phục vụ phát triển ở Việt Nam: Các vấn đề và hạn chế hiện nay
Những thay đổi và tiến triển trong bầu không khí kinh doanh CNTT&TT cũng nh− sự quan tâm của Chính phủ đối với CNTT&TT cho thấy các cấp lãnh đạo cao nhất của Việt Nam (bao gồm lãnh đạo Đảng, Chính phủ và Quốc hội) quyết tâm và cam kết phát triển và sử dụng CNTT&TT không chỉ để đạt đ−ợc các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ mà cả những mục tiêu phát triển bao trùm của Việt Nam. Ch−ơng 2 cho thấy CNTT&TT đang đ−ợc sử dụng để phục vụ phát triển và thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, nh−ng đó mới chỉ là b−ớc đầu. Ch−ơng này cũng cho thấy cơ hội do CNTT&TT mang lại vẫn ch−a đ−ợc tận dụng hết để phục vụ cho phát triển. Bên cạnh đó, việc sử dụng CNTT&TT phục vụ phát triển đang gặp phải một số thách thức nh− chúng tôi đã trình bày, trong đó nhiều thách thức chỉ có thể v−ợt qua với sự hỗ trợ của Chính phủ, các doanh nghiệp và ng−ời sử dụng CNTT&TT.
Khung chiến l−ợc trên đây đ−ợc xây dựng trong khuôn khổ Sáng kiến về cơ hội kỹ thuật số (DOI). Sáng kiến này nghiên cứu các cơ hội sử dụng CNTT&TT nh− một nhân tố tạo thuận lợi cho phát triển, cũng nh− những lợi ích và những vấn đề nảy sinh nếu việc xây dựng chiến l−ợc chỉ tập trung vào một lĩnh vực cụ thể nh− Công nghiệp CNTT&TT chẳng hạn. Khung chiến l−ợc trên đây t−ơng tự nh− bốn trụ cột đ−ợc sử dụng trong dự thảo chiến l−ợc CNTT&TT của Việt Nam do Bộ B−u chính Viễn thông xây dựng, và tập trung vào việc xây dựng một môi tr−ờng chính sách và pháp lý thuận lợi cho CNTT&TT, phát triển nội dung và ứng dụng phù hợp với xã hội, tăng c−ờng sử dụng CNTT&TT trong các doanh nghiệp và các doanh nghiệp tham gia cung cấp CNTT&TT, sự cần thiết phải tạo điều kiện tiếp cận cho toàn dân, cơ sở hạ tầng vững chắc và xây dựng năng lực con ng−ời. Trong quá trình theo dõi những chuyển biến của CNTT&TT ở Việt Nam, chúng tôi đã sử dụng khung chiến l−ợc này và phân tích những thay đổi và rào cản liên quan đến những lĩnh vực này.
Việt Nam không phải đang dậm chân tại chỗ trong tất cả các lĩnh vực thuộc ngành CNTT&TT nh− chính sách và quy chế, doanh nghiệp và ngành công nghiệp, cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, phát triển ứng dụng và nội dung internet. Trên thực tế, có thể thấy những chuyển biến, thay đổi đang diễn ra hàng ngày, đúng nh− những gì sẽ phải diễn ra trong lĩnh vực nh− CNTT&TT, một lĩnh vực công nghệ hiện đại luôn thay đổi nhanh chóng. Phần d−ới đây sẽ phân tích những thay đổi và định h−ớng phát triển CNTT&TT ở Việt Nam liên quan tới việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, đồng thời chỉ ra những thách thức trong tình hình hiện nay, những vấn đề do những thách thức này tạo ra đối với việc tăng c−ờng hơn nữa việc sử dụng CNTT&TT để thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ.
3.1. Môi tr−ờng chính sách, pháp lý và thị tr−ờng
3.1.1. Những thay đổi trong chính sách và thị tr−ờng viễn thông
Gần đây, đã xuất hiện sự chuyển biến ngày càng tăng theo h−ớng tự do hoá ở mức độ cao hơn các dịch vụ truyền thông và internet bằng cách cho phép nhiều nhà cung cấp dịch vụ gia nhập thị tr−ờng cũng nh− cho phép tự do hoá ngày càng nhiều hơn hệ thống giá cho những đơn vị mới tham gia vào thị tr−ờng. C−ớc phí dịch vụ viễn thông có vai trò đặc biệt quan trọng trong thời đại thông tin và trong các xã hội thông tin. Mặc dù nhiều công cụ CNTT&TT không gắn với những nhu cầu viễn thông, chúng th−ờng trở nên rất hữu ích khi đ−ợc kết nối với mạng viễn thông. Internet và th− điện tử là những công cụ thông tin và kết nối quan trọng phụ thuộc rất nhiều vào các dịch vụ viễn thông, và đến l−ợt mình, việc sử dụng các công cụ này lại là một nhân tố tác động đến chi phí và c−ớc phí dịch vụ viễn thông. Nh− đã đề cập ở trên, trong nhiều tr−ờng hợp, chi phí kết nối internet là một thách thức lớn đối với việc tăng c−ờng sử dụng CNTT&TT để thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ ở Việt Nam.
Mặc dù vậy, thị tr−ờng cung cấp dịch vụ viễn thông và internet hiện vẫn do VNPT25, một doanh nghiệp nhà n−ớc, chiếm lĩnh. VNPT đ−ợc chính thức thành lập năm 1995 cùng với Tổng cục B−u chính Viễn Thông (nay là Bộ B−u chính Viễn thông), khi Chính phủ tiến hành tách các hoạt động tác nghiệp ra khỏi hoạt động về chính sách và thể chế trong lĩnh vực viễn thông. Tổng công ty hiện đang tham gia tích cực vào tất cả các mặt trong lĩnh vực viễn thông, trong đó có việc sở hữu và vận hành các cơ sở hạ tầng và cung cấp các dịch vụ viễn thông.
Hiện đang diễn ra nhiều thay đổi quan trọng về cơ cấu của khu vực viễn thông của Việt Nam, với sự tham gia thị tr−ờng của những doanh nghiệp mới và việc mở rộng quy mô kinh doanh của những doanh nghiệp cũ. Tiếp theo VNPT, một số tập đoàn khác cũng đang cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông, mặc dù Nhà n−ớc vẫn nắm vai trò chủ đạo trong các cơ sở này, trong đó có Quân đội, Bộ Công nghiệp, chính quyền địa ph−ơng, và VNPT có cổ phần ở một số công ty khác (VNPT hiện đang tự cạnh tranh với mình trên thị tr−ờng điện thoại di động với việc sở hữu toàn bộ VinaPhone và liên doanh với một đối tác Thụy Điển trong MobiPhone).
Một trong những vấn đề lớn nhất ở đây là mối quan hệ ngày càng mờ nhạt giữa VNPT và Bộ BCVT và những tác động của nó. VNPT và Bộ BCVT từng bị chỉ trích về mối quan hệ mật thiết này và ảnh h−ởng VNPT đối với Bộ, cũng nh− về hệ thống định giá c−ớc và cấp giấy phép và tác động của nó đối với các đối thủ tiềm tàng. Đây là tr−ờng hợp đã xảy ra gần đây với nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động mới, S-fone. Tuy nhiên, trong tháng 10 năm 2003, những lời chỉ trích này đã đ−ợc làm dịu với việc cho phép một số nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động và cố định mới tự đặt giá c−ớc dịch vụ và cơ cấu tính phí trong một số lĩnh vực dịch vụ. Các nhà cung cấp dịch vụ có thị phần lớn, nh− VNPT chẳng hạn, cần xin phép Chính phủ tr−ớc khi giảm giá dịch vụ.26 Tuy nhiên, ranh giới giữa các nhà cung cấp dịch vụ t− nhân và nhà n−ớc, cũng nh− mối liên hệ giữa lợi ích của nhà n−ớc với doanh nghiệp vẫn rất mờ nhạt, và làm cho tác động của những thay đổi chính sách cũng không rõ ràng.
25 www.vnpt.com.vn