Phân tích quy mô và cơ cấu vốn hoạt động đầu tư tài chính của

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động đầu tư tài chính tại Công ty Tài chính Bưu Điện (Trang 33)

Việc phân tích quy mô vốn hoạt động đầu tư tài chính của PTF được tiến hành theo biểu sau đây:

Biểu số 1: Doanh số hoạt động đầu tư tài chính của PTF

2000 1107 3107 28954318 7213 5073 6813 11886 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 Trieu dong 2003 2004 2005

Dau tu chung khoan Gop von,mua co phan Tong von dau tu

( Nguồn: Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của PTF 2003-2005 )

Theo số liệu biểu trên cho thấy: Tổng các khoản đầu tư tài chính của PTF từ 2003-2005 đã có những sự tăng trưởng đáng khích lệ. Tổng vốn đầu tư cho hoạt động đầu tư tài chính của Công ty năm sau đều cao hơn năm trước,

cụ thể năm 2004 tăng 132% so với năm 2003, năm 2005 tăng trưởng đạt 39,3% so với năm 2004. Số tăng tuyệt đối lần lượt là 4.106 triệu đồng và 4.673 triệu đồng. Trong đó:

- Doanh số hoạt động đầu tư chứng khoán và các giấy tờ có giá năm 2003 mới chỉ là 2 tỷ đồng, nhưng sang năm 2004 đã tăng lên 2,895 tỷ đồng và đến năm 2005 đã lên đến 5,073 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 76,8%/năm.

- Doanh số hoạt động đầu tư góp vốn liên doanh, mua cổ phần của PTF còn có sự tăng trưởng đáng nể hơn. Số tăng tuyệt đối của hoạt động này từ năm 2003-2005 đạt lần lượt là 3,211 tỷ đồng và 2,495 tỷ đồng, số tăng tương đối đạt 290% và 57,8%.

Kết quả trên cho thấy trong những năm qua PTF đang ngày càng chú trọng tới hoạt động đầu tư tài chính của mình. Đây là một dấu hiệu đáng mừng thể hiện Công ty đã mạnh dạn, tận dụng và sử dụng các nguồn vốn vào hoạt động đầu tư tài chính nhằm thu lợi nhuận cao và đa dạng hoá lĩnh vực kinh doanh.

Tuy nhiên, lượng đầu tư tài chính của PTF như vậy vẫn chưa phải là lớn do một số nguyên nhân như Công ty bị giới hạn về nguồn vốn huy động, về đối tượng và phạm vi đầu tư. PTF không được huy động vốn bằng cách nhận tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá, do đó không có vốn để đầu tư vào các chứng khoán. Hoạt động đầu tư vào cổ phiếu của PTF trên thị trường OTC chỉ bao gồm cổ phiếu của các công ty cổ phần trong ngành, như Công ty cổ phần thiết kế Đà Nẵng, Công ty cổ phần dịch vụ Viễn thông, Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện Hà Nội, Công ty cổ phần thiết kế Bưu điện Hà Nội, Công ty tư vấn xây dựng và phát triển Bưu điện…Việc thực hiện đầu tư vào các chứng từ có giá, các chứng khoán nợ cũng gặp phải những khó khăn nhất định, các chứng khoán nợ mà PTF đang nắm giữ gồm: kỳ phiếu ngân

hàng, như kỳ phiếu kỳ phiếu ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, kỳ phiếu ngân hàng Công thương Việt Nam; trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công trình - những loại chứng khoán có độ rủi ro thấp thậm chí được coi là bằng không trên thị trường chứng khoán. Thêm một nguyên nhân nữa là hoạt động đầu tư góp vốn liên doanh, mua cổ phần thì PTF chỉ được tự quyết định vào các doanh nghiệp trong ngành, trong khi những doanh nghiệp này có vốn điều lệ thấp, lượng cổ phiếu phát hành cho những đối tượng bên ngoài là không nhiều, thêm vào đó thì nhu cầu đầu tư của các tổ chức và cá nhân lại lớn hơn rất nhiều so với lượng cổ phiếu phát hành. Hiện nay, Công ty đang sở hữu cổ phần của trên 10 công ty cổ phần, chủ yếu là các công ty sản xuất và kinh doanh dịch vụ trong lĩnh vực Bưu chính Viễn thông như PTIC, CTC, DTC, Hacisco…

Cùng với sự thay đổi trong quy mô đầu tư, PTF còn tiến hành thay đổi trong cơ cấu đầu tư tài chính của mình. Cụ thể như sau:

Biểu số 2: Cơ cấu vốn hoạt động đầu tư tài chính của PTF

Đơn vị tính: %

STT Chỉ tiêu 2003 2004 2005

1 Tỷ lệ đầu tư vào chứng khoán 64,4 40,1 42,7 2 Tỷ lệ góp vốn liên doanh, mua cổ phần 35,6 59,9 57,3 3 Tổng 100 100 100

Năm 2003, trong tổng vốn đầu tư tài chính thì tỷ trọng vốn hoạt động đầu tư chứng khoán và các giấy tờ có giá chiếm phần lớn 64,4%. Nhưng sang năm 2004, 2005 cơ cấu này đã thay đổi theo hướng giảm dần tỷ trọng của hoạt động đầu tư chứng khoán mà tăng tỷ trọng của hoạt động góp vốn liên doanh mua cổ phần. Đến năm 2005 thì hoạt động góp vốn liên doanh, mua

cổ phần lại chiếm tỷ trọng cao hơn. Điều này chứng tỏ trong những năm qua, trước những biến động trên thị trường PTF đã phải điều chỉnh lại hướng đầu tư của mình, để cân bằng giữa hai yếu tố tính hiệu quả kinh doanh và rủi ro tài chính. Bởi xét trên góc độ rủi ro tài chính thì hoạt động góp vốn liên doanh, mua cổ phần an toàn hơn. Ngược lại hoạt đông đầu tư chứng khoán lại hứa hẹn hiệu quả kinh doanh cao hơn. Để hiểu được rõ hơn ta sẽ nghiên cứu về doanh thu, chi phí và lợi nhuận của hoạt động đầu tư tài chính của PTF.

2.2.2 Phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận của hoạt động đầu tư tài chính của PTF:

Để phân tích tính hiệu quả, khả năng phát triển của định hướng đầu tư tài chính của PTF trong những năm qua, với quy mô và cơ cấu vốn đầu tư như trên, ta đi phân tích biểu số liệu sau:

Biểu số 3: Doanh thu hoạt động đầu tư tài chính của PTF

Đơn vị tính: triệu đồng

STT Chỉ tiêu 2003 2004 2005

1 Doanh thu từ đầu tư vào chứng khoán

488 436 503

2 Doanh thu từ góp vốn liên doanh, mua cổ phần

30 62 97

3 Tổng 518 498 600

( Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của PTF 2003-2005 )

Từ năm 2003-2005, doanh thu hoạt động đầu tư tài chính của Công ty nhìn chung có sự tăng trưởng đáng kể. Tổng doanh thu hoạt động đầu tư tài chính năm 2005 tăng 82 triệu so với năm 2003, tăng tương đối 15,8%. Trong đó hoạt động đầu tư vào chứng khoán và các giấy tờ có giá mang lại doanh thu cao hơn nhiều so với hoạt động góp vốn liên doanh, mua cổ phần. Bởi

đầu tư vào chứng khoán và giấy tờ có giá có thể thu được lợi nhuận nhanh chóng từ chênh lệch giá chứng khoán khi kinh doanh chứng khoán trên thị trường giao dịch. Trong khi đó, hoạt động đầu tư góp vốn liên doanh, mua cổ phần có một quy định là phải 3 năm sau thời điểm phát hành mới được đem cổ phiếu đã đầu tư ra kinh doanh trên thị trường. Đồng thời, những năm đầu đi vào hoạt động kinh doanh, công ty cổ phần hoạt động chưa thể có hiệu quả cao nên tỷ lệ lợi tức chia cho cổ đông và các nhà đầu tư là không nhiều. Tuy đóng góp phần lớn vào tổng doanh thu từ hoạt động đầu tư tài chính của PTF nhưng hoạt động đạt được tăng trưởng nhanh trong những năm từ 2003-2005 lại là hoạt động đầu tư góp vốn liên doanh, mua cổ phần, hoạt động đầu tư kinh doanh chứng khoán và các giấy tờ có giá cũng có sự tăng trưởng nhưng với tỷ lệ thấp hơn và có nhiều biến động hơn. Doanh thu từ hoạt động đầu tư chứng khoán và các giấy tờ có giá năm 2004 giảm 10,6% so với năm 2003, tương đương với 52 triệu đồng. Đến năm 2005, cùng với sự phát triển tích cực của thị trường chứng khoán Việt Nam thì hoạt động này của PTF mới có sự khởi sắc hơn, tăng 67 triệu so với năm 2004, tăng tương đối 15,4%; nếu so với năm 2003, doanh thu của hoạt động này tăng 3,1%, tăng tuyệt đối là 15 triệu đồng. Nguyên nhân của sự biến động về doanh thu trong giai đoạn này là do từ năm 2003 trở về trước, PTF đã triển khai hoạt động mua gom công trái thông qua các Bưu Điện tỉnh và các đơn vị thành viên của VNPT. Công trái được mua gom chủ yếu từ cán bộ công nhân viên của các đơn vị và một phần thông qua các đơn vị mua gom từ dân cư. Đây thực chất là hoạt động chiết khấu chứng từ có giá, sau đó PTF đem đi tái chiết khấu để thu lợi nhuận. Hoạt động này đã mang lại doanh thu 200 triệu đồng năm cho Công ty, nhưng từ năm 2004 thì hoạt động này không còn được tiếp tục thực hiện mà PTF chỉ tập trung đầu tư vào chứng khoán và trái phiếu Chính phủ nên doanh thu giảm đi. Trong khi đó,

doanh thu từ hoạt động góp vốn liên doanh, mua cổ phần của PTF lại có những kết quả đáng khích lệ trong những năm qua. Tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 111,7%/năm. Năm 2003, doanh thu từ hoạt động này mới chỉ là 30 triệu đồng, nhưng qua hai năm, sang năm 2005 nó đã tăng lên 97 triệu đồng. Tuy đây không phải là con số lớn nhưng hoạt động này có tính an toàn cao, ngoài doanh thu nó còn mang lại cho PTF những quyền lợi khác không được phản ánh trong báo cáo tài chính như quyền kiểm soát, sở hữu và thông qua đó thì tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động khác của Công ty phát triển hơn. Đạt được kết quả này là do PTF đã tập trung tăng quy mô vốn đầu tư và hiệu quả đầu tư cho hoạt động này. Nó thể hiện Công ty đã rất coi trọng cả hai nhân tố phát triển theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Đây cũng chính là một trong những lý do giải thích cho sự thay đổi trong cơ cấu vốn hoạt động đầu tư tài chính của PTF trong những năm qua.

Để phân tích được hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính của PTF, ngoài doanh thu, ta còn phải nghiên cứu tình hình chi phí dùng cho hoạt động này của Công ty, chi tiết được thể hiện ở biểu số liệu sau:

Biểu số 4: Chi phí hoạt động đầu tư tài chính của PTF

Đơn vị tính: triệu đồng

STT Chỉ tiêu 2003 2004 2005

1 Chi phí hoạt động đầu tư vào chứng khoán

187 177 217

2 Chi phí góp vốn liên doanh, mua cổ phần

23 50 79

3 Tổng 210 227 296

Từ biểu số liệu trên cho thấy: Tổng chi phí hoạt động đầu tư tài chính của PTF tăng đều qua các năm, tăng trung bình 43 triệu đồng/năm, tăng tương đối 22,8%/năm. lẽ dĩ nhiên, là hoạt động mang lại nhiều doanh thu nhất thì chi phí hoạt động đầu tư chứng khoán cũng là nhiều nhất. So với chi phí góp vốn liên doanh, mua cổ phần thì nó gấp 8,1 lần trong năm 2003, gấp 3,5 lần trong năm 2004 và gấp 2,7 lần trong năm 2005. Khi mà Công ty mở rộng quy mô đầu tư vốn vào hoạt động đầu tư tài chính thì việc tăng lên của chi phí cũng là điều hợp lý. Nếu so sánh mức biến động chi phí này với mức biến động về doanh số hoạt động đầu tư tài chính thì thực tế là PTF đã rất cố gắng trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính, tiết kiệm chi phí đầu tư. Năm 2004, Công ty đã tiết kiệm được số chi phí là:

( 210*7213/3107 ) – 227 = 260,5 ( triệu đồng ) Năm 2005, Công ty đã tiết kiệm được số chi phí là: ( 227*11886/7213 ) – 296 = 78 ( triệu đồng )

Từ số liệu doanh thu và chi phí hoạt động đầu tư tài chính, ta có thể lập được biểu số liệu về lợi nhuận hoạt động đầu tư tài chính của PTF bằng cách lấy doanh thu trừ đi chi phí.

Biểu số 5: Lợi nhuận hoạt động đầu tư tài chính của PTF

Đơn vị tính: triệu đồng

STT Chỉ tiêu 2003 2004 2005

1 Lợi nhuận đầu tư vào chứng khoán

301 259 286

2 Lợi nhuận góp vốn liên doanh, mua cổ phần

7 8 18

3 Tổng lợi nhuận 308 267 304

Do sự tăng trưởng về doanh thu không theo kịp tốc độ gia tăng của chi phí nên lợi nhuận hoạt động đầu tư tài chính của PTF từ năm 2003-2005 có xu hướng giảm xuống, đây là một dấu hiệu cảnh báo cho Công ty. Đặc biệt là hoạt động đầu tư chứng khoán, lợi nhuận của hoạt động này giảm 15 triệu từ năm 2003-2005, giảm trung bình 2,5%/năm. Nên mặc dù hoạt động góp vốn liên doanh, mua cổ phần có sự khởi sắc do được sự quan tâm đầu tư của Công ty nhưng vẫn không bù đắp được số lợi nhuận giảm sút của hoạt động đầu tư chứng khoán. Về số tuyệt đối, số tăng lên của hoạt động này rất nhỏ chỉ đạt 11 triệu đồng qua 2 năm, nhưng số tương đối đạt tốc độ tăng trưởng 78,6%/năm. Kết quả đó làm cho tổng lợi nhuận hoạt động đầu tư tài chính của PTF giảm sút 13,3% năm 2004 so với năm 2003. Tuy trong năm 2005 đã có những dấu hiệu của sự tăng trưởng trở lại, tăng tương đối 13,8% so với năm 2004, nhưng so với năm 2003 thì lợi nhuận của hoạt động này vẫn giảm 1,3%. Ta có thể thấy chi tiết hơn qua biểu số liệu sau:

Biểu số 6: Lợi nhuận hoạt động đầu tư tài chính của PTF

308 267 304 7 8 18 301 259 286 0 100 200 300 400 2003 2004 2005

Dau tu chung khoan Gop von, mua co phan Tong loi nhuan

Để phân tích hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính của PTF ta cần lập biểu số liệu gồm những chỉ tiêu sau:

- Chỉ tiêu thứ nhất là hiệu quả sử dụng chi phí theo doanh thu, nó phản ánh cứ một đồng chi phí hoạt động đầu tư tài chính của PTF thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.

- Chỉ tiêu thứ hai là hiệu quả sử dụng chi phí theo lợi nhuận. Nếu tính theo lợi nhuận, cứ một đồng chi phí hoạt động đầu tư tài chính thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.

- Chỉ tiêu thứ ba là hiệu quả sử dụng vốn hoạt động đầu tư tài chính tổng hợp theo doanh thu. Nó có ý nghĩa là cứ một đồng vốn hoạt động đầu tư tài chính thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.

- Chỉ tiêu thứ tư là hiệu quả sử dụng vốn hoạt động đầu tư tài chính tổng hợp theo lợi nhuận. Nó phản ánh cứ một đồng vốn hoạt động đầu tư tài chính thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Biểu số 7: Hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính của PTF

STT Chỉ tiêu 2003 2004 2005 1 Tổng doanh thu/tống chi phí 2,5 2,2 2,03 2 Tổng lợi nhuận/tổng chi phí 1,5 1,2 1,03 3 Tổng doanh thu/tổng doanh số 0,17 0,07 0,05 4 Tổng lợi nhuận/tổng doanh số 0,1 0,04 0,026

Nhìn vào biểu số liệu trên, có thể thấy điểm chung nhất của các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính của PTF là đều giảm qua các năm. Nó cho thấy tính hiệu quả trong hoạt động đầu tư tài chính của PTF

không được tốt trong những năm vừa qua. Đặc biệt là chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn hoạt động đầu tư tài chính tổng hợp theo doanh thu và lợi nhuận. Nếu trong năm 2003 hoạt động đầu tư tài chính mang lại 17% doanh thu/năm và 10% lợi nhuận/năm thì sang năm 2004 đã giảm xuốn còn 7% doanh thu/năm và 4%/năm, nó tiếp tục giảm xuống trong năm 2005 còn 5% doanh thu/năm và 2,6%/năm. Nguyên nhân của tình trạng này là do trong những năm qua, PTF đã không ngừng mở rộng hoạt động đầu tư tài chính, đa dạng hoá hoạt động kinh doanh nên số vốn hoạt động đầu tư tài chính tăng nhanh trong khi đó thì doanh thu và lợi nhuận mang lại chưa tăng kịp theo quy mô. Công ty chấp nhận hy sinh cái lợi trong ngắn hạn để kỳ vọng vào sự phát triển hơn trong tương lai. Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác sẽ được trình bầy cụ thể hơn trong phần đánh giá thực trạng hoạt động đầu tư tài chính của Công ty.

2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH BƯU ĐIỆN: CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH BƯU ĐIỆN:

2.3.1 Những thành công và thuận lợi:

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động đầu tư tài chính tại Công ty Tài chính Bưu Điện (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w