Phân tích doanh số cho vay

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢHOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI QUỸTÍN DỤNG TRUNG ƯƠNG CHI NHÁNH AN GIANG G (Trang 46 - 49)

6. Các nhận xét khác

4.2.1. Phân tích doanh số cho vay

Doanh số cho vay chính là biểu hiện của sự mở rộng tín dụng và tăng trưởng tín dụng của các TCTD. Nếu một TCTD có nguồn vốn lớn mạnh thì doanh số cho vay sẽ cao, còn ngược lại một TCTD có nguồn vốn nhỏ thì doanh số cho vay sẽ thấp. Bản chất hoạt động kinh doanh của các TCTD là đi vay để

cho vay nên sau khi huy động được vốn thì những nhà quản trị sẽ phân bổ những nguồn vốn đó vào các khoản mục đầu tư của tài sản một cách có hiệu quả, nhằm

đem lại lợi nhuận cho TCTD và tránh tình trạng ứ đọng vốn. Để thấy được sự

tăng trưởng doanh số cho vay như thế nào, ta đi phân tích khái quát doanh số cho vay của Chi nhánh QTD TW An Giang qua bảng số liệu 4.4 và hình 4.5 sau:

249771 404961 293186 0 100000 200000 300000 400000 500000 Triu đồng 2006 2007 2008

Hình 4.3: Tình hình doanh s cho vay ca chi nhánh QTD TW An Giang qua 3 năm (2006 – 2008)

Qua bảng số liệu và hình 4.5 trên ta thấy, doanh số cho vay tại chi nhánh QTD TW An Giang qua 3 năm 2006, 2007, 2008 có sự tăng giảm không ổn định. Cụ thể năm 2007 là 404.961 triệu đồng tăng 155.190 triệu đồng (tương đương 62,13%) so với năm 2006 , năm 2008 là 293.186 triệu đồng giảm 111.775 (tương

đương giảm 27,60%) so với năm 2007. Nguyên nhân doanh số cho vay tăng giảm không ổn định là:

− Nguyên nhân doanh số cho vay 2007 tăng so với năm 2006 là do. Trong năm 2007 doanh số cho vay tăng 62,13% so với năm 2006, con số này được đánh giá là rất cao càng thể hiện về khả năng nguồn vốn đầu tư của Chi nhánh, doanh

số cho vay trong năm này tăng trưởng cao như vậy là do nguồn vốn của Chi nhánh trong năm đủ mạnh để đáp ứng đủ nhu cầu vốn ngày càng cao trong của khách hàng.

+ Đối với cho vay trong hệ thống Chi nhánh áp dụng các loại hình cho vay tuỳ theo nhu cầu của QTDND cơ sở và nguồn vốn tại Chi nhánh theo từng thời

điểm. Hầu hết QTDND cơ sở sử dụng nhiều nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu của thành viên vay vốn. Trong 2 năm qua các loại hình cho vay tại Chi nhánh được áp dụng gồm: cho vay cầm cố tiền gửi, hỗ trợ chi trả tiền gửi dân cư và bổ sung vốn. Cụ thể năm 2007 cho bổ sung vốn là 167.500 triệu đồng tăng 23.570 triệu

đồng so với năm 2006 và cho vay cầm cố tiền gửi 94.058 triệu đồng tăng 62.058 triệu đồng so với 2006. Nguyên nhân tăng là do trong thời gian này các QTDND cơ sở thiếu vốn để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng nên xin Chi nhánh bổ sung vốn, vì khi vay từ Chi nhánh thì chi phí trả cho lãi vay sẽ thấp hơn khi các QTDND cơ sở đi vay ở các TCTD khác và cũng trong khoản thời gian này Chi nhánh cũng huy động được một số lượng vốn đáng kể nên Chi nhánh có đủ

vốn để đáp ứng nhu cầu thiếu vốn của các QTD thành viên. Mặt khác khoản cho vay của các QTDND cơ sở tăng là do các nguồn vốn ADB 1802 và vốn ICO của Tây Ban Nha tăng, tuy nhiên vốn ADB 1802 và vốn ICO chỉ được Chi nhánh hỗ

trợ khi các QTDND cơ sở thực hiện đầy đủ các tiêu chí của ADB và ICO đề. + Đối với cho vay ngoài hệ thống Chi nhánh áp dụng các loại hình cho vay có đảm bảo gồm: vay ngắn hạn, trung hạn và cầm cố tiền gửi. Các đối tượng mà Chi nhánh cho vay như: CBCNV, doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình, hộ sản xuất nông nghiệp,… Nguyên nhân cho vay ngoài hệ thống tăng là do:

Đối với cho vay CBCNV thì Chi nhánh áp dụng loại hình cho vay không có đảm bảo để cải thiện đời sống. Doanh số tăng do Chi nhánh áp dụng lãi suất cho vay phù hợp và lãi tiền vay được tính theo dư nợ giảm dần, từ đó cạnh tranh được so với các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn, khách hàng vay tiền nhận thấy việc tính lãi dựa trên dư nợ giảm dần có lợi. Còn các tổ chức tín dụng khác thực hiện lãi suất tiền vay bình quân trên dư nợ ban đầu, mặc dù nhìn thấy lãi suất chênh lệch rất thấp nhưng khi tính đủ thì mức chênh lệch giữa tính lãi trên dư nợ giảm dần so với mức tính lãi trên dư nợ bình quân rất nhiều.

Đối với cho vay doanh nghiệp Chi nhánh áp dụng loại hình cho vay sản xuất kinh doanh, doanh số cho vay tăng là do trong những năm gần đây

TP.Long Xuyên đang phát triển mạnh nên đã thu hút nhiều nhà đầu tư, nhiều doanh nghiệp mọc lên. Chính vì thế mà nhu cầu vốn để sản xuất kinh doanh cũng tăng lên đáng kể nhằm đầu tư trang thiết bị hiện đại, bổ sung vốn lưu động,… để

nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường có rất nhiều đối thủ cạnh tranh như hiện nay. Và đối với Chi nhánh thì đây là nguồn khách hàng cần khai thác vì đây là những khách hàng lớn, nhu cầu vay lớn và cũng là nguồn khách hàng sử dụng nhiều dịch vụ

thanh toán của Chi nhánh góp phần nâng cao doanh thu cho Chi nhánh.

Đối với cho vay hộ sản xuất nông nghiệp, hộ gia đình thì Chi nhánh áp dụng loại hình cho vay nông nghiệp và cho vay tiêu dùng, doanh số cho vay tăng là do tỉnh An Giang là vùng một tỉnh có đất đai màu mở thuận lợi cho ngành sản xuất lúa gạo, hoa màu và một số loại cây ăn quả. Chính vì thế mà nông nghiệp chính là ngành kinh tế chính mang lại thu nhập hàng năm cho phần lớn người dân của tỉnh. Do đó doanh số cho vay phục vụ sản xuất nông nghiệp có tốc độ tăng lên là do Chi nhánh đã áp dụng mức lãi suất cho vay hợp lý, có đội ngũ cán bộ

nhiệt tình, vui vẻ với khách hàng, có mối quan hệ chặt chẽ với chính quyền địa phương từng địa bàn, nắm được nhu cầu và tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng để có kế hoạch hỗ trợ vốn một cách hợp lý. Bên cạnh cho vay nông nghiệp tăng thì cho tiêu dùng từ đối tượng này cũng tăng. Nguyên nhân là do trong những năm trở lại đây, nhu cầu mua sắm trang thiết bị trong nhà, sửa chữa hay xây dựng nhà mới, mua xe,… của người dân ngày càng tăng lên để nâng cao chất lượng cuộc sống. Trong khi đó nhiều người vẫn chưa tích luỹđủ số tiền cần dùng và Chi nhánh đã nhận thấy được nhu cầu chính đáng này của người dân nên Chi nhánh đã mạnh dạn đưa số khách hàng này vào nhóm khách hàng của mình và khoản mục này đã góp phần không nhỏ trong việc làm tăng tổng doanh số cho vay của Chi nhánh. Như vậy trong các năm qua đồng vốn của CN. QTD Trung

ương An Giang đã tham gia đóng góp một phần vào sự tăng trưởng kinh tế của Tỉnh, góp phần cung ứng vốn cho các thành phần kinh tế, song mức đầu tư đó chiếm tỷ trọng không lớn nhưng nó đã mang lại lợi nhuận tương đối trong thu nhập của Chi nhánh.

− Nguyên nhân doanh số cho vay năm 2008 giảm 27,60% so với 2007 là. Trong năm 2008 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới dẫn đến ảnh hưởng đến tình hình kinh tế trong nước làm cho lạm phát tăng cao. Điều này đã làm tình hình chung của hệ thống ngành Ngân hàng chịu nhiều tác động của các chính sách tiền tệ. Vì lạm phát tăng cao nên theo Ngân hàng Nhà nước là phải áp

dụng chính sách thắt chặt tiền tệ, nếu cho vay thì phải áp dụng mức lãi suất cao, dẫn đến là không chỉ chi nhánh QTD mà toàn bộ hệ thống ngành Ngân hàng cho vay không được, do đó hoạt động tín dụng có phần suy giảm dẫn đến doanh số

cho vay giảm đáng kể. Mặt khác, đối với tài sản thế chấp thì chỉ tỷ lệ cho vay tối

đa ở Chi nhánh chỉ cho vay bằng 50% tài sản thế chấp của khách hàng xin vay, trong khi đó ở các TCTD khác có thể là 80%, 90% mà trong điều kiện lạm phát

đồng vốn khó khăn nên ởđâu cho vay được nhiều vốn thì người đi vay sẽđến đó vay và điều này cũng ảnh hưởng đáng kểđến doanh số cho vay của Chi nhánh.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢHOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI QUỸTÍN DỤNG TRUNG ƯƠNG CHI NHÁNH AN GIANG G (Trang 46 - 49)