Đối với Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động đầu tư tài chính tại Công ty Tài chính Bưu Điện (Trang 69 - 73)

- Tăng cường năng lực tài chính cho PTF thông qua việc tăng vốn điều lệ cho Công ty. Tiềm lực tài chính hiện nay của PTF còn thấp hơn nhiều so với một số đơn vị thành viên của VNPT và so với các tổ chức tín dụng trên thị trường. Tính đến tháng 6/2006 thì vốn điều lệ của PTF vẫn là 70 tỷ đồng, việc tăng vốn tự có bằng việc bổ sung vốn từ các quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển của PTF hàng năm rất nhỏ. Như vậy, tôi cho rằng VNPT cần nghiên cứu cấp bổ sung vốn điều lệ cho PTF, sao cho tương xứng với vai trò và khả năng hoạt động kinh doanh của PTF, giúp PTF tăng khả năng tự chủ về tài chính và phát triển các hoạt động kinh doanh.

- Phân định rõ chức năng nhiệm vụ giữa Ban Kế toán Thống kê Tài chính và PTF, trong đó xác định rõ chức năng nhiệm vụ của PTF là trung gian tài chính - cầu nối giữa VNPT, các đơn vị thành viên của VNPT với các tổ chức tài chính, thị trường tài chính trong và ngoài nước.

- Thay đổi Quyết định số 153/QĐ/ĐTPT-HĐQT ngày 25/04/2001 theo hướng cho phép PTF đầu tư vào các dự án trên 3 tỷ mà không cần phải trình Hội đồng quản trị VNPT xét duyệt. Hoặc giải pháp khác là VNPT cần sớm đề cử người tham gia vào Hội đồng quản trị của PTF. Hội đồng quản trị là cơ quan đại diện cho VNPT tại PTF. Có như vậy, PTF mới kịp thời nhận được các ý kiến chỉ đạo từ Hội đồng quản trị khi thực thi những công việc mà như hiện nay cần phải xin phép VNPT. Khi đó, PTF sẽ có thể nâng cao hiệ̣u quả hoạt động kinh doanh và thúc đẩy được vai trò của mình trong Tổng Công ty.

- Giao cho PTF làm tổ chức đầu mối huy động vốn từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước.

- Uỷ thác cho PTF quản lý nguồn vốn tự tích luỹ và nguồn vốn ODA của VNPT để tái đầu tư phát triển.

- Uỷ thác cho PTF quản lý phần vốn góp của VNPT tại các Công ty cổ phần, Công ty Liên doanh; giao cho PTF làm đại diện trực tiếp quản lý phần vốn góp của VNPT tại doanh nghiệp này.

- Uỷ thác cho PTF thực hiện hoạt động đầu tư góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp trong và ngoài Ngành.

- Giao cho PTF xây dựng các phương án huy động vốn thông qua hình thức phát hành trái phiếu của VNPT và uỷ thác cho PTF giải ngân nguồn vốn thu được từ phát hành trái phiếu.

- Hoàn chỉnh mô hình Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, trong đó xác định rõ vị trí, vai trò và chức năng nhiệm vụ của PTF trong Tập đoàn sao cho phát huy hiệu quả nhất vai trò của PTF trong Tập đoàn.

KẾT LUẬN:

Khái niệm Công ty Tài chính và hoạt động đầu tư tài chính của Công ty Tài chính là những khái niệm rất mới đối với Việt Nam trong những năm gần đây. Những nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này còn rất ít. Những kết quả tổ chức, quản lý Công ty Tài chính và hoạt động đầu tư tài chính của Công ty Tài chính đều được đúc rút, học tập từ những nước có nền kinh tế phát triển hơn và hiện nay nó đang dần được hoàn thiện để phù hợp với đặc điểm riêng của nền kinh tế Việt Nam - Công ty Tài chính trực thuộc Tổng công ty Nhà nước.

Trong những năm qua, hoạt động đầu tư tài chính của Công ty Tài chính Bưu Điện đã đạt được những thành tựu nhất định, quy mô đầu tư tài chính của Công ty tăng đều đặn hàng năm, kinh doanh luôn đảm bảo thu được lợi nhuận. Tuy nhiên nó vẫn chưa xứng tầm là hoạt động kinh doanh chủ yếu của một Công ty tài chính, chưa tận dụng được hết những ưu thế của mình, là một đầu mối đầu tư tài chính cho Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam - một trong những Tổng công ty Nhà nước có tiềm lực và quy mô lớn nhất nước. Nguyên nhân của tình trạng này có thể chia thành hai nhóm nguyên nhân: nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Nguyên nhân chủ quan là chính bản thân Công ty Tài chính Bưu Điện chưa thực sự phát huy được hết thế mạnh của mình. Còn nguyên nhân khách quan là xuất phát từ những quy định, những bất cập trong quản lý của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam; xuất phát từ môi trường kinh doanh của Việt Nam chưa thực sự phát triển; và cuối cùng là xuất phát từ môi trường pháp lý của chúng ta vẫn chưa hoàn thiện, chưa tạo ra được hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động đầu tư tài chính của Công ty Tài chính. Qua nghiên cứu cụ thể tình hình hoạt động đầu tư tài chính của Công ty tài chính Bưu Điện, đồng thời dựa vào những nguyên nhân nêu trên, chuyên đề thực tập tốt

nghiệp của em mong đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hoạt động đầu tư tài chính của Công ty Tài chính Bưu Điện. Hy vọng những giải pháp đó có thể có những giá trị thiết thực cho sự phát triển hoạt động đầu tư tài chính của Công ty.

Hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của thầy giáo – TS. Đặng Ngọc Đức, sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên Công ty Tài chính Bưu Điện.

DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO:

- Giáo trình tài chính doanh nghiệp, PGS.TS. Lưu Thị Hương, Nhà xuất bản thống kê.

- Giáo trình ngân hàng thương mại, TS. Phan Thị Thu Hà, Nhà xuất bản thống kê.

- Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, F.Mishkin, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội.

- Phân tích hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp, PGS.TS Nguyễn Năng Phúc, Nhà xuất bản tài chính.

- Đầu tư tài chính, Trần Thị Thái Hà, Đại học Quốc gia Hà Nội.

- Mô hình tập đoàn kinh tế trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Vũ Từ Huy, Học viện chính trị quốc gia.

- Nghị định 79/2002/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Công ty Tài chính.

- Quyết định số 492/2000/QĐ-NHNN5 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về việc góp vốn, mua cổ phần của các tổ chức tín dụng. - Quyết định số 153/QĐ/ĐTPT-HĐQT ngày 25/04/2001 của VNPT. - Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty Tài chính Bưu Điện.

- Quyết định số 75/QĐ/KT-NQ của Giám đốc Công ty Tài chính Bưu Điện về ban hành Quy chế tài chính.

- Tạp chí Kinh tế phát triển số 98, tháng 8/2005. - Tạp chí Công nghiệp kỳ 1, tháng 8/2005.

- Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 12, tháng 12/2005.

- http://www.vnexpress.net

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động đầu tư tài chính tại Công ty Tài chính Bưu Điện (Trang 69 - 73)