Thành tựu đạt được của công ty

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển gia công xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Mỹ ở công ty cổ phần may 2 Hưng Yên (Trang 45)

Qua tình hình thực tế tại doanh nghiệp có thể nhận thấy công ty đã đạt được nhiều thành tựu:

- Công ty có hệ thống khách hàng tương đối ổn định, có thời gian hợp tác làm ăn lâu dài.

- Công ty có mặt bằng sản xuất rộng rãi, hệ thống máy móc thiết bị gồm hơn 1530 thiết bị được trang bị ở mức độ khá so với yêu cầu của ngành may.

- Công ty có đội ngũ lao động đông đảo với chi phí thuê nhân công rẻ.

- Số lượng lao động ổn định trong khi hiệu quả kinh doanh hàng năm tăng chứng tỏ công ty đã nỗ lực tăng sản lượng, tăng năng suất lao động, giảm chi phí.

- Việc ứng dụng các phần mềm công nghệ thông tin cũng giúp cho các doanh nghiệp nâng cao khả năng quản lý, năng suất lao động và làm việc có hiệu quả hơn.

2.4.2 Hạn chế của công ty

Qua tìm hiểu có thể thấy trong 32 năm trưởng thành và phát triển, công ty đã có rất nhiều cố gắng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tìm mọi biện pháp để tăng hiệu quả kinh doanh. Theo sự biến động chung của toàn bộ nền kinh tế, công ty cũng trải qua không ít thăng trầm và đối mặt với nhiều khó khăn. Song với tinh thần và ý chí quyết tâm công ty đã không ngừng vươn lên tự khẳng định mình, năng động táo bạo trong kinh doanh, dám nghĩ dám làm đã giúp cho công ty tận dụng được nhiều cơ hội làm ăn, đẩy mạnh sản xuất. Vượt lên trên tất cả đến nay công ty đã trở thành một doanh nghiệp may có uy tín trên thị trường trong và ngoài nước.

Hiện nay hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty rất đa dạng với nhiều chủng loại mặt hàng, nhiều phương thức kinh doanh: May gia công, mua nguyên liệu bán sản phẩm... Trong đó sản phẩm áo jacket chiếm tỷ trọng lớn. Các chỉ tiêu kinh tế về doanh thu và hiệu quả kinh doanh, nộp nghĩa vụ đối với nhà nước là rất tốt.

Tuy nhiên chúng ta cũng nhìn thấy một số khó khăn của công ty trong thời gian tới ảnh hưởng tới tốc độ phát triển của công ty cũng như hiệu quả của hoạt động gia công của doanh nghiệp:

- Một là: vấn đề đẩy mạnh tiêu thụ nội địa còn yếu và ít hiệu quả, không đúng với tiềm năng của công ty. Công ty vẫn chưa xây dựng sản phẩm chiến lược có khả năng tiêu thụ, cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Do vậy, công ty vẫn chưa có được chỗ đứng trên thị trường Mỹ, chưa thực sự tăng hiệu quả của hoạt động gia công.

- Hai là: vấn đề làm sao để mở rộng hơn nữa việc tiêu thụ sản phẩm ở thị trường nước ngoài để có thể thực hiện tốt chiến lược đẩy mạnh sản xuất theo hình thức bán FOB, hiện nay đây là phương thức bán đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Nguồn nguyên phụ liệu may ở trong nước còn ít, đa số được nhập khẩu từ nước ngoài, mẫu mã chưa đẹp và chưa có chất lượng cao như hàng nước ngoài, mặt khác chi phí cao gây khó khăn trong việc sản xuất các mặt hàng FOB, đặc biệt là những mã hàng nhỏ .

- Ba là : vấn đề công tác tổ chức sản xuất làm sao có hiệu quả hơn nữa tiết kiệm hơn nữa các chi phí, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm tăng lợi nhuận cho công ty.

- Bốn là : Mặt hàng may gia công cũng bị cạnh tranh gay gắt giữa các công ty may trong nước do ngày càng có nhiều công ty may mới mở ra.

- Năm là: Lực lượng lao động của công ty còn ở trình độ thấp, chưa có chuyên môn cao, đa số lao động của công ty đều là lao động hổ thông,chưa được đào tạo một cách hệ thống nên ảnh hưởng tới thời gian cũng như hiệu quả làm việc của công ty.

- Sáu là: Do may gia công là phải sản xuất theo mùa vụ phụ thuộc vào khách hàng đặt gia công. Sản phẩm chủ yếu của công ty là áo Jacket, áo lông vũ, áo khoác nên chỉ nhiều hàng vào vụ đông còn các đơn hàng mùa hè còn thiếu, chưa đủ công suất dẫn đến giảm lợi nhuận một cách đáng kể của công ty. - Bảy là việc áp dụng thương mại điện tử vào công ty vẫn còn yếu, chưa tận

dụng được triệt để lợi ích mà internet và thương mại điện tử mang lại.

Trong thời gian tới công ty tiếp tục duy trì mối quan hệ SXKD với khách hàng lớn, khách hàng truyền thống có quan hệ tốt trong làm ăn với công ty. Phát triển quan hệ với khách hàng mới, khách hàng có hàng trái vụ, có hàng xuất vào thị trường không hạng ngạch. Đẩy mạnh hợp đồng sản xuất phục vụ tiêu dùng nội địa. Chuẩn bị năng lực để thâm nhập thi trường EU, Mỹ. Nhất là đối với thị trường Mỹ khi hiệp định thương mại Việt-Mỹ được khai thông, Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO.

Đây thực sự là những vấn đề nan giải, đang là những bài toán bỏ ngỏ đối với việc không ngừng mở rộng sản xuất kinh doanh, phấn đấu tăng lợi nhuận của công ty.

CHƯƠNG 3 Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc của công ty cổ phần may 2 Hưng Yên sang thị trường Mỹ

3.1 Phương hướng đẩy mạnh hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc của công ty cổ phần may 2 Hưng Yên sang thị trường Mỹ trong thời gian tới

3.1.1 Cơ hội phát triển hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc

Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, công ty có cơ hội lớn khi là tham gia WTO, tuy cạnh tranh ngày càng “khốc liệt” hơn nhưng doanh nghiệp sẽ có cơ hội vươn xa hơn, doanh nghiệp có cơ hội tiếp xúc với nhiều thị trường khó tính mà trước kia khó có thể tiếp xúc, đặc biệt là thị trường Mỹ và EU, đây là hai thì trường lớn cho ngành may mặc. Doanh nghiệp sẽ có môi trường thúc đẩy tự vươn lên, là môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư

vào Việt Nam. Công ty sẽ có cơ hội học hỏi kinh nghiệm quản lý cũng như khoa học kỹ thuật tiên tiến.

Thứ nhất là mở rộng thị trường, tăng quy mô sản xuất từ đó hưởng tính lợi

ích kinh tế nhờ quy mô. Hoa Kỳ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam về mặt hàng này (hơn 50% thị phần) nhưng lại áp đặt hạn ngạch khi ta chưa vào WTO. Khi VN gia nhập, thị trường lớn nhất này sẽ buộc phải bãi bỏ hạn ngạch => doanh nghiệp có nhiều cơ hội đẩy mạnh lượng hàng xuất khẩu sang thị trường này

Thứ hai là tạo điều kiện thuận lợi hơn để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Khi vào WTO,VN thực hiện cam kết minh bạch hóa hệ thống luật pháp và cải thiện môi trường đầu tư. Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã và đang xây dựng một số chương trình trọng điểm cho ngành dệt may đến năm 2010: Tập trung đầu tư sản xuất tơ sợi tổng hợp, phát triển bông xơ sợi nội địa, đầu tư phát triển 1 tỷ mét vải phục vụ may mặc xuất khẩu vào năm 2015, chương trình nâng cao chất lượng ngành dệt, nhộm… để thu hút đầu tư. Thời gian vừa qua có nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt nam. Trong đó có ngành dệt may, chủ yếu là đầu tư vào các ngành công nghiệp phụ trợ giúp cho Việt Nam chủ động hơn trong sản xuất sản phẩm, giảm bớt sự phụ thuộc vào nước ngoài cũng như đầu tư công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm. Do vậy công ty có cơ hội tìm đối tác đầu tư mới đặc biệt là tìm được nguồn nguyên vật liệu cho sản xuất của công ty.

Thứ ba là giảm chi phí xuất khẩu gắn với việc phân bổ hạn ngạch, từ đó làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu. Chi phí phân bổ hạn ngạch chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng chi phí xuất khẩu của Việt Nam; khi vào WTO các thành viên WTO phải bỏ hạn ngạch đối với Việt Nam, hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sẽ có điều kiện giảm giá xuất khẩu do không phải mất chi

phí do việc cấp hạn ngạch gây ra. Đây là cơ hội lớn cho doanh nghiệp khi tự sản xuất, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Thứ tư là hệ thống luật pháp trở nên thuận lợi hơn đối với các hoạt động kinh doanh và doanh nghiệp dệt may được bảo vệ bởi các công cụ giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế. Được giải quyết tranh chấp theo các quy tắc đối xử tối huệ quốc và quy tắc đối xử quốc gia của WTO. Việc gia nhập sẽ giúp các doanh nghiệp được giải quyết thỏa đáng hơn theo cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, hạn chế tình trạng áp đặt đơn phương như trước đây. Doanh nghiệp dệt may Việt Nam có cơ hội cạnh tranh bình đẳng như bất kì quốc gia thành nào khác, đặc biệt là với thị trường Hoa Kỳ, một thị trường tiềm năng của công ty. Thứ năm là doanh nghiệp gặp nhiều thuận lợi hơn trong thủ tục xuất khẩu, từ đó tăng kim ngạch xuất khẩu. Cơ chế hạn ngạch làm nảy sinh những vấn đề xã hội như nạn tham nhũng, tiêu cực và sách nhiễu doanh nghiệp. Trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp có năng lực sản xuất và chất lượng hàng hóa tốt lại không có cơ hội xuất khẩu do không có hạn ngạch. Việc xóa bỏ hạn ngạch của các nước đối với Việt Nam khi Việt Nam gia nhập WTO sẽ góp phần giải quyết dứt điểm tình trạng này, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cạnh tranh bình đẳng trong việc xuất khẩu hàng dệt may và góp phần nâng cao uy tín về chất lượng hàng dệt may trên thị trường thế giới. Nước ta đã áp dụng biện pháp cải cách hành chính theo cơ chế một cửa, giúp các doanh nghiệp làm thủ tục hải quan và thông quan hải quan nhanh chóng

3.1.2 Phương hướng phát triển của công ty

Xuất phát từ những thành tựu và hạn chế ở trên, trước cơ hội lơn trong xu hướng hội nhập toàn cầu, đặc biệt là khi Việt Nam tham gia WTO thì công ty cũng xác định hướng đi phát triển cho doanh nghiệp mình như sau:

Một là giảm tỷ lệ gia công hàng may: tuy là một trong những ngành dẫn đầu về kinh ngạch suất khẩu, nhưng công ty chuyên gia công thuần túy do vậy không tận dụng được hết lợi thế về tài nguyên của ta nên sản phẩm may mặc của công ty tuy có xuất khẩu nhưng lại không có thương hiệu trên thị trường cả trong nước và quốc tế . Chính vì vậy việc giảm tỉ lệ gia công hàng dệt may, tăng tỉ lệ hàng FOB (mua đứt bán đoạn) là xu hướng của nhiều doanh nghiệp trong những năm gần đây.

Thứ hai là tăng cường hoạt động liên kết, tập trung vào tạo nguồn nguyên vật liệu cho ngành may. Do hạn chế của nghề trồng bông, năng suất bông hiện nay của Việt Nam mới đáp ứng được 10-15% nhu cầu dệt, đặc biệt với xơ tổng hợp, ta vẫn phải nhập khẩu 100%. Đây là nghịch lý lớn vì quỹ đất phù hợp cho cây bông của nước ta khá lớn, vào khoảng 200.000 ha, thêm nữa nhiều vùng có tập quán trồng bông rất lâu đời. Mặt khác,vì sợi bông Việt Nam có nhược điểm ngắn, chất lượng thấp nên chỉ dệt được vải thấp cấp. Do vậy nguyên liệu của công ty được nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc nên phát sinh chi phí vận chuyển, thuế nhập khẩu,….

Thứ ba là đầu tư xây dựng những nhà máy, xí nghiệp chuyên sản xuất phụ liệu kể cả việc đưa các cơ sở sản xuất vào các khu dân cư, tận dụng nguồn nhân công nhàn rỗi. Đây là mục tiêu lâu dài của doanh nghiệp nhằm hỗ trợ cho sản xuất chính của mình. Chủ động chuẩn bị nguyên, phụ liệu chính là cách tiếp thêm nguồn sinh lực cho sự phát triển bền vững của công ty khi tham gia thị trường thế giới, khi Việt Nam hội nhập AFTA và WTO.

Thứ tư là đầu tư, thành lập bộ phận thiết kế sản phẩm cho doanh nghiệp, hiện nay đây là vấn đề chính đối với các doanh nghiệp may; thiếu đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp nên doanh nghiệp không có thương hiệu trên thị trường quốc tế.

Đây không chỉ là vấn đề khó khăn đối với doanh nghiệp mà là cả ngành may mặc hiện nay.

Thứ năm là tập trung vào nâng cao chất lượng sản phẩm cho doanh nghiệp. Trong những năm đổi mới vừa qua, trước sức ép của cạnh tranh, các doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải đổi mới biện pháp quản lý chất lượng và nhất là quản lý chất lượng theo hệ thống, hiện nay công ty đã đạt được chứng chỉ chất lượng ISO 9001: 2000.

Trong một loạt các hệ thống quản lý chất lượng đang được áp dụng trên thế giới thì ISO 9000 là hệ thống đảm bảo chất lượng tiên tiến hiện nay. Nó có vai trò rất quan trọng trong việc tồn tại và phát triển của các tổ chức và doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường khu vực hoá và toàn cầu hoá. Có thể coi ISO 9000 là hành trang không thể thiếu của các doanh nghiệp khi bước vào thế kỷ 21. ISO 9000 đã được hơn 110 nước trên thế giới áp dụng, nó cũng đang được các tổ chức và doanh nghiệp Việt Nam quan tâm. ISO 9000 chính là “Giấy thông hành” để các doanh nghiệp Việt Nam bước chân vào thị trường thế giới, đặc biệt là thị trường Mỹ. Việc đưa ISO 9000 vào áp dụng trong Công ty sẽ giúp quản lý chặt chẽ mọi quá trình tạo ra sản phẩm với chất lượng đảm bảo, tiết kiệm chi phí không cần thiết, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm của mình và đem lại hiệu quả cao trong kinh doanh.

Thứ sáu là tập trung vào hoạt động nghiên cứu và tìm thị trường đối tác cho doanh nghiêp, đặc biệt là nhà đầu tư tài chính cho công ty và thị trường phát triển của công ty.

3.2 Giải pháp phát triển hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc củacông ty cổ phần may 2 Hưng Yên sang thị trường Mỹ công ty cổ phần may 2 Hưng Yên sang thị trường Mỹ

3.2.1 Nguồn nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho hoạt động gia công xuấtkhẩu khẩu

Hiện nay, công ty chủ yếu là nhập khảu nguyên vật liệu từ nước ngoài để phục vụ cho hàng may mặc của doanh nghiệp, nguồn nguyên liệu được nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc; với lợi thế về địa lí của Việt Nam, với môi trường sản xuất nông nghiệp là chủ yếu thì đây là một thất thoát lớn đối với đất nước. Chính vì vậy, công ty cần có biện pháp kết hợp giữa doanh nghiệp và người nông dân để sản xuất nguyên phụ liệu cho mình. Cần có mô hình trang trại, sản xuất với quy mô lớn để dễ dàng thu thập và thuận tiện cho người dân và doanh nghiệp, đặc biệt là xây dựng các khu đồn điền trồng bông cần được tập trung phát triển

Về nội bộ công ty, cần tiết kiệm, giảm mức tiêu dùng vật tư để hạ giá thành sản phẩm. Do đặc thù may gia công, lợi nhuận tương đối thấp so với tổng doanh thu. Chính vì vậy để tăng lợi nhuận một cách hiệu quả là tiết kiệm và giảm chi phí.Đẩy mạnh tiết kiệm nguyên vật liệu:

Thực tế cho thấy nếu tổ chức và quản lý tốt khâu định mức thì tiêu hao nguyên phụ liệu sẽ giảm xuống, góp phần giảm giá thành sản phẩm trong sản xuất hàng FOB và tăng lượng tiết kiệm nguyên phụ liệu. Hiện nay giá trị lượng nguyên liệu tiết kiệm hàng năm lên đến hơn 300 triệu đồng.

Để thực hiện mục tiêu này công ty cần áp dụng công nghệ mới hiện đại vào khâu giác sơ đồ. Đó là thay thao tác giác sơ đồ bằng tay, người công nhân được sử dụng phần mềm giác sơ đồ trên máy vi tính. Biện pháp này không những tăng

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển gia công xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Mỹ ở công ty cổ phần may 2 Hưng Yên (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w