Phân tích doanh số thu nợ

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢHOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI QUỸTÍN DỤNG TRUNG ƯƠNG CHI NHÁNH AN GIANG G (Trang 49 - 51)

6. Các nhận xét khác

4.2.2. Phân tích doanh số thu nợ

Đi đôi với công tác cho vay thì công tác thu nợ cũng là một trong những vấn đề đặc biệt quan trọng trong quá trình hoạt động tín dụng của bất kỳ tổ chức tín dụng nào, là công tác hết sức khó khăn và vô cùng quan trọng. Muốn hoạt

động có hiệu quả thì doanh số cho vay cao là chưa đủ, mà đồng thời phải chú trọng đến chất lượng tín dụng để đảm bảo đồng vốn bỏ ra và thu hồi lại nhanh chóng và có hiệu quả cao. Doanh số thu nợ cũng thể hiện phần nào hiệu quả công tác tín dụng và hiệu quả trong việc sử dụng vốn vay của khách hàng. 230845 342613 287871 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 Triu đồng 2006 2007 2008

Hình 4.4: Tình hình doanh s thu n ca chi nhánh QTD TW An Giang qua 3 năm (2006 – 2008)

Giống như doanh số cho vay, doanh số thu nợ của chi nhánh QTD TW An Giang cũng có tốc độ tăng trưởng không ổn định qua 3 năm. Cụ thể năm 2007 doanh số thu nợ là 342.613 triệu đồng tăng 111.768 triệu đồng (tương đương 48,42%) so với năm 2006. Nguyên nhân tăng là:

− Đối với thu nợ trong hệ thống: do doanh số cho vay trong hệ thống luôn chiếm tỷ trọng cao nhất nên doanh số thu nợ trong hệ thống cũng chiếm tỷ

An Giang chủ yếu tập trung vào hỗ trợ cộng đồng không vì mục tiêu lợi nhuận,

đã không ngừng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn nông thôn ở những địa phương có QTDND cơ sở hoạt động, nên trong thời gian này người dân trên địa bàn có QTDND cơ sở làm ăn có hiệu quả, đời sống được nâng cao, sản xuất kinh doanh thuận lợi nên đã tạo điều cho họđã trả nợ đúng hạn.Vì thế các QTDND thu nợ cũng được dễ dàng và kinh doanh của các Quỹ này cũng

đạt hiệu quả cao nên họ trả nợ cho chi nhánh QTD TW An Giang cũng đúng thời hạn. Nên công tác thu hồi nợ của chi nhánh QTD TW An Giang cũng trong năm 2007 đối với các QTDND hết sức thuận lợi và tăng lên đáng kể so với năm 2006.

− Đối với thu nợ ngoài hệ thống tăng là do chi nhánh QTD TW An Giang đã có những chính sách hợp lý trong lĩnh vực tín dụng như: phân công cán bộ tín dụng đảm nhiệm từng khu vực cụ thể, điều này tạo điều kiện cho họ nắm rõ tình hình kinh tế- xã hội của khu vực mà mình phụ trách cũng như có mối quan hệ gần gũi với nhân dân trên địa bàn từđó họ có thể tìm hiểu được nhu cầu, mong muốn cũng như uy tín của từng khách hàng. Cán bộ tín dụng luôn làm tốt khâu thẩm định và cho vay; tạo điều kiện cho khách hàng vay lại ngay sau khi họ

trả nợ các món vay trước đó để họ có thể có vốn phục vụ cho sản xuất, kinh doanh vụ sau. Bên cạnh đó phần lớn là chi nhánh QTD TW An Giang cho vay theo dư nợ giảm dần được áp dụng đối với CBCNV, mà đối tượng này thì thu nhập tương đối ổn định nên việc thu nợ cũng dễ dàng hơn. Mặt khác cũng nhờ

nguồn vốn vay được của Chi nhánh QTD mà nhiều hộ nông dân, gia đình đã tập trung sản xuất vươn lên thoát nghèo, đời sống người dân ngày càng được cải thiện do đạt hiệu quả cao trong sản xuất, những doanh nghiệp thì kinh doanh cũng đạt hiệu quả và cũng nhờ vậy mà doanh số thu nợ của Chi nhánh năm sau tăng cao hơn năm trước.

Thu nợ năm 2007 tăng so với 2006, thì đến năm 2008 thu nợ lại giảm so với năm 2007 và doanh số thu nợ giảm chủ yếu là doanh số thu nợ ngoài hệ

thống. Cụ thể doanh số thu nợ năm 2008 là 287.871 triệu đồng giảm 54.742 triệu

đồng ( tương đương giảm 15,98%) so với năm 2007. Trong đó thu nợ ngoài hệ

thống năm 2008 là 23.782 triệu đồng giảm 88.303 triệu đồng (tương đương giảm 78,78%) so với 2007. Nguyên nhân giảm thì nhưđã nói trên doanh số cho vay là do trong năm 2008 tình hình kinh tế không ổn định, giá cả các mặt hàng trên thị

trường tăng lên đột biến làm cho đời sống của người dân gặp khó khăn, các hộ

sản xuất và kinh doanh không có lời,…mà đối với Chi nhánh QTD TW An Giang thì đối tượng mà Chi nhánh cho vay ngoài hệ thống chủ yếu là những hộ sản xuất nông nghiệp, những hộ gia đình, các doanh nghiệp tư nhân, CBCNV. Những đối tượng này đều sử dụng nguồn vốn vay để làm vốn cho họ. Nhưng do chính sách thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước chỉ cho thu tiền vào mà không cho vay ra, nếu cho vay thì phải áp dụng mức lãi suất cao, nhằm hạn chế lượng tiền vào trong lưu thông để kiềm chế lạm phát . Mà đối với những người sản xuất, người kinh doanh, hộ gia đình, … không cho vay thì họ không có vốn để tiếp tục để sản xuất và kinh doanh. Còn nếu như cho vay thì lại cho vay với lãi suất quá cao dẫn

đến kinh doanh cũng không có lời. Mặt khác như ta đã phân tích trên doanh số

cho vay, nếu như doanh số cho vay trong năm 2008 đã giảm xuống thì doanh số

thu nợ giảm xuống cũng là đều hiển nhiên.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢHOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI QUỸTÍN DỤNG TRUNG ƯƠNG CHI NHÁNH AN GIANG G (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)