0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Phân tích tổng quát tình hình nguồn vốn

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU – CHI NHÁNH KỲHÒA QUẬN 10 TP.HCM (Trang 38 -46 )

Bng 2: Tng quát tình hình ngun vn ca ACB – K Hòa qua 3 năm.

ĐVT: triu đồng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2007/2006 2008/2007 Ch tiêu S tin T trng (%) S tin T trng (%) S tin T trng (%) S tin T l (%) S tin T l (%) 1. Vn huy động 419.568 76,2 696.827 82,4 675.520 77,0 277.259 66,1 -21.307 -3,1 - VHĐ ngắn hạn 184.241 33,5 283.424 33,5 293.903 33,5 99.183 53,8 10.479 3,7 - VHĐ trung, dài hạn 235.327 42,8 413.403 48,9 381.617 43,5 178.076 75,7 -31.786 -7,7 2.Vn điu chuyn 110.632 20,1 136.283 16,1 187.371 21,4 25.651 23,2 51.088 37,5 - VĐC ngắn hạn 99.569 18,1 122.655 14,5 168.634 19,2 23.086 23,2 45.979 37,5 - VĐC trung, dài hạn 11.063 2,0 13.628 1,6 18.737 2,1 2.565 23,2 5.109 37,5 3. Giy t giá 20.218 3,7 13.017 1,5 14.300 1,6 -7.201 -35,6 1.283 9,9 Tng ngun vn 550.418 100 846.127 100 877.191 100 295.709 53,7 31.064 3,7

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2006 2007 2008 Năm Giấy tờ có giá Vốn điều chuyển Vốn huy động

Biu đồ 2: Tình hình ngun vn ca ACB – K hòa qua 3 năm 2006, 2007, 2008

Từ bảng phân tích số liệu và biểu đồ thể hiện tình hình nguồn vốn của Chi nhánh qua 3 năm ta có nhận xét như sau:

- Tng ngun vn: Tổng nguồn vốn của Chi nhánh luôn tăng lên qua 3 năm. Năm 2007 đạt 846.127 triệu đồng tăng 295.709 triệu đồng so với năm 2006 hay tăng 53,7% về tỷ lệ. Năm 2008 đạt doanh số 877.191 triệu đồng, so năm 2007 tăng 3,7% hay tăng 31.064 triệu đồng.

- Vn huy động: Vốn huy động của chi nhánh gồm vốn huy động ngắn hạn và vốn huy động trung và dài hạn.Vốn huy động của Chi nhánh chiếm tỷ trọng lớn trên tổng nguồn vốn trong cả 3 năm liền. Qua bảng số liệu cho thấy nguồn vốn huy động là nguồn vốn chính của Chi nhánh trong hoạt động tín dụng. Cụ thể, năm 2006 chiếm 76,2% trên tổng nguồn vốn, năm 2007 chiếm 82,4% và năm 2008 chiếm 77%. Về tốc độ tăng trưởng thì năm 2007 vốn huy động của Chi nhánh đạt 696.827 triệu đồng, tăng 66,1% về tỷ lệ tương ứng tăng 277.259 triệu đồng. Nguyên nhân tăng lên của vốn huy động là do cơn bão lãi suất vào năm 2007 và sự cạnh tranh gay gắt về huy động vốn của lĩnh vực ngân hàng trong giai đoạn này buộc ACB phải có chính sách lãi suất cạnh tranh nên đã thu hút được lượng tiền nhàn rỗi rất lớn từ dân cư nên làm tăng vốn huy động dài hạn của Chi nhánh lên 75,7% và vốn huy động ngắn hạn tăng 53,8% so năm 2006. Bên cạnh đó, ACB chiếm ưu thế trong lĩnh vực dịch vụ của khối NHTM nên Chi nhánh cũng thu hút một nguồn tiền gửi rất lớn từ các tổ chức kinh tế trong vấn đề thanh

toán. Tuy nhiên, mặc dù nguồn vốn của Chi nhánh có tăng nhưng cũng gặp nhiều trở ngại lớn.

+ Thứ nhất, xuất phát từ yếu tố bên ngoài: do giá vàng có nhiều biến động nên đa số khách hàng rút tiền gửi VND chuyển sang mua vàng dự trữ, điều này ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của Chi nhánh. Việc có nhiều ngân hàng hoạt động trên cùng địa bàn, do đó cũng ảnh hưởng đến việc phát triển thị phần của Chi nhánh.

+ Thứ hai, xuất phát từ yếu tố bên trong: Trong quá trình phát triển mạng lưới hiện nay của tất cả các ngân hàng, việc thu hút nhân sự là điều không thể tránh khỏi. Do đó việc biến động nhân sựđối với nhân viên nghiệp vụ cũng phần nào ảnh hưởng đến hoạt động của Chi nhánh. Việc phát triển mạng lưới và phát triển nhân sự phải đi liền với nhau, khâu tuyển dụng và đào tạo nhân viên nghiệp vụ phải kịp thời và đầy đủ. Khi Chi nhánh mở phòng giao dịch trực thuộc yếu tố tuyển dụng và đào tạo mới chưa được đáp ứng kịp nên ảnh hưởng phần nào đến biến động nhân sự của Chi nhánh do đó cũng ảnh hưởng đến tình hình huy động vốn.

Năm 2008, tình hình kinh tế trong nước cũng như trên thế giới gặp nhiều khó khăn từ cuộc khủng hoảng tài chính, ảnh hưởng trực tiếp đến lĩnh vực ngân hàng, nên vấn đề huy động vốn đòi hỏi tính cạnh tranh cao càng trở nên khó khăn hơn. Mặc dù, tình hình huy động vốn năm 2007 có sự tăng trưởng cao nhưng tình hình huy động vốn 2008 lại giảm sút. Vốn huy động năm 2008 giảm 21.307 triệu đồng tương ứng giảm 3,1% về tỷ lệ, đạt doanh số 675.520 triệu đồng. Năm 2008, tình hình kinh tế có nhiều biến động nên chính sách lãi suất được NHNN điều hành tăng giảm liên tục nên ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của Chi nhánh, vốn huy động trung và dài hạn giảm 7,7% so với năm 2007. Bên cạnh đó, lãi suất huy động vốn của các ngân hàng khác vẫn còn cao hơn so với ACB nên có một số lượng khách hàng lựa chọn gửi tiền ở ngân hàng khác (tính từ tháng 02/2008, Ngân hàng Đông Nam Á huy động tiền gửi tiết kiệm 06 tháng với lãi suất là 11% trong khi ACB huy động với mức lãi suất là 9,24%, Ngân hàng Quốc Tế huy động với lãi suất 9,36%, Ngân hàng Kỹ Thương là 9,6%, Ngân hàng Quân Đội là 10,20%. Tại ngày 02/7/2008 thì Ngân hàng Gia Định, Ngân hàng

Đại Dương, Ngân hàng Nam Việt huy động với mức lãi suất cao nhất từ 19% trở lên trong khi ACB huy động vốn với lãi suất dưới 19%). Tình hình đầu cơ vàng của dân chúng tăng cao khi Cục dự trữ liên bang Mỹ cắt giảm lãi suất làm cho giá vàng biến động mạnh nên một số dân cư chuyển sang đầu cơ vàng nên đã làm giảm nguồn vốn huy động của Chi nhánh. Chi nhánh có chương trình khuyến mãi trong công tác huy động vốn nhưng còn nhiều ràng buộc, quà tặng chưa hấp dẫn, chưa kích thích được nhu cầu khách hàng như chương trình khuyến mại Niềm vui bất ngờ quy định mỗi khách hàng chỉ nhận được một phần quà (trong khi đó quà tặng chỉ là hộp ly, bình giữ nhiệt, áo gió,…), quà tăng không có giá trị cao nhưng lại qui định như vậy là không hợp lí. Bên cạnh đó, ngoài bộ phận CSR và phòng giao dịch và ngân quỹ không có nhân viên chuyên phụ trách tiếp thị sản phẩm huy động đến khách hàng.

- Vn điu chuyn: Vốn điều chuyển của chi nhánh gồm vốn điều chuyển ngắn hạn và vốn điều chuyển trung và dài hạn. Vốn điều chuyển là nguồn vốn được hỗ từ ACB nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn vốn khi thiếu hụt của Chi nhánh. Vốn điều chuyển càng lớn chứng tỏ Chi nhánh chưa chủ động được nguồn vốn trong kinh doanh. Từ bảng số liệu về tình hình nguồn vốn của ACB – Kỳ Hòa ta thấy vốn điều chuyển chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong tổng nguồn vốn qua 3 năm và tỷ trọng có chiều hướng giảm sau đó lại tăng. Cụ thể, vốn điều chuyển chiếm tỷ trọng trên 16% qua 3 năm, trong đó vốn điều chuyển ngắn hạn đạt trên 14% trên tổng nguồn vốn. Năm 2007, vốn điều chuyển là 136.283 triệu đồng tăng 25.651 triệu đồng hay tăng 23,2% so năm 2006. Năm 2008 nguồn vốn này đạt 187.371 triệu đồng, tăng 51.088 triệu đồng so năm 2007 hay tăng 37,5% về tỷ lệ. Mặc dù tình hình kinh tế có nhiều khó khăn nhưng hoạt động kinh doanh của Chi nhánh luôn có sự tăng trưởng cao, nhu cầu về nguồn vốn của khách hàng rất lớn. Bên cạnh đó, Chi nhánh luôn tăng cường công tác tiếp thị tìm kiếm thêm khách hàng mới, doanh số cho vay của mỗi khách hàng rất lớn nên vấn đề thiếu hụt về nguồn vốn là điều khó tránh khỏi. Đây là những nguyên nhân dẫn đến vốn điều chuyển của Chi nhánh không ngừng tăng lên qua các năm.

- Giy t có giá: Chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn, chiếm 3,7% vào năm 2006, 1,5% vào năm 2007, 1,6% vào năm 2007. Ngược lại với các nguồn vốn

khác thì nguồn vốn này có sự giảm sau đó lại tăng. Năm 2007 nguồn vốn này giảm mạnh, giảm 35,6% so năm 2006. Nguồn vốn từ phát hành giấy tờ có giá vào năm 2007 giảm mạnh là do: mặc dù Chi nhánh rất cần một nguồn vốn rất lớn để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng, nhưng năm 2007 tình hình lãi suất biến động mạnh, lạm phát tăng cao đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn nên đầu tư vào lĩnh vực dài hạn luôn bị hạn chế vì giữ tiền tại thời điểm này luôn được lựa chọn. Bên cạnh đó, tình hình giá vàng hay ngoại tệ biến động lớn nên nhà đầu tư không đầu tư vào giấy tờ có giá do ngân hàng phát hành nên việc phát hành giấy tờ có giá rất khó khăn. Vào năm 2008, Nguồn vốn từ phát hành giấy tờ có giá tăng 9,9% so với năm 2007 hay tăng 1.283 triệu đồng, đạt doanh số 14.300 triệu đồng.

4.1.2.Tình hình huy động vn.

Qua 3 năm qua tình hình kinh tế trong nước và trên thế giới có nhiều biến động lớn. Tình hình lạm phát tăng cao vào năm 2007, việc giữ tiền luôn là lợi thế. Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng lương thực cũng góp phần gây khó khăn lớn cho vấn đề huy động vốn của ngân hàng. Tình hình biến động vàng đã thu hút nguồn đầu tư rất lớn. Đặc biệt, cuộc “chạy đua” lãi suất năm 2007 trong nghiệp vụ huy động vốn giữa các ngân hàng cũng gây không ít khó khăn cho Chi nhánh. Vào năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã lan rộng, lĩnh vực ngân hàng bịảnh hưởng trực tiếp. Thêm vào đó, các ngành kinh tế khác cũng gặp khó khăn, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu trong nước gặp nhiều trở ngại lớn nên đã làm giảm nguồn vốn từ tiền gửi thanh toán của các doanh nghiệp. Đối mặt với những biến động lớn từ nền kinh tế, ACB – Kỳ Hòa đã gặp nhiều khó khăn trong công tác huy động vốn nên nguồn vốn huy động của Chi nhánh có sự tăng giảm không ổn định trong 3 năm qua. Điều này được thể hiện rõ qua bảng số liệu sau:

Bng 3: Tình hình huy động vn ca ACB – K Hòa qua 3 năm 2006 - 2008. ĐVT: Triu đồng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2007/2006 2008/2007 Ch tiêu S tin T trng (%) S tin T trng (%) S tin % S tin T l (%) S tin T l (%) 1.Tiền gửi KHCN 342.023 81,5 606.846 87,1 615.650 91,1 264.823 77,4 8.804 1,5 - TGTK 294.488 70,2 543.683 78,0 529.150 78,3 249.195 84,6 -14.533 -2,7 - TGTT 47.535 11,3 63.163 9,1 86.500 12,8 15.628 32,9 23.337 36,9 2.Tiền gửi KHDN 77.545 18,5 89.981 12,9 59.870 8,9 12.436 16,0 -30.111 -33,5 - TGTT + KÝ QUỸ 32.645 7,8 39.481 5,7 42.620 6,3 6.836 20,9 3.139 8,0 - TG CÓ KH 44.900 10,7 50.500 7,2 17.250 2,6 5.600 12,5 -33.250 -65,8 Tổng NVHĐ 419.568 100 696.827 100 675.520 100 277.259 66,1 -21.307 -3,1

Ngun: ACB – K Hòa

0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 700.000 2006 2007 2008 Năm Triệu đồng Tiền gửi KHCN Tiền gửi KHDN

Biu đồ 3: Tình hình huy động vn ca ACB K Hòa qua 3 năm 2006, 2007, 2008

Qua bảng số liệu phân tích và biểu đồ tình hình huy động vốn của ACB – Kỳ Hòa ta có nhận xét như sau:

- Tin gi ca KHCN: Vốn huy động từ tiền gửi của KHCN chiếm tỷ trọng cao và tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2006 chiếm 81,5% trong tổng nguồn vốn huy động, năm 2007 chiếm 87,1%, năm 2008 chiếm 91,1%. Qua 3 năm tiền gửi của KHCN luôn tăng trưởng cao. Năm 2007, tiền gửi này tăng 264.823 triệu đồng so năm 2006 hay tăng 77,4% về tỷ lệ, đạt doanh số 606.846 triệu đồng. Năm 2008, tiền gửi này đạt 615.650 triệu đồng, tăng 8.804 triệu đồng hay tăng 1,5% về tỷ lệ so với năm 2007. Tuy năm 2008 có sự tăng trưởng nhưng tỷ lệ tăng đã giảm đi rất nhiều so năm 2007. Sự giảm sút này là do ảnh hưởng từ sự biến động của thị trường vàng, thị trường ngoại tệ trong thời gian qua.

Theo số liệu qua 3 năm ta thấy rằng trong tiền gửi của KHCN thì tiền gửi tiết kiệm chiếm khoảng 70% trên tổng tiền gửi của KHCN. Mục đích của loại tiền gửi này của công chúng là nhằm để sinh lời từ tiền nhàn rỗi của mình. Nhìn chung loại tiền gửi tiết kiệm tăng trưởng không ổn định qua các năm. Năm 2007 số tiền tiết kiệm huy động là 543.683 triệu đồng, tăng 84,6% so với năm 2006. Đến năm 2008 là 529.150 triệu đồng, giảm 2,7% so với năm 2007. Tiền gửi tiết kiệm vì mục đích lãi suất nên năm 2007 tình hình lãi suất tăng cao nên đã thu hút được nguồn vốn rất lớn từ loại tiền gửi này. Sang năm 2008, lãi suất biến động liên tục nên lãi suất mang tính cạnh tranh cao, khách hàng có xu hướng chuyển tiền gửi tiết kiệm từ ngân hàng này sang ngân hàng khác với lãi suất cao hơn. Do đó, tiền gửi này không ổn định, thay đổi liên tục trong năm 2008. Thêm vào đó, tình hình giá vàng luôn biến động mạnh nên đã thu hút từ nhà đầu tư, nên loại tiền gửi này giảm. Ngược lại với tiền gửi tiết kiệm của KHCN thì tiền gửi thanh toán lại tăng trưởng mạnh qua các năm, mặc dù nó chiếm tỷ trọng không lớn trong tiền gửi khách hàng cá nhân (khoản 10%). Mục đích của loại tiền gửi này là để thanh toán, tiêu dùng không vì mục đích lãi suất mà đòi hỏi tính thanh khoản cao, thuận tiện. Cụ thể, năm 2007 tiền gửi thanh toán là 63.163 triệu đồng, tăng 32,9% so với năm 2006. Đến năm 2008 tiền gửi này là 86.500 triệu đồng, tăng 36,9% so năm 2007. Trong thời gian, ACB – Kỳ Hòa luôn quan tâm đến nguồn tiền gửi này, nên đã tăng cường tiếp thị loại hình dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt đến các tổ chức, cá nhân như phất tiền lương qua tài khoản ngân hàng, tăng cường mở tài khoản ATM, phát triển thêm nhiều loại thẻ thanh

toán,… nên đã góp phần làm tăng trưởng doanh số tiền gửi thanh toánh của KHCN.

- Tin gi ca khách hàng doanh nghip: gồm tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi thanh toán và ký quỹ. Tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức kinh tế nhằm mục đích sinh lời từ lãi suất, nên việc tăng giảm lãi suất có ảnh hưởng rất lớn đến loại tiền gửi này. Tiền gửi thanh toán và ký quỹ nhằm mục đích thanh toán, chi trả trong kinh doanh, không nhằm mục đích lãi suất. Năm 2007 tiền gửi của khách hàng doanh nghiệp tăng mạnh so năm 2006, đạt 89.981 triệu đồng tăng 16% hay tăng 12.436 triệu đồng. Năm 2008, tiền gửi này giảm sút rất lớn so năm 2007. Cụ thể, đạt 59.870 triệu đồng giảm 30.111 triệu đồng hay giảm 33,5% về tỷ lệ.

Tiền gửi thanh toán và ký quỹ của khách hàng doanh nghiệp tăng qua các năm. Năm 2007 tiền gửi này tăng 20,9% hay tăng 6.836 triệu đồng so năm 2006. Sang năm 2008 tiền gửi này tăng 3.139 triệu đồng hay tăng 8% so năm 2007. Sở dĩ, tiền gửi thanh toán và ký quỹ của KHDN tăng qua các năm là do Chi nhánh có đội ngũ nhân viên trẻ năng động, nhanh nhẹn, phục vụ khách hàng tốt, có nghiệp vụ chuyên môn cao, ACB có chất lượng dịch vụ tốt nhất trong NHTMCP nên cũng đã thu hút được nhiều khách hàng. Tuy năm 2008 có sự tăng trưởng nhưng không cao, tốc độ tăng giảm đi nhiều so với năm 2007. Năm 2008 khách hàng doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh nên có sự sụt giảm trong giao dịch thanh toán từđó có sự chuyển từ loại tiền gửi này sang loại tiền gửi khác hoặc đem tiền đầu tư vào lĩnh vực khác.

Tuy tiền gửi thanh toán và ký quỹ tăng qua các năm nhưng tiền gửi có kỳ hạn lại có sự tăng giảm không theo một chiều, tăng sau đó lại giảm. Năm 2007

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU – CHI NHÁNH KỲHÒA QUẬN 10 TP.HCM (Trang 38 -46 )

×