổng kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này năm 2006 lên 5,83 tỷ USD tăng 20,6% so với năm 2005. Năm 2006, mặc dù chịu chế độ hạn ngạch từ Hoa Kỳ nhưng xuất khẩu sang thị trường này vẫn đạt trên 3 tỷ USD, tăng 17% so với năm 2005 và đóng góp 9% trong số 20,6% tăng lên của cả ngành dệt may.
Tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này năm 2007 đạt gần 7,75 tỷ USD, tăng 32,8 % so với cùng kỳ năm trước và vượt 10,7% kế hoach năm. Thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam là Hoa Kỳ với gần 4,47 tỷ USD. Hiện nay, Việt Nam là một trong 10 nước xuất khẩu lớn nhất hàng dệt may vào Hoa Kỳ.
Kể từ 11 tháng 1 năm 2007, hàng dệt may Việt Nam không còn phải chịu hạn ngạch nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Tuy nhiên, do Chính quyền Hoa Kỳ đang áp dụng cơ chế giám sát nhập khẩu hàng dệt may Viêt Nam và cam kết sẽ tự khởi điều tra bán phá giá nếu thấy có dấu hiệu bán phá giá; cho nên, nguy cơ bị điều tra và áp thuế chống bán phá giá rất cao nếu ta không có những biện pháp hữu hiệu để tránh tăng trưởng nóng về số lượng và sụt giảm mạnh về giá.
2.3 Thực trạng hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc sang thịtrường Mỹ của công ty cổ phần may 2 Hưng Yên trường Mỹ của công ty cổ phần may 2 Hưng Yên
2.3.1 Mục tiêu hoạt động của công ty
Ngay từ khi mới thành lập công ty được Nhà Nước quản lý và hỗ trợ do vậy mục tiêu lúc trước hết là cung cấp sản phẩm theo tiêu chuẩn và yêu cầu của Nhà Nước giao. Sau cải cách kinh tế thì công ty theo đuổi mục tiêu tạo công ăn việc làm cho người lao động và cho đến nay công ty đã giúp cho hơn 1000 người có việc làm và thu nhập.
Nằm trong xu hướng chung của thế giới, công ty đang dần đổi mới để hướng tới mục tiêu chung là chuyển từ công ty chuyên may gia công sang công ty tự sản xuất và xuất khẩu, tăng hiệu quả kinh doanh.
Mục tiêu ngắn hạn là chất lượng: Kiểm soát chặt chẽ chất lượng các giai đoạn sản xuất để khống chế sản phẩm phải sửa lại không quá 2% (giai đoạn cuối), nhưng những sản phẩm sửa lại vẫn đảm bảo chất lượng giao hàng cho khách hàng.Đồng thời duy trì, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9002, và chuyển đổi hệ thống đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9002-1994 sang hệ thống đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn Quốc tế 9001-2000.
Mục tiêu dài hạn là xây dựng đội ngũ nhân viên tạo mẫu, xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp.
2.3.2 Kết quả kinh doanh của công ty trong thời gian qua 2.3.2.1 Mặt hàng xuất khẩu của công ty 2.3.2.1 Mặt hàng xuất khẩu của công ty
Công ty đã nhận gia công xuất khẩu các mặt hàng chủ yếu như quần sooc, áo khoác, jacket các loại, quần một lớp, áo sơ mi, áo blouson, áo 2 lớp, áo 3 lớp,áo trần bông, áo lông vũ, áo jilê trần bông, áo jilee 3 lớp, quần dài,…do các tập đoàn, công ty nước ngoài thuê gia công là khách hàng quen thuộc
của công ty, đó là Ongood (Hồng Kông), Youngone (Hàn Quốc), Amerex(Mỹ), Leisure (Đức), Peter( Đài loan), Shinwooo, David, Trendsetter BN.
2.3.2.2 Tài chính của công ty
Bảng 6: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
(Đơn vị: Triệu đồng)
Năm 2006 Năm 2005
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ 28.321 22.530
Doang thu thuần về bán hàng và cung
cấp dịch vụ ( 10 = 01 - 02) 28.321 22.530
Giá vốn hàng bán 23.576 19.074
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung
cấp dịch vụ ( 20 = 10 - 11) 4.745 3.456
Doanh thu hoạt động tài chính 361 50,131
Chi phí tài chính 5,72 170
- Chi phí lãi vay
Chi phí bán hàng 1.157 928
Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.070 1.711
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh ( 30 = 20 + ( 21-22) - (24+25)) 1.873,28 697,131
Thu nhập khác 53 120
Chi phí khác 8,061 6,3
Lợi nhuận khác ( 40 = 31 – 32) 44,939 113,7
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế ( 50
= 30 + 40 ) 1.918,219 810,831
Chi phí thuế TNDN hiện hành Chi phí thuế TNDN hoãn lại
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh
nghiệp ( 60 = 50 - 51 - 52 ) 1.918,219 810,831
Nguồn: báo cáo tài chính năm 2005,2006 của công ty cổ phần may 2 Hưng Yên
Nhìn vào bảng trên chúng ta nhận thấy rằng lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2006 là 1.918,219 triệu đồng tăng 57,7% so với lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2005 là 810,831 triệu đồng. Lợi nhuận mà doanh nghiệp tăng do sau khi cổ phần hóa, các cổ đông trong công ty đã lỗ lực làm việc hơn trước, tăng lợi nhuận cũng là tăng cổ tức cho cổ đôngbởi trước kia là doanh nghiệp Nhà Nước nên tính cạnh tranh của doanh nghiệp chưa cao, chưa có sự gắn bó nhiều giữa lợi ích của doanh nghiệp với công nhân viên. Mặt khác, doanh thu năm 2006 cao hơn năm 2005 là do công ty đã tăng cường đầu tư thêm trang thiết bị để đơn giản
hóa thủ tục hải quan, giờ đây việc khai hải quan của doanh nghiệp được thực hiện phần lớn trên máy tính, mạng máy tính nội bộ giúp công ty tiết kiệm được thời gian và tăng hiệu quả làm việc của nhân viên. Ngoài ra, công ty đã tập trung hơn vào hoạt động bán hàng của doanh nghiệp, chi phí cho hoạt động bán hàng tăng nên 229 triệu đồng từ 928 triệu đồng năm 2005 nên 1157 triệu đồng năm 2006 nhờ đó doanh thu từ hoạt động bán hàng tăng nên hơn 20% từ 22530 triệu đồng năm 2005 tăng nên 28321 triệu đồng năm 2006.
2.3.2.3 Nguồn nhân lực của công ty
Lao động là một trong những yếu tố đầu vào của một quá trình sản xuất, nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hiện nay công ty có khoảng 1210 lao động trong đó nữ chiếm 82,2 %.
Đặc thù ngành may là ngành thu hút nhiều lao động, đầu tư vốn ít, công nghệ sản xuất đơn giản, phần lớn công việc phù hợp với phụ nữ. Do vậy lực lượng lao động của công ty cũng có tất cả những đặc điểm chung của ngành:
- Ngành may hiện nay có thu nhập không cao nên sự biến động về lao động của công ty tương đối lớn. Nhất là trong cơ chế thị trường hiện nay nên việc duy trì đội ngũ kỹ thuật và công nhân tay nghề bậc cao gặp khó khăn.
- Việc đào tạo cơ bản công nhân tại các trường còn hạn chế. Nguồn lao động bổ xung được đào tạo cơ bản về các doanh nghiệp may còn ít.
- Đa phần lực lượng lao động của công ty hiện nay là thanh niên, học sinh chưa có trình độ chuyên môn về kỹ thuật do đó phải mất chi phí và thời gian để đào tạo.
- Lực lượng công nhân viên còn ở trình độ không cao
Nhìn chung, vấn đề lao động của công ty còn nhiều khó khăn, đặc biệt là lao động có trình độ chuyên môn cao để có thể áp dụng khoa học tiên tiến vào dây chuyền sản xuất.
2.3.2.4 Kỹ thuật và công nghệ
Là một đơn vị chuyên gia công hàng may mặc, nên máy móc thiết bị là điều kiện không thể thiếu ở công ty . Hiện nay , công ty có một số thiết bị chyên dùng, máy vắt sổ, máy 2 kim, máy 1 kim B20 ther , máy kiểm tra vai… Về phương tiện vận tải, công ty có 3 xe ô tô tổng giá trị 270.345.211.467 VND; 21 bộ máy vi tính để bàn phục vụ cho công việc của nhân viên và cán bộ; 5 máy in; 2 máy photo, …nhìn chung toàn bộ công ty đều được trang bị hệ thống thiết bị máy móc. Qua nghiên cứu về quy trình công nghệ sản xuất, trình độ trang bị kỹ thuật ta thấy được năng lực của công ty từ bố trí sản xuất, đổi mới tăng cường máy móc thiết bị, tạo điều kiện cho sản xuất ngày càng phát triển.
Tuy nhiên, hệ thống trang thiết bị này còn đôi chút lạc hậu; nhiều máy móc đã được doanh nghiệp mua sắm từ hơn 10 năm nay.
1 Máy phát điện75 Kw 1 1969 2 Trạm biến áp +dây 1 1984 3 Máy 2 kim di động 1 1997 4 Máy 2 kim LT2845-3 2 1997 5 Máy 2 kim LT2845-3 1 1997 6 Máy vắt sổ 2K Brother 1 1997 7 Máy vắt sổ 2K Brother 2 1997 8 Máy vắt sổ 2K Brother 4 1994 9 Máy thùa K Nhật 3 1990 10 Máy cắt tay 1 1997 11 Máy Vsổ 2K5chỉ Juki 2 1999 12 Máy Vsổ 2k5 chỉ Juki 1 2000
13 Máy Kan sai 8803 1 2000
Nguồn:khấu hao tài sản của công ty cổ phần may 2 Hưng Yên
2.4 Đánh giá hoạt động gia công xuất khẩu của công ty cổ phần may 2Hưng Yên Hưng Yên
2.4.1 Thực trạng gia công tại công ty