Phân tích tình hình dư nợ

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU – CHI NHÁNH KỲHÒA QUẬN 10 TP.HCM (Trang 56 - 60)

4.2.3.1. Phân tích dư n theo thi hn tín dng.

Bng 9: Tình hình dư n theo thi hn tín dng ca ACB – K Hòa qua 3 năm 2006 – 2008. ĐVT: Triu đồng. Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2007/2006 2008/2007 Ch tiêu S tin % S tin % S tin % S tin T l(%) S tin T l(%) 1. Ngắn hạn 109.679 89 224.092 84,7 275.474 84,3 114.413 104,3 51.382 22,9 2.Trung, dài hạn 13.568 11 40.507 15,3 51.261 15,7 26.939 198,5 10.754 26,5 Tổng dư nợ 123.247 100 264.599 100 326.735 100 141.352 114,7 62.136 23,5

0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 350.000 2006 2007 2008 Năm Dư n(Triu đồng) Ngắn hạn Trung và dài hạn Tổng dư nợ

Biu đồ 8: Tình hình dư n theo thi hn tín dng ca ACB – K Hòa qua 3 năm 2006, 2007, 2008.

Qua bảng số liệu phân tích và biểu đồ thể hiện tình hình dư nợ qua các năm ta nhận thấy rằng:

- Dư n ngn hn: Góp phần tăng trưởng cho tổng dư nợ là dư nợ ngắn hạn, dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trên tổng dư nợ (hơn 84%). Năm 2007 dư nợ ngắn hạn tăng lên so với năm 2006, đạt 224.092 triệu đồng tăng 114.413 triệu đồng hay tăng 104,3%, cho thấy tốc độ tăng trưởng tín dụng ngắn hạn rất cao. Dư nợ ngắn hạn tăng vào năm 2007 là do: thời gian qua, thị trường xuất khẩu lẫn thị trường trong nước phát triển mạnh, nên nhu cầu vềđầu tư vốn lưu động ngắn hạn của doanh nghiệp là rất lớn để phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Năm 2008, dư nợ tín dụng ngắn hạn tiếp tục tăng, đạt doanh số 275. 474 triệu đồng tăng 22,9% so năm 2007.

- Dư n trung và dài hn: Tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ (trên 11%) nhưng nó cũng tăng mạnh qua các năm. Năm 2007, dư nợ trung và dài hạn tăng 198,5% hay tăng 26.939 triệu đồng so với năm 2006, đạt 40.507 triệu đồng. Năm 2008, đạt 51.261 triệu đồng tăng 26,5% về tỷ lệ hay tăng 10.754 triệu đồng so với năm 2007. Các khoản cho vay trung dài hạn có đặc điểm là không thể thu nợ hết ngay trong năm mà chỉ thu nợ một phần. Do đó trong hai năm 2007 và 2008 dư nợ tăng cao là do doanh số cho vay tăng rất cao trong khi doanh số thu nợ ít hơn nhiều so với doanh số cho vay. Bên cạnh đó, do các năm qua doanh nghiệp

luôn có nhu cầu lớn về mua tài sản cố định như mua máy móc, thiết bị, vận tải,…phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, nguồn vốn này rất được sự chú ý của người dân có nhu cầu vay tiêu dùng như mua xe trả góp, sửa chữa nhà và phục vụ tiêu dùng khác.

4.2.3.2. Phân tích dư n theo thành phn kinh tế.

Bng 10: Tình hình dư n theo thành phn kinh tế ca ACB – K Hòa qua 3 năm 2006 – 2008.

ĐVT: Triu đồng.

Ngun: ACB – K Hòa.

0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 350.000 2006 2007 2008 Năm Dư n(Triu đồng) KHCN DNTN KHDN Tổng dư nợ

Biu đồ 9: Tình hình dư n theo thành phn kinh tế ca ACB – K

Hòa qua 3 năm 2006, 2007, 2008.

Qua bảng số liệu trên ta có thể nhận xét về tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế của ACB – Kỳ Hòa qua 3 năm như sau:

- Khách hàng cá nhân: luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ (hơn 50%) và tăng trưởng cao qua các năm. Cụ thể, năm 2007 đạt 165.083 triệu đồng, tăng

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2007/2006 2008/2007 Ch tiêu S tin % S tin % S tin % S tin T(%) lS tin T(%) lệ 1. KHCN 62.560 50,8 165.083 62,4 198.157 60,6 102.523 163,9 33.074 20,0 2. DNTN 17.200 14,0 24.123 9,1 21.281 6,5 6.923 40,3 -2.842 -11,8 3. KHDN 43.487 35,3 75.393 28,5 107.297 32,8 31.906 73,4 31.904 42,3 Tổng DN 123.247 100 264.599 100 326.735 100 141.352 114,7 62.136 23,5

163,9% hay tăng 102.523 triệu đồng so với năm 2006. Sang năm 2008 tăng 33.047 triệu đồng hay tăng 20% so năm 2007. Nguyên nhân dẫn đến dư nợ của KHCN tăng là do: doanh số cho vay của khách hàng cá nhân tăng cao qua các năm và luôn chiếm tỷ trọng lớn. Nhu cầu về vốn của khách hàng cá nhân trong thời gian qua là rất lớn, mục đích để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, sinh hoạt tiêu dùng,… Bên cạnh đó, Khách hàng cá nhân thường trả nợ đối với món vay dài hạn là trả góp, trả từng lần nên cũng góp phần làm tăng tình hình dư nợ. Chi nhánh Kỳ Hòa trước kia là phòng giao dịch nên khách hàng chủ yếu là khách hàng cá nhân. Tình hình lạm phát tăng cao trong thời gian qua làm cho đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn nên cũng ảnh hưởng ít nhiều đến khả năng trả nợ của khách hàng. Đặc biệt, Chi nhánh có đội ngũ phục vụ cho tín dụng cá nhân có nghiệp vụ chuyên môn cao, có tinh thần trách nhiệm, tăng cường tiếp thị đến với khách hàng cá nhân. Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ để phù hợp với từng đối tượng khách hàng nên thu hút được nhiều khách hàng đến vay vốn.

- Đối vi doanh nghip tư nhân: Tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ nhưng không ngừng tăng trưởng qua các năm. Năm 2007 dư nợ đối với doanh nghiệp tư nhân tăng 6.923 triệu đồng hay tăng 40,3% so với năm 2006, có sự tăng trưởng rất lớn. Vì trong năm 2007 có sự tăng trưởng nóng trong lĩnh vực ngân hàng, nhà nước chú ý và tạo điều kiện cho doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển, thị trường trong nước có sự chuyển biến tích cực thuận lợi cho loại hình doanh nghiệp tư nhân phát triển trong hoạt động sản suất kinh doanh nên nhu cầu về vốn là rất lớn. Năm 2008, với sự khó khăn của nền kinh tế trong nước cũng như nền kinh tế thế giới do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, doanh nghiệp tư nhân với qui mô nhỏ đã gặp khó khăn lớn trong xâm nhập thị trường. Tuy năm 2007 có sự tăng trưởng lớn nhưng sang năm 2008 dư nợ của doanh nghiệp tư nhân có sự sụt giảm lớn. Cụ thể, năm 2008 giảm 2.842 triệu đồng hay giảm 11,8% so năm 2007. Sự giảm sút về dư nợđối với doanh nghiệp tư nhân trong năm này là do doanh nghiệp tư nhân đa số với quy mô sản xuất nhỏ nên nhu cầu về hạn mức cấp tín dụng lớn không nhiều. Loại hình doanh nghiệp tư nhân tương đối ít hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác trên địa bàn nên thị trường cấp tín dụng đối với loại hình doanh nghiệp này không lớn lắm.

- Đối vi khách hàng doanh nghip: Chiếm tỷ trọng đứng thứ 2 trong tổng dư nợ (trên 28%) qua 3 năm. Năm 2007, đạt 75.393 triệu đồng tăng 31.908 triệu đồng hay tăng 73,4% so với năm 2006. Năm 2008, đạt 107.297 triệu đồng tăng 42,3% so với năm 2007 hay tăng 31.904 triệu đồng. Trong thời gian dư nợ cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tăng mạnh là do: Chi nhánh không ngừng nổ lực tiếp thịđến với từng doanh nghiệp để tìm kiếm khách hàng mới. Bên cạnh đó, thời gian qua nhu cầu về vốn lưu động của khách hàng doanh nghiệp là rất lớn để sản xuất kinh doanh, cũng như nhu cầu về mua xe ôtô phục vụ cho việc kinh doanh, vay xây nhà xưởng,… nên đã đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng cho dư nợ tín dụng. Một nguyên nhân quan trọng nữa là do số lượng khách hàng thuộc loại hình doanh nghiệp này tương đối lớn trên địa bàn nên đã đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng dư nợ.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU – CHI NHÁNH KỲHÒA QUẬN 10 TP.HCM (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)