IDRC.
3.6.2. Cơ cấu ra quyết định về chính sách và quy chế
Mặc dù đã có một số nỗ lực nhằm khuyến khích cạnh tranh, song hiện nay trên thực tế VNPT vẫn nắm độc quyền về các dịch vụ CNTT&TT và viễn thông ở Việt Nam. Trong quá trình đàm phán gia nhập WTO, Việt Nam sẽ phải đối mặt với những thách thức do các công ty n−ớc ngoài yêu cầu mở cửa hơn nữa thị tr−ờng dịch vụ viễn thông trong n−ớc.
Những thay đổi gần đây về cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý nhà n−ớc về CNTT&TT cũng gây ra một số lo ngại. Mặc dù sự thay đổi về cơ cấu, với việc thành lập Bộ BCVT, nhằm tạo ra một cơ quan Chính phủ mới và riêng biệt chịu trách nhiệm về CNTT&TT, song quá trình thực hiện sự thay đổi này gây ra nhiều lo ngại hơn. Thay vì thành lập một bộ hay một cơ quan vô t− về ph−ơng diện lợi ích, trách nhiệm và có khả năng xử lý các vấn đề phức tạp của CNTT&TT, nh−ng Bộ BCVT trên thực tế vẫn tiếp tục h−ởng lợi từ các doanh nghiệp viễn thông.
Việc thành lập Bộ BCVT nhằm mục đích khắc phục tình trạng thiếu sự lãnh đạo đồng bộ và mạnh mẽ đối với quá trình phát triển CNTT&TT ở Việt Nam. Tuy nhiên, hiện vẫn ch−a rõ giới hạn trách nhiệm của Bộ BCVT đối với lĩnh vực CNTT&TT. Một số các hoạt động CNTT&TT vẫn còn nằm rải rác ở các cơ quan khác nh− Văn phòng Chính phủ (Dự án 112), Bộ Th−ơng mại (th−ơng mại điện tử), Bộ Công nghiệp (sản xuất máy tính), Bộ KHCN (tổ chức thực hiện các ch−ơng trình nghiên cứu và phát triển và các ch−ơng trình phát triển công nghệ khác), và Bộ GD-ĐT (giáo dục và đào tạo trong lĩnh vực CNTT&TT). Vì vậy, hiện ch−a rõ Bộ BCVT sẽ tiếp quản tất cả các hoạt động liên quan đến CNTT&TT hay việc phân bổ công việc nh− hiện nay là hợp lý.
Sự phân chia trách nhiệm không rõ ràng này làm hạn chế những khả năng phát triển của CNTT&TT. Ví dụ đối với tr−ờng hợp phần mềm nguồn mở, đã có rất nhiều ng−ời thể hiện sự quan tâm và có nhiều cuộc thảo luận về những cơ hội mà phần mềm mã nguồn mở mang lại cho quá trình phát triển. Trên thực tế, một số Chính phủ trên thế giới đã quay l−ng lại với phần mềm bản quyền và chuyển sang phần mềm mã nguồn mở nhằm tiết kiệm những nguồn lực quý giá và gữ lại quyền kiểm soát ở một mức độ nhất định đối với các hệ điều hành máy tính. Việt Nam cũng đã tham gia vào cuộc thảo luận này và đã đạt đ−ợc một số tiến bộ trong việc phát triển và triển khai những ứng dụng của phần mềm mã nguồn mở. Tuy nhiên, trách nhiệm này thuộc về Bộ KHCN, và mặc dù Bộ BCVT biết đ−ợc các vấn đề, nh−ng họ không có trách nhiệm gì trong lĩnh vực này. Chính vì vậy, nhiều nội dung trong các cuộc thảo luận và chiến l−ợc về CNTT&TT của Bộ BCVT không đề cập tới vấn đề phần mềm mã nguồn mở. Trong bối cảnh Bộ BCVT ngày càng đ−ợc nhiều tổ chức chọn làm đối tác trong các dự án phát triển liên quan đến CNTT&TT, vấn đề này càng trở nên đáng lo ngại hơn.
34Đánh giá các nhân tố môi tr−ờng chính sách đối với sự phát triển của th−ơng mại điện tử ở Việt Nam. Báo cáo dự án của Bộ KHCN và IDRC. Hà Nội. 2003 2003
Tựu trung lại, tất cả các hoạt động đều đòi hỏi phải có một khuôn khổ pháp lý toàn diện hơn. Từ tr−ớc đến nay, các cơ quan khác nhau xây dựng và công bố các văn bản pháp quy khác nhau cho sự phát triển của CNTT&TT. Bộ Th−ơng mại xây dựng Pháp lệnh về Th−ơng mại điện tử (nêu trên), Bộ BCVT đang soạn thảo một số văn bản khác, trong khi các cơ quan khác nh− Bộ T− pháp, Bộ Văn hoá Thông tin và Bộ KHCN đang nghiên cứu khả năng đ−a ra những quy định khác nhau cho lĩnh vực họ phụ trách. Điều này là dễ hiểu nh−ng có thể dẫn đến tình trạng các chính sách thiếu đồng bộ và thậm chí mâu thuẫn nhau. Điều này đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa các cơ quan xây dựng pháp luật, và đây có thể là một lĩnh vực cần đ−ợc hỗ trợ về chính sách. Có lẽ cần có một bộ luật chung và toàn diện về công nghệ thông tin, thay vì các quy định, văn bản rời rạc của nhiều cơ quan. Bộ BCVT có thể xem xét kỹ hơn vấn đề này trong năm 2004.